Chế độ bảo hiểm xã hội 2023

Từ ngày 1/7/2023, bên cạnh chính sách tăng lương cơ sở, các chính sách về lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu có được tăng không? Nhóm đối tượng sẽ được tăng lương hưu?

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhận lương hưu khi về già.

Về vấn đề này, TBTCVN xin thông tin như sau:

Ngày 11/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó, quyết nghị nhiều phương án liên quan đến lương cơ sở 2023, chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội [BHXH].

Cụ thể, từ ngày 1/7/2023, tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Với nội dung này, đối chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, mức hưởng lương được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Còn đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016 thì mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, nghĩa là lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng từ 1/7/2023.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

TTXVN

Thứ Ba, 22/11/2022 10:23'[GMT+7]

Những đối tượng nào được tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2023?

Bạn đọc hỏi: Từ ngày 1/7/2023, bên cạnh chính sách tăng lương cơ sở, các chính sách về lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu có được tăng không? Và nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện để nhận lương hưu khi về già.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Ngày 11/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó, quyết nghị nhiều phương án liên quan đến lương cơ sở 2023, chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội [BHXH].

Cụ thể, từ ngày 1/7/2023, tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Với nội dung này, đối chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, mức hưởng lương được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Còn đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016 thì mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, nghĩa là lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng từ 1/7/2023.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

XM/Báo Tin tức

Tags:

Lương cơ sở tăng kéo nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1/7/2023, lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Lương cơ sở tăng kéo nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội [BHXH] có công thức tính dựa trên lương cơ sở tăng theo.

Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau

Về trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau, theo Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5-10 ngày/năm. Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau này, người lao động sẽ không được doanh nghiệp trả lương, nhưng thay vào đó sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội. Do tiền chế độ dưỡng sức sau ốm đau được tính dựa trên lương cơ sở nên khi lương cơ sở tăng, tiền trợ cấp cũng tăng theo.

Cụ thể, mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở.

Do vậy, từ 1/7/2023, mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau sẽ lên 540.000 đồng/ngày [hiện nay là 447.000 đồng/ngày].

Trợ cấp 1 lần khi sinh con

Về trợ cấp 1 lần khi sinh con, theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ tham gia BHXH mà sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng trợ cấp 1 lần.

Loại trợ cấp bảo hiểm xã hội này cũng được cơ quan BHXH tính toán dựa trên lương cơ sở, với công thức: Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở.

Do đó, từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng thì trợ cấp 1 lần khi lao động nữ sinh con tăng lên 3,6 triệu đồng/con [hiện nay là 2,98 triệu đồng].

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Về trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, theo Khoản 3, Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì sẽ được xem xét giải quyết nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 5-10 ngày. Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản, dù không được doanh nghiệp trả lương nhưng người lao động nữ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội theo công thức: Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản/ngày = 30% x Mức lương cơ sở.

Do vậy, từ 1/7/2023, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản của người lao động sẽ tăng lên mức 540.000 đồng/ngày.

Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo Điều 48, Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp 1 lần.

Mức trợ cấp bao gồm 2 khoản tiền: Khoản trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động và khoản trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong đó, chỉ có phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính theo lương cơ sở với công thức sau: Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 5 x Mức lương cơ sở + [Tỉ lệ % suy giảm lao động - 5] x 0,5 x Mức lương cơ sở.

Như vậy, khi lương cơ sở tăng, phần trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng.

Cùng với đó, khi lương cơ sở tăng thì nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội khác như: trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn; trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật; trợ cấp mai táng khi người lao động chết; trợ cấp tuất hàng tháng… cũng tăng theo.

[Theo Người Lao Động]

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề