CEO của Vinamilk thuộc phong cách lãnh đạo nào

Ông sinh năm 1963. Ông là thành viên HĐQT không điều hành từ tháng 9/2016.

- Thạc sỹ Quản trị kinh doanh [MBA], Đại học Hoàng Gia, Anh Quốc [1997].

- Kỹ sư cơ khí, Đại học Quốc gia Singapore [1988].

- Chứng chỉ Chương trình Quản lý nâng cao, Đại học Harvard [2005].

- Chứng chỉ Chương trình Giám đốc toàn cầu, INSEAD [2017].

- Thạc sỹ Quản trị kinh doanh [MBA], Đại học Hoàng Gia, Anh Quốc [năm 1997].

- Kỹ sư cơ khí, Đại học Quốc gia Singapore [năm 1988].

- Chứng chỉ Chương trình Quản lý nâng cao, Đại học Harvard [năm 2005].

- Chứng chỉ Chương trình Giám đốc toàn cầu, INSEAD [năm 2017].

KINH NGHIỆM:

- Ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế tại nhiều tổ chức tư nhân và cơ quan nhà nước.

- Từ năm 2015 đến nay, ông đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của Fraser & Neave Holdings Berhad.

- Trong khoảng thời gian hơn 18 năm, từ năm 1997 đến năm 2015, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao ở các công ty trong lĩnh vực Hàng tiêu dùng và Du lịch như Fraser & Neave, Heineken-APB [Trung Quốc], công ty TNHH Dịch vụ Quản trị, công ty TNHH nhà máy bia Châu Á – Thái Bình Dương, và Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Singapore.

- Từ năm 1994 đến năm 1996, ông giữ vị trí Phó Giám đốc, Phụ trách du lịch vùng thuộc Hội đồng du lịch Singapore.

- Trước đó, ông là trợ lý trưởng bộ phận Phát triển Kinh doanh quốc tế - Hội đồng phát triển kinh tế Singapore từ năm 1993 đến năm 1994.

CHỨC VỤ TẠI CÁC TỔ CHỨC KHÁC:

- Giám đốc Điều hành, ngành nước giải khát không cồn, Fraser & Neave Ltd.

- Thành viên HĐQT, Fraser & Neave Holdings Berhad.

- Giám đốc Điều hành, ngành nước giải khát không cồn, Fraser & Neave Ltd.

- Thành viên HĐQT, Fraser & Neave Holdings Berhad.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ———— BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY VINAMILK Giáo viên hướng dẫn Nhóm thực hiện Lớp HP : : : HÀ NỘI - 2020 1 MỤC LỤC GIỚI THIỆU................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO....................................................3 1.1. Khái niệm về nhà lãnh đạo....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo...................................................................3 1.1.2. Phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo.....................................................................4 1.1.3. Phong cách lãnh đạo...........................................................................................4 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo......................................................5 1.2. Chức năng của nhà lãnh đạo................................................................................6 1.2.1. Đối với công ty:..................................................................................................6 1.2.2. Đối với nhân viên................................................................................................6 1.2.3. Ba yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo...................................................................7 1.3. Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và quản lý..........................................................8 2. CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG TY........................10 2.1. Giới thiệu về công ty...........................................................................................10 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty....................................................................10 2.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty..............................................................12 2.2. Chức năng lãnh đạo trong công ty......................................................................13 2.2.1. Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên..................................................13 2.2.2. Hành vi lãnh đạo của tổ chức............................................................................16 3. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT.........................................................19 3.1. Nhận xét các kỹ năng quản trị của bà Mai Kiều Liên.........................................19 3.1.1. Tích cực............................................................................................................19 3.1.2. Hạn chế.............................................................................................................19 4 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.....................................................................................21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................22 GIỚI THIỆU Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Đóng vai trò là nền tảng của quản trị là các chức năng quản trị, nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả như mong muốn. Nhằm góp phần làm rõ vai trò và tầm quan trọng của nhà lãnh đạo, nhóm đã lựa chọn đề tài “Phân tích chức năng lãnh đạo của công ty Vinamilk” làm đề tài thảo luận môn Quản trị học của mình. Vinamilk là công ty đã có hoạt động lịch sử lâu đời nên phương pháp lãnh đạo đã được định hình. Vì vậy, việc lựa chọn công ty này sẽ giúp cho bài tiểu luận có một cái nhìn về sự đa dạng về chức năng lãnh đạo trong quản trị. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng nền tảng lý thuyết từ Giáo trình Quản trị học của Trường Đại học Thương Mại cùng những tài liệu tham khảo về hoạt động lãnh đạo của công ty Vinamilk. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO 1.1. Khái niệm về nhà lãnh đạo 1.1.1. Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo a. Lãnh đạo Theo Harold, Koontz, Cefril, Donnell và Heinz Weihrich [1968]: “Lãnh đạo là nghệ thuật tác động đến con người nhằm tạo ra những nỗ lực nơi họ để họ hoàn thành các nhiệm vụ được giao”. Theo A F Stonner và Chales Walker [1987]: “Lãnh đạo là quá trình điều khiển hướng dẫn và tác động đến các thành viên của nhóm để họ thực hiện nhiệm vụ”. Còn theo John C.Maxwell[2009] – chuyên gia và bậc thầy nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo thì coi “lãnh đạo là gây ảnh hưởng”, ông cho thế là đủ. Jeffrey J.Fox [2008] cho rằng: “Lãnh đạo là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để thúc đẩy họ tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức”. Như vậy lãnh đạo có thể hiểu chung như sau: Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức. b. Nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức. Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm...Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng… Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau: - Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được mục tiêu đó - Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. - Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2. Phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm tổ chức, là đầu não của một cơ thể hết sức nhạy cảm trước mọi biến cố cuộc sống, biết lựa chọn những giải pháp tối ưu để chỉ huy điều khiển bộ máy hoạt động một cách hiệu quả. Điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có những phẩm chất cơ bản sau: - Khả năng hợp tác làm việc với người khác để đạt hiệu quả tốt hơn - Sáng tạo [có tư duy sáng tạo, nhạy bén, dám mạo hiểm để tận dụng cơ hội tối - Có chuyên môn kĩ thuật và kỹ năng quản lý được tích lũy qua việc học tập đa] không ngừng và tạo sự tín nhiệm đối với nhân viên - Có tầm nhìn và chia sẻ tầm nhìn với người khác để cùng nhau lỗ lực thực hiện tầm nhìn 1.1.3. Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là cách thức khá ổn định mà nhà quản trị gây ảnh hưởng đến người thừa hành để thực hiện mục tiêu đã đặt ra a. Phong cách chuyên quyền Phong cách chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền. Người lãnh đạo này rất có kỉ luật, kiểm soát mọi việc chặt chẽ, luôn nhấn mạnh điều gì không đúng và phải được sửa sai. Phong cách này được áp dụng tốt nhất trong trường hợp có khủng hoảng. b. Phong cách dân chủ Phong cách dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách khác họ ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền. Thường động viên, khuyến khích sự tham gia, tin tưởng nhân viên. Phong cách này phù hợp khi mọi người đều có chung sự hiểu biết cũng như đam mê và có thời gian để ra quyết định. c. Phong cách tự do Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có tác động đến họ. Phong cách này thường được áp dụng cho các trường hợp cần phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo của cấp dưới cho các đối tượng có trình độ cao, ý thức tự giác hoặc những người không thích giao tiếp xã hội hoặc các hoạt động cần lấy ý kiến rộng rãi của tập thể. 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo Thứ nhất, tùy thuộc vào cá tính mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân làm người lãnh đạo định hướng riêng cho mình phong cách Thứ hai, phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng cá nhân mà lãnh đạo gắn bó Thứ ba, phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng lực là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt được hiệu quả nhất định. Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, vạch ra mục tiêu, phương pháp lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh đạo Thứ tư, môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh đạo. Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của mình Thứ năm, là mối quan hệ, đối tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong quá trình hoạt động… là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người lãnh đạo đi theo một hướng nhất định Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo: cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thông, trình độ, phẩm chất, đạo đức, tính cách… 1.2. Chức năng của nhà lãnh đạo 1.2.1. Đối với công ty: Là người đứng đầu doanh nghiệp nên công việc của nhà lãnh đạo vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của doanh nghiệp. Họ phải xác định được tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp. Để thực hiện tầm nhìn, họ phải xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài. Và trong quá trình lãnh đạo, họ luôn tìm kiếm sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Xác định tầm nhìn: là yếu tố quan trọng cho sự lãnh đạo thành công. Nhà lãnh đạo phải xây dựng được viễn cảnh hấp dẫn mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Họ phải có khả năng dự đoán trước những nhu cầu sẽ nổi lên trong tương lai từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới để đáp ứng những nhu cầu đó. Chỉ khi xác định được tầm nhìn, họ mới có thể hướng doanh nghiệp của mình đi theo con đường nào. Jack Welch cựu tổng giám đốc GE từng nói: “Người lãnh đạo tài giỏi nhất phải là người có thể tạo dựng một tầm nhìn rõ ràng và khuyến khích mọi người cùng thực hiện nó.” Xây dựng chiến lược thực hiện tầm nhìn: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các thành viên riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, để thực hiện tầm nhìn đề ra. Chiến lược phát triển cần linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tìm kiếm sự thay đổi: Để tạo sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải luôn chủ động hướng tới sự đổi mới khi cần thiết như đổi mới bộ máy nhân sự, chiến lược kinh doanh, áp dụng công nghệ mới, liên kết hay hợp nhất với các doanh nghiệp khác, hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp… Nhà lãnh đạo phải lập mục tiêu, lên kế hoạch thay đổi, động viên, khuyến khích nhân viên thực hiện, và phân tích, đánh giá kết quả thay đổi. 1.2.2. Đối với nhân viên Một nhà lãnh đạo thành công phải tập hợp được quanh mình những con người tài năng, lãnh đạo họ thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, họ phải biết gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng, tìm ra và phát triển các tài năng, biết cách trao quyền hiệu quả, biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp... Gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo cần chia sẻ, truyền đạt tầm nhìn của mình tới tất cả mọi người trong doanh nghiệp và bằng nhiệt huyết, uy tín của mình lôi kéo họ hành động để thực hiện tầm nhìn. Họ khuyến khích, động viên mọi ngươi phát huy hết khả năng của mìn, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài. Họ chính là người kết nối mọi người lại với nhau thành một khối vững chắc Phát triển các tài năng: Xây dựng được một đội ngũ nhân viên tài năng chính là điều kiện tiên quyết cho nhà lãnh đạo dẫn doanh nghiệp đi tới thành công. Jack Welch đã nói “một trong những công việc chính của tôi là phát triển các tài năng". Họ phát hiện ra khả năng của từng người, tạo điều kiện cho khả năng đó được bộc lộ, phát triển. Trao quyền: Tin tưởng và trao quyền cho cấp dưới chính là cách thực hiện quyền lực hiệu quả nhất của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo không nên quá chú trọng giám sát họ, và không được rơi vào quản lý tiểu tiết. Hãy là người vạch đường đi cho họ, và giúp đỡ họ khi cần thiết. Xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức: Người lãnh đạo cần xác lập được văn hóa doanh nghiệp và hướng mọi thành viên theo những giá trị văn hóa đó. Họ cần xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp phong phú, nhiều giá trị, nhiều bản sắc nhằm gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo cần xác định môi trường làm việc phù hợp để mọi thành viên có thể phát huy được hết khả năng của mình, xây dựng được những quy tắc ứng xử giữa các cá nhân, giữa cấp trên – cấp dưới, bên trong – bên ngoài của công ty. 1.2.3. Ba yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo Hình ảnh một nhà lãnh đạo vĩ đại phải hội tụ đủ ba yếu tố: tầm, tài, tâm. Tầm thể hiện được sự nhìn xa trông rộng, tài thể hiện được trình độ, khả năng lãnh đạo thông minh, và tâm thể hiện trách nhiệm, niềm tin với người khác…Chỉ khi có những yếu tố này, nhà lãnh đạo mới có thể thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình. Tầm: Phải có tầm thì nhà lãnh đạo mới vạch ra được con đường phía trước của doanh nghiệp. Cái tầm của người lãnh đạo là chỉ cho mọi người thấy những bến bờ tốt đẹp mà doanh nghiệp sẽ đến trong tương lai, và cho mọi người thấy rằng, giá trị của những bến bờ tốt đẹp đó là tuỳ thuộc vào cách mà tất cả mọi thành viên lao động, làm việc và cư xử với nhau như thế nào. Tài: Nhà lãnh đạo phải dẫn dắt doanh nghiệp tới đích một cách thông minh, hiệu quả nhất. Họ phải biết sử dụng tối đa các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp, linh hoạt xử lí, giải quyết vấn đề, luôn tìm ra sự đổi mới để đạt được mục tiêu cao nhất. Tâm: Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới mọi người trong doanh nghiệp, là hình ảnh mọi người nhìn vào để điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy để tập hợp được mọi người đi trên con tàu mình lái, nhà lãnh đạo trước hết phải xuất phát từ lợi ích chung của doanh nghiệp, của xã hội, phải có được niềm tin từ mọi người và tin yêu. 1.3. Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và quản lý. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay bị nhầm với nhà quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý Khái niệm Lãnh đạo Là quá trình gây ảnh Nhà quản lý Là quá trình xác lập và hưởng và dẫn đắt hành vi điều khiển các nguồn lực của cá nhân hay nhóm để đạt được những mục người nhằm hướng tới tiêu chung của tổ chức. mục tiêu chung của tổ => Mang tính chất thực chức. thi => Mang tính chất định Khi nào họ thành công hướng - Khi biết khích lệ người - Khi có thể đảm bảo khác làm tốt hơn. người khác hoàn thành - Không trực tiếp giao được công việc. việc, họ chỉ đưa ra phương - Phân tích nhiệm vụ để hướng, và đặt mục tiêu. đạt được mục tiêu. Công việc Cách tiếp cận vấn đề => Người lãnh đạo nên là => Người quản lý sẽ là người biết khích lệ và người giao việc và giám động viên - Tạo sự thay đổi sát. - Tập trung định hướng - Tập trung quản lý công mọi người việc. - Có tầm nhìn tổng quan - Luôn đề ra những nhiệm - Mong muốn đạt những vụ nhất định. thành tựu - Mong muốn tạo ra kết - Chấp nhận rủi ro quả. => Luôn hướng đến việc - Giảm thiểu rủi ro đưa ra những mục tiêu dài => Thích hành động, đặt hạn với tầm nhìn xa và vĩ mục tiêu ngắn hạn với các mô. - Kêu gọi quyết định từ nhiệm vụ chi tiết, vi mô. mọi người và lắng nghe kế hoạch chi tiết để giải chúng quyết vấn đề đó. - Điều cần nhất chính là - Với tính chất công việc thấu hiểu. Một người lãnh chi tiết lại cần có sự kiên đạo để tạo niềm tin cho định, nhanh chóng đưa ra mọi người chắc chắn phải giải pháp và các nhiệm vụ công bằng, biết tiếp nhận, để xử lý vấn đề. - Duy trì tốt sự ổn định - Đưa ra quyết định và lập đánh giá và có cái nhìn tổng quan. Quyền lực Sử dụng quyền lực từ sức Sử dụng quyền lực từ vị ảnh hưởng của cá nhân. trí của mình. Với vai trò Một người lãnh đạo giỏi quản lý nhân viên cấp luôn luôn có rất nhiều dưới, họ có quyền phân người sẵn sàng theo mình. bổ, giao việc, đưa ra các nhiệm vụ và yêu cầu công Sử dụng luật lệ Bằng cái nhìn tổng quan việc cho người khác. Bằng cái nhìn tỉ mỉ lại biết luôn biết cách cải thiện giữ nguyên tắc và thực chúng tốt hơn. hiện đúng những luật lệ đã đưa ra. => Người lãnh đạo là người làm việc đúng, bắt kịp với sự thay đổi. Người quản lý là người làm đúng việc, ứng phó với mọi vấn đề phức tạp nảy sinh 2. CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG TY 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vietnam Dairy Products Joint Stock Company] một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Giai đoạn 1976 – 1986: Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam [Vinamilk] có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất [thuộc một công ty Trung Quốc], Trường Thọ [thuộc Friesland], và Dielac [thuộc Nestle]. Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Giai đoạn 1987 – 2005: Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam [Vinamilk] - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam [Vinamilk] đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy Năm 1996, liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. Năm 2003, phát huy thành quả của công cuộc đổi mới đồng thời thực hiện đường lối kinh tế của Đảng, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Năm 2004, mua công ty cổ phần sữa Sài Gòn tăng vốn điều lệ lên 1590 tỉ đồng. Đánh giá những thành tựu cả một quá trình đổi mới, công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG vào năm 2000 và kết thúc giai đoạn 1996 – 2005 Công ty được tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba . Giai đoạn 2005 – đến nay : Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu tư 5 năm 2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng. Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ trên cả nước, khám và cung cấp sữa miễn phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em, học sinh tiểu học và đối tượng suy dinh dưỡng, cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%... Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang [ 2007]; Trang trại bò sữa Nghệ An [ 2009]; Trang trại bò sữa Thanh Hóa [ 2010]; Trang trại bò sữa Bình Định [ 2010]; Trang trại bò sữa Lâm Đồng [ 2011]; với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Năm 2012, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa Lam Sơn, nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan. Năm 2013, Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh [dự kiến khánh thành quý 2 năm 2017] và xây dựng trang trại bò sữa tại Hà Tĩnh. Năm 2014, thương hiệu Vinamilk trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và phát triển, công ty đã và đang tiếp tục khẳng định mình với tình thần luôn cải thiện, sáng tạo tìm hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại Thanh Hóa Năm 2015, Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất-Thanh Hóa [dự kiến khánh thành quý 3 năm 2017] Năm 2016, Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk [1976 – 2016] để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới. Sản phẩm sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kì tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ. Trong năm này khánh thành nhà máy sữa Angkimilk được đầu tư bởi Vinamilk. Năm 2017, Vinamilk đầu tư và khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Đà Lạt, Việt Nam. Vinamilk được xếp vào danh sách Global 2000, là một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới và là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với doanh thu và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD. Năm 2018, khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống NhấtThanh Hóa với quy mô 4000 con bò. Năm 2019, khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại Lào, Vinamilk thuộc top 200 công ty có doanh thu trên 1tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương. 2.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty a. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Vinamilk Ban hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc GĐ kiểm soát nội bộ GĐ điều hành phát triển vùng nguyên liệu GĐ điều hành sản xuất và phát triển SP GĐ điều hành chuỗi cung ứng GĐ điều hành tài chính GĐ điều hành dự án b. Chức năng và nhiệm vụ các cấp, phòng ban GĐ điều hành marketing GĐ điều hành kinh doanh GĐ điều hành hành chính nhân sự Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty quyết định cơ cấu vốn bầu ra ban quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát: do hội đồng đại cổ đông bầu thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty, bao gồm 4 thành viên do hội đồng đại cổ đông bầu ra để thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ vấn đề thuộc hội đồng đại cổ đông quyết định Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. 