Chết sau bao nhiêu lâu thì ko còn máu chảy

thường giới hạn trong 3-4,5 giờ đầu [một số trường hợp có thể mở rộng lên 6 đến 24 giờ] kể từ khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Giờ vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa các biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não. Các biến chứng của đột quỵ đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt nửa người, sống đời sống thực vật hay thậm chí tử vong. Trong y khoa, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ được xem là khung thời gian lý tưởng nhất để can thiệp, điều trị các nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ là gì và ý nghĩa của khung giờ này như thế nào? Mô hình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời gian vàng ra sao?

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ là gì?

Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cứu sống người bệnh bị đột quỵ. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường được tính trong khoảng từ 3 – 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên như nói đớ, nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng,…

Trong một số trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể kéo dài đến 6 hoặc 24 giờ tính từ khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh nên được can thiệp càng sớm càng tốt.

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ rất quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh không bị chết đi do thiếu oxy

Tầm quan trọng của cấp cứu đột quỵ thần tốc trong giờ vàng

Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng giúp nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh bởi chỉ cần chậm 1 phút, người bệnh có thể mất đi gần 2 triệu tế bào não. Các biện pháp can thiệp, điều trị đột quỵ tốt nhất cũng cần được áp dụng phù hợp trong khung giờ vàng này. Ví dụ, kỹ thuật dùng thuốc tiêu sợi huyết tan cục máu đông thường chỉ áp dụng trong 3-4,5 giờ đầu. Sau thời gian đó, kỹ thuật can thiệp nội mạch để lấy huyết khối sẽ được áp dụng… [1]

Điều đó cho thấy, cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng cũng cần phải “chạy đua với thời gian” để cứu sống người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra như yếu liệt nửa người, lú lẫn, xẹp phổi, mất khả năng vận động,…

Các nguyên nhân có thể khiến người bệnh không được cấp cứu đột quỵ nhanh chóng trong giờ vàng thường bao gồm:

  • Người bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc những người xung quanh không biết người bệnh đang có dấu hiệu đột quỵ, mà cho rằng người bệnh đang bị mệt mỏi, trúng gió…, chủ quan không đưa đến bệnh viện sớm.
  • Các phương pháp sơ cứu, chuyển người bệnh đến bệnh viện chưa được thực hiện đúng, quãng đường di chuyển đến bệnh viện quá xa làm bỏ lỡ thời gian vàng cấp cứu đột quỵ.
  • Một số bệnh viện chưa có đủ hệ thống trang thiết bị, máy móc để chẩn đoán và điều trị đột quỵ cấp, phải mất thêm thời gian chuyển người bệnh đến các bệnh viện tuyến trên.
    Còn nhiều nguyên nhân không thể thực hiện thời gian vàng cấp cứu đột quỵ

Quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời gian vàng

Tại mỗi bệnh viện, quy trình hay mô hình triển khai cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng có thể có sự khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung vẫn là giúp thời gian vàng cấp cứu đột quỵ diễn ra càng sớm càng tốt. Mô hình thường bao gồm các bước:

  • Người bệnh được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.
  • Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp mạch có mặt để cùng thăm khám và hội chẩn.
  • Người bệnh khẩn cấp được chụp MRI/CT sọ não để tìm nguyên nhân, thể loại đột quỵ cùng nhiều chỉ định cận lâm sàng, xét nghiệm máu… khác để đánh giá các chỉ số liên quan.
  • Bác sĩ tiến hành can thiệp cấp cứu điều trị đột quỵ trong thời gian vàng.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, quy trình “code stroke” được thiết lập một y lệnh khẩn ưu tiên dành riêng cho cấp cứu đột quỵ. Y lệnh khẩn này kết nối liên chuyên khoa từ cấp cứu đến thần kinh, chẩn đoán hình ảnh… Người bệnh được ưu tiên mở lối đi riêng, được đánh giá ngay tại phòng cấp cứu với các máy móc di động và chụp CT hoặc MRI theo luồng ưu tiên. Kết quả được bác sĩ đọc ngay trên màn hình, hội chẩn khẩn cấp và xử lý can thiệp dùng thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp.

Rút ngắn thời gian cấp cứu đột quỵ thần tốc tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM triển khai dịch vụ cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng nhanh chóng, hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh và giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ.

Tổ chức WSO Angels Awards [Mỹ] đưa ra “Tiêu chuẩn kim cương” trong cấp cứu đột quỵ cấp từ khi người bệnh nhập viện đến lúc được can thiệp bằng thuốc tiêu sợi huyết [gọi là cửa sổ cửa kim] là dưới 45 phút. Nhờ có quy trình “code Stroke” đặc biệt, Bệnh viện Tâm Anh có thể rút ngắn thời gian cấp cứu đột quỵ xuống dưới 30 phút. Thời gian này thậm chí giảm một nửa còn hơn 20 phút, giúp hạn chế tối đa di chứng cho nhiều bệnh nhân.

Bác sĩ Minh Đức cho biết bệnh viện hướng đến rút ngắn thời gian vàng cấp cứu đột quỵ còn 10, 15 phút bằng thuốc tiêu sợi huyết. Thời gian này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và quyết định của người nha bệnh nhân.

Chỉ định thực hiện

Quy trình cấp cứu đột quỵ cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thực hiện khi:

  • Người bệnh bị đột quỵ do thiếu máu não cấp
  • Người bệnh được nhập viện trong vòng 3-4,5 giờ kể từ khi triệu chứng đột quỵ khởi phát, tức trong thời gian vàng cấp cứu đột quỵ. Khung thời gian có thể mở rộng lên 6 giờ tùy trường hợp. [2]
  • Triệu chứng đột quỵ hiện diện ít nhất 30 phút và không có dấu hiệu cải thiện ngay trước khi điều trị.
  • Chụp CT scan não hoặc MRI não không ghi nhận tình trạng xuất huyết hoặc hình ảnh nhồi máu não lớn hơn 1/3 vùng chi phối động mạch não giữa.
    BVĐK Tâm Anh triển khai dịch vụ cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng

Chống chỉ định

Một số trường hợp chống chỉ định thực hiện cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết cho người bệnh gồm có:

  • Người bệnh bị xuất huyết trong não
  • Không xác định thời gian khởi phát triệu chứng
  • Người bệnh đang có thai
  • Người bệnh có tiền sử thuộc một trong số các yếu tố sau đây:
    • Phẫu thuật lớn, chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước
    • Đột quỵ não hoặc có nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng trước
    • Có xuất huyết tiêu hóa hay xuất huyết đường tiết niệu trong 21 ngày
    • Có phẫu thuật thần kinh quan trọng trong vòng 14 ngày
    • Có chọc dò dịch não tủy, chọc động mạch trong vòng 7 ngày
    • Có dùng thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 3 ngày
    • Đang sử dụng Heparin trong vòng 48 giờ trước khi khởi phát đột quỵ với aPTT hiện tại vượt trên ngưỡng bình thường
    • Điều trị thuốc kháng đông đường uống INR > 1.7
    • Bất kể trong tiền sử có xuất huyết nội sọ hay bệnh lý thần kinh khác như: u não, xuất huyết khoang dưới nhện, dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch nội sọ .
    • Có bệnh ưa chảy máu bẩm sinh hay mắc phải

Lưu ý: Với các trường hợp khác, ví dụ đột quỵ do tắc nghẽn ở mạch máu lớn, cục máu đông to, nhập viện sau 4,5 hoặc sau 6 giờ, hoặc thể loại đột quỵ là xuất huyết não gây phù não, chảy máu trong não…, thì phương pháp cấp cứu đột quỵ sẽ là can thiệp nội mạch, phẫu thuật…

Quy trình thực hiện cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng bằng thuốc tiêu sợi huyết

Người bệnh có dấu hiệu đột quỵ sẽ được đưa đến phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bác sĩ nội thần kinh lập tức có mặt, tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng sức khỏe, khai thác lịch sử bệnh… Người bệnh đồng thời được thực hiện chụp CT hoặc MRI sọ não để xác định thể loại đột quỵ, thời gian đột quỵ, mức độ bệnh…, song song được làm các xét nghiệm cần thiết khác để đánh giá các chỉ số liên quan.

