Chấn thương tâm lý là gì

Con người khi trải qua những sự kiện khó khăn, đau khổ sẽ có những phản ứng khác nhau. Các trải nghiệm này gây nên những tổn thương về mặt tâm trí, được gọi là sang chấn tâm lý [hay còn gọi là chấn thương tâm lý]. Trong bài viết này, Docosan sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại sang chấn khác nhau, triệu chứng và các phương pháp điều trị.

Tóm tắt nội dung

  • 1 1. Sang chấn tâm lý là gì?
    • 1.1 Phân loại sang chấn:
  • 2 2. Các triệu chứng sang chấn tâm lý
    • 2.1 Phản ứng về cảm xúc và tâm lý
    • 2.2 Phản ứng vật lý về thể chất
  • 3 3. Điều trị sang chấn tâm lý
    • 3.1 Liệu pháp tâm lý
      • 3.1.1 Liệu pháp nhận thức hành vi
      • 3.1.2 Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức [EMDR]
      • 3.1.3 Liệu pháp xo-ma [Somatic therapies]
    • 3.2 Sử dụng thuốc
    • 3.3 Tự chăm sóc
  • 4 4. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

1. Sang chấn tâm lý là gì?

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ [APA], sang chấn là một phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện kinh khủng như tai nạn, hiếp dâm hoặc thiên tai. Tuy nhiên, một người cũng có thể bị sang chấn với bất kỳ sự kiện nào mà người đó cảm thấy bị đe dọa hoặc gây nguy hại về mặt thể chất hay cảm xúc.

Một người bị tổn thương có thể cảm nhận nhiều loại cảm xúc ngay sau khi sự kiện đó xảy ra và về lâu dài. Họ có thể cảm thấy choáng ngợp, bất lực, sốc hoặc có những triệu chứng về thể chất.

Sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn và không suy giảm mức độ nghiêm trọng, sang chấn có thể đã phát triển thành một rối loạn sức khỏe tâm thần được gọi là Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương [tiếng Anh: Post traumatic Stress Disorder- PTSD].

Phân loại sang chấn:

  • Sang chấn cấp tính: Tình trạng này là kết quả của một sự kiện áp lực, căng thẳng hoặc nguy hiểm.
  • Chấn thương mãn tính: Kết quả của việc tiếp xúc nhiều lần và kéo dài với các sự kiện áp lực, căng thẳng. Ví dụ: các trường hợp lạm dụng trẻ em, bắt nạt hoặc bạo lực gia đình v.v.
  • Chấn thương phức tạp: Kết quả của việc tiếp xúc với nhiều sự kiện gây sang chấn.

Sang chấn thứ cấp [hoặc chấn thương nạn nhân] là một dạng khác của sang chấn. Dạng sang chấn này xảy ra do tiếp xúc gần gũi với người đã trải qua một sự kiện đau thương.

Các thành viên gia đình, chuyên gia sức khỏe tâm thần và những người trực tiếp chăm sóc người đã trải qua sự kiện đau buồn có nhiều nguy cơ bị chấn thương nạn nhân.

Sang chấn tâm lý có nhiều dạng khác nhau

2. Các triệu chứng sang chấn tâm lý

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách một người phản ứng với các sự kiện đau buồn bao gồm:

  • Đặc điểm tính cách.
  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần khác [nếu có].
  • Các sự kiện đau buồn trước đó [nếu có].
  • Loại và đặc điểm của sự kiện xảy ra.
  • Nền tảng và cách tiếp cận xử lý cảm xúc.

Phản ứng về cảm xúc và tâm lý

Một người từng trải qua sang chấn tâm lý có thể cảm thấy:

  • Bị từ chối.
  • Phẫn nộ.
  • Sợ hãi.
  • Sầu nảo.
  • Xấu hổ.
  • Hoang mang.
  • Lo ngại.
  • Phiền muộn.
  • Tê liệt, chết lặng.
  • Tội lỗi.
  • Vô vọng.
  • Cáu gắt.
  • Khó tập trung.

Phản ứng vật lý về thể chất

Cùng với phản ứng cảm xúc, sang chấn có thể gây ra các triệu chứng đối với thể chất, chẳng hạn như:

  • Đau đầu.
  • Các triệu chứng tiêu hóa.
  • Mệt mỏi.
  • Tim đập mạnh.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cảm thấy giật mình.

Đôi khi, các triệu chứng còn bao gồm khó ngủ và phát triển thành các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất kích thích.

3. Điều trị sang chấn tâm lý

Một số phương pháp điều trị có thể giúp những người bị sang chấn tâm lý đối phó với các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi [CBT] giúp mọi người thay đổi mô hình suy nghĩ của họ, nhằm tác động đến hành vi và cảm xúc của họ.

Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức [EMDR]

Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức [EMDR] là một liệu pháp điều trị sang chấn tâm lý phổ biến khác. Đối với EMDR, một cá nhân sẽ hồi tưởng lại một cách ngắn gọn những trải nghiệm đau thương cụ thể trong khi nhà trị liệu hướng dẫn chuyển động mắt của họ. EMDR nhằm mục đích giúp mọi người xử lý và tích hợp những ký ức đau buồn.

Liệu pháp xo-ma [Somatic therapies]

Các liệu xo-ma bao gồm:

  • Trải nghiệm xo-ma: Nhà trị liệu giúp một người hồi tưởng lại những ký ức đau buồn trong một không gian an toàn.
  • Liệu pháp tâm lý cảm giác vận động: Liệu pháp biến những ký ức đau thương thành nguồn sức mạnh.
  • Kích thích huyệt: Người tập áp dụng áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể, tạo ra trạng thái thư giãn.
  • Liệu pháp cảm ứng: Các liệu pháp cảm ứng khác bao gồm Reiki, cảm ứng chữa bệnh và liệu pháp cảm ứng trị liệu.

Sử dụng thuốc

Chỉ sử dụng thuốc không thể chữa khỏi sang chấn tâm lý hoặc PTSD. Tuy nhiên, thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.

Tự chăm sóc

Các biện pháp tự chăm sóc giúp cá nhân đối phó với các triệu chứng về cảm xúc, tâm lý và thể chất của sang chấn tâm lý.

  • Tập thể dục: Các cá nhân có thể đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Thực hành chánh niệm: Thở có chánh niệm và các bài tập dựa trên chánh niệm khác có thể giúp con người sống ở hiện tại, ngăn họ hồi tưởng lại sự kiện đau buồn.
  • Kết nối với những người khác: Tiếp xúc với mọi người có thể giúp ngăn ngừa sang chấn tâm lý trở thành PTSD.
  • Xây dựng lối sống cân bằng: Nên cố gắng ngủ 7-9 giờ mỗi đêm, có một chế độ ăn uống cân bằng, tránh rượu và ma túy, giảm căng thẳng bằng các hoạt động trí óc hoặc giải trí.

4. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHAREđược thành lập từ năm 2008 là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũđã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hươnglà một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Sang chấn tâm lý cần được thăm khám và điều trị tâm lý cũng như cần có những hình thức hỗ trợ kịp thời để bệnh được điều trị hiệu quả.

Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lýTrần Anh Vũvà các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trênDocosan.com

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday

Video liên quan

Chủ Đề