2.2. Chức năng lãnh đạo trong công ty 2.2.1. Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên a. Phong cách lãnh đạo xuất sắc nhưng không độc đoán Dưới sự áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn thực phẩm có máu mặt trên thế giới cũng như sự trỗi dậy của các công ty trong nước, Vinamilk cũng tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục giữ vị trí là công ty thực phẩm số 1 Việt Nam. Trong khối các doanh nghiệp từ tư nhân Vinamilk liên tục có mặt trong top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ năm 2008 cho đến nay. Một trong những câu chuyện làm nên thành công của Vinamilk trong suốt chặng đường phát triển của mình là công ty đã may mắn có được những người lãnh đạo có tâm, có tầm nhìn và có những kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Điển hình trong số đó là Mai Kiều Liên – CEO của công ty từ năm 1992 – người được mệnh danh là kiến trúc sư trưởng cho những thành quả của Vinamilk đã được từ thời kì đổi mới. Những năm cuối thập kỷ 90, Vinamilk khá hấp dẫn với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lúc này, Vinamilk đứng trước thời khắc lựa chọn “bán mình” hay “giữ mình”. Để đưa ra được quyết định bà Mai Kiều Liên đã suy nghĩ rất nhiều, nếu liên doanh thì đối tác nắm đến 70% cổ phần, công ty chỉ còn 30% như vậy đồng nghĩa với việc công ty không còn tiếng nói trong việc điều hành. Đến cuối cùng bà từ chối liên doanh. Sở dĩ như vậy là vì thà chịu khổ là đối thủ, phải vất vả nhiều, nhưng tất cả mọi người đều vận động, cạnh tranh vì mục đích thúc đấy thị trường sữa Việt Nam được phát triển,… Bản thân bà vốn là một chuyên gia trong ngành sản xuất sữa, thực phẩm, nước giải khát,.. với những phong cách lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm những sự đổi mới, cải tiến trong quản lý cũng như kiên định và táo bạo, có đạo đức và quan trọng nhất là khiêm tốn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã luôn không ngừng sáng tạo đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh sòng phằng với các thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới đang có mặt tại thị trường Việt Nam như Abott, Mead Johnson hay Dutch Lady,.. Hiện tại dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam nhưng Vinamilk vẫn dẫn đầu với thị phần sản lượng đạt 50% của tất cả các sản phẩm sữa và từ sữa. b. Minh bạch và trung thực Lần đầu tiên, có một doanh nghiệp Việt Nam được lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc của tạp chí Forbes bình chọn. Vinamilk có được thành quả như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình cũng như tôn chỉ của công ty là minh bạch và trung thực. Đây chính là nguyên tắc của Vinamilk mấy chục năm nay. Không những về thông tin mà trong cách cư xử, hành xử của lãnh đạo cũng như mọi nhân viên trong công ty, tiêu chí trung thực là tiêu chí hết sức quan trọng. Khi mình tự đánh giá, nhận xét mình một cách trung thực thì mọi việc đều minh bạch rõ ràng. Mình đang đứng ở đâu, khiếm khuyết chỗ nào, lợi thế cái gì, tốt chỗ nào, cần cải thiện điều gì để thể hiện rõ. Chính từ những số liệu và thông tin trung thực được niêm yết trên sàn chứng khoán mà Vinamilk đã hoạt động và cải thiện được giúp công ty ngày càng phát triển. Nếu số liệu và thông tin không đúng sẽ rất mù mờ, không chính xác mọi vấn đề. Thông tin không rõ ràng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đứng trước bề vực của sự nguy hiểm. Từ khi Vinamilk lên sàn chứng khoán thì đã trở thành 1 công ty đại chúng. Mọi thông tin mọi người đều biết và rất quan tâm. Các cổ đông của công ty rất quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy Vinamilk cũng nhận được rất nhiều đóng góp của các cổ đông qua email, thư hoặc trong các đại hội cổ đông. Họ đóng góp ý kiến rất nhiều, và trách nhiệm của vinamilk phải trải lời những câu hỏi đó. Những kế sách hay thì công ty áp dụng, còn những điều họ hiểu không đúng thì phải trả lời và giải thích. Khi trở thành công ty đại chúng, công ty được rất nhiều người tham gia quản lý nên việc quản trị công ty ngày càng được cải thiện tốt. Muốn có được kế hoạch thì phải có số liệu nghiên cứu thị trường dựa trên dân số, mức độ thu nhập, xu hướng, ý thức của người tiêu dùng,… tất cả những số liệu trên công ty phải mua từ những công ty độc lập,chuyên ngành, trên cơ sở đó công ty sẽ lập kế hoạch. Kế hoạch đó phải thay đổi liên tục vì cuộc sống phải thay đổi liên tục. Ví dụ như theo kế hoạch sẽ phát triển mặt hàng đó những sau 1 năm mặt hàng đó không phát triển theo kế hoạch thì phải chuyển hướng. Bà cũng luôn nhắc với nhân viên phải

Video liên quan

Chủ Đề