Người bệnh được chụp CT/MRI để đánh giá nguyên nhân đột quỵ não

Bác sĩ sẽ đánh giá người bệnh có nằm trong nhóm chỉ định thực hiện điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch hay không. Trong trường hợp người bệnh đủ điều kiện, bác sĩ bắt đầu cho y lệnh điều trị và trao đổi, giải thích về phương pháp điều trị với người nhà.

Người bệnh sau khi được cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ được chuyển về khoa hồi sức để theo dõi, đánh giá và điều trị tiếp. Trường hợp nếu sau chụp CTA và phát hiện có tắc động mạch lớn thì bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện can thiệp nội mạch bằng máy DSA.

Cách xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ

Để xử trí người có dấu hiệu đột quỵ, cần lưu ý việc đầu tiên cần làm chính là lập tức liên lạc đến các cơ sở y tế có dịch vụ cấp cứu đột quỵ. Cần đảm bảo thời gian vàng cấp cứu đột quỵ để hạn chế tối đa các tế bào não bị tổn thương và chết đi, do đó nên hành động càng nhanh càng tốt.

Sau khi đã liên hệ với dịch vụ cấp cứu, để người bệnh nằm tại nơi bằng phẳng, thoáng khí, hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh liên tục. Kiểm tra xem người bệnh có đang còn thở hay không. Nếu không thì thực hiện hô hấp nhân tạo. Giúp người bệnh nới lỏng quần áo để người bệnh dễ thở hơn.

Để người bệnh nằm ở nơi bằng phẳng, thoáng khí, không di chuyển người bệnh đột quỵ

Không tự ý cho người có dấu hiệu đột quỵ uống thuốc hay ăn, uống để tránh người bệnh bị sặc gây ngạt thở. Không dùng kim đâm vào đầu ngón tay của người bệnh. Ngoài ra, cũng không nên cạo gió, bấm huyệt, châm cứu hay tự ý thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị đột quỵ nào mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu. Tuy nhiên, cần hạn chế di chuyển người bệnh đột quỵ bằng xe máy. Thay vào đó nên sử dụng xe ô tô và tốt nhất là di chuyển bằng xe cứu thương chuyên dụng.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tầm soát, cấp cứu đột quỵ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Với thời gian vàng cấp cứu đột quỵ và được đầu tư thiết kế quy trình chuyên biệt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, người bệnh có thể giảm nguy cơ tử vong, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Nếu phát hiện người thân hay những người xung quanh có dấu hiệu đột quỵ, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế.

Sau khi chết bao lâu thì cơ thể cứng lại?

Sau khi chết từ 2 – 6 giờ đồng hồ Bắt đầu từ khoảng giờ thứ 3 sau khi chết đi, sự thay đổi hóa học trong các tế bào sẽ khiến các cơ bắp bắt đầu cứng lại, dẫn đến hiện tượng co cứng tử thi.

Cơ thể mất bao nhiêu máu sẽ chết?

Một người trưởng thành sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn khi mất khoảng 14% lượng máu của cơ thể. Họ sẽ bị ngất xỉu nếu mất từ 30 đến 40% máu. Nếu tình trạng mất máu tiếp tục xảy ra thì có thể dẫn đến tử vong.

Tại sao mất nhiều máu cơ thể dẫn đến chết?

Khi thiếu máu nghiêm trọng, sẽ bị khó thở hoặc hơi thở ngắn, cảm giác không đủ không khí để thở và mệt mỏi, báo cáo của Khoa Y, Đại học Ohio [Mỹ] cho biết. Thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn chức năng tâm thất trái dẫn đến suy tim, gây tử vong.

Còn người mất bao nhiêu lít máu sẽ chết?

Mất máu ở mức độ vừa khi thể tích máu toàn thể dưới 15%. Mất máu ở mức độ nặng khi thể tích máu toàn thể từ 15 đến