Chân sút nghĩa là gì

Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Những câu hỏi liên quan

Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau đây:

– Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dướiMột hôm cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái đã biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.”[Ngữ văn 6, tập 1, NXB GDVN, năm 2021, trang 40]

Câu 1: [1.0 điểm] Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nhân vật chính trong văn bản đó thuộc kiểu nhân vật nào ?


Câu 2: [1.0 điểm] Em hãy chỉ ra yếu tố kì ảo được sử dụng trong đoạn trích trên.Câu 3 : [1.5 đểm ] Tìm những từ láy trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của từ láy đó.

Câu 4: [1.5] Từ nhân vật Sọ Dừa em rút ra bài học gì cho bản thân.

Nhập câu trả lời:

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc họp của chữ viết

 Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu. Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng  hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

 Có tiếng xì xào :

 -Thế nghĩa là gì nhỉ ?

 - Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."

 Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :

 - Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :

 - Ẩu thế nhỉ ! Bác chữ A đề nghị :

 -Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?

Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?

C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

[Theo truyện cười dân gian Việt Nam]

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

 1. So sánh dị bản hai câu ca dao [SGK].

- Gật đầu: Biểu hiện sự đồng ý về một vấn đề nào đó.

- Gật gù: Gật nhẹ đầu nhiều lần biểu hiện sự tán thưởng. Tuy cuộc sống nghèo khó với món ăn dân dã, đạm bạc nhưng họ cảm thấy ngon miệng, cùng nhau chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống => dùng gật gù phù hợp hơn.

2. Cách hiểu từ ngữ của người vợ trong truyện cười [SGK].

- Đội này chỉ có một chân sút: Từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ. Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

- Có một chân thì chơi bóng làm gì: Từ chân trong câu này được hiểu theo nghĩa gốc. Người vợ đã hiểu sai ý chồng vì tưởng cầu thủ đó chỉ có 1 chân.

3. Đọc đoạn thơ [SGK] và xác định từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

- Đầu [súng]: Dùng theo nghĩa chuyển của phương thức ẩn dụ.

- Miệng, chân, tay: Dùng theo nghĩa gốc. Miệng, chân, tay [người].

- Vai [áo]: Dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ.

4. Cách dùng từ trong bài thơ.

- Có hai trường từ vựng:

+ Chỉ màu sắc: Đỏ, xanh, hồng.

+Chỉ lửa, sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: Lửa, cháy, tro.

- Các từ trong 2 trường từ vựng liên quan chặt chẽ với nhau: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai [và bao người khác] ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa làm chàng trai đắm say, ngây ngất [có thể cháy thành tro] và nhuộm hồng cả không gian, làm không gian cũng như biến sắc [cây xanh như cũng ánh theo hồng].

– Bài thơ xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.

5. Đoạn trích [SGK] và cho ví dụ những sự vật, hiện tượng được gọi tên dựa vào đặc điểm riêng biệt.

- Các sự vật và hiện tượng được đặt tên trong đoạn trích như: Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía. Là từ có sẵn [rạch, kênh] kết hợp với đặc điểm riêng biệt của sự vật, hiện tượng [mái giầm, ba khía, bọ mắt].

Ví dụ: Rắn nước, ong bắp cày, cầu chữ Y, đào tiên, thác Mai.

6. Truyện cười [SGK] phê phán điều gì?

Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ [doctor], nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ.

Page 2

SureLRN

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi lý thuyết, soạn bài Tổng kết từ vựng [Luyện tập tổng hợp] ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau đây:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói:

– Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.

Vợ nghe thấy thế liên than thở:

– Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ! 

Trả lời bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

+ Đội này chỉ có một chân sút : từ chân được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ – Đội bóng này chỉ có một người có khả năng ghi bàn.

+ Có một chân thì chơi bóng làm gì : từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa gốc – bộ phận con người để di chuyển.

=> Người vợ không hiểu được ý câu nói của người chồng, vì không hiểu được cách dùng nghĩa chuyển.

Cách trình bày 2

– Đội này chỉ có một chân sút: từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ. Cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

– Có một chân thì chơi bóng làm gì: từ chân trong câu này được hiểu theo nghĩa gốc. Cầu thủ đó chỉ có 1 chân. Người vợ đã hiểu sai ý chồng.

Cách trình bày 3

Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.

– Từ “một chân sút” được sử dụng theo phương thức hoán dụ, nghĩa chuyển có nghĩa là một cầu thủ, cả đội bóng chỉ có 1 cầu thủ ghi bàn giỏi.

Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ!

– Từ “chân” ở đây được hiểu theo nghĩa gốc, là người chỉ có một chân

==> Người vợ đã không hiểu ý câu nói của người chồng nên dẫn đến cách hiểu sai.

Cách trình bày 4

Câu chuyện cho thấy người vợ không hiểu ý chồng do không hiểu cách nói chỉ có một chân sút [chỉ thuận một chân].

————-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tổng kết từ vựng [Luyện tập tổng hợp] trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng [Luyện tập tổng hợp]

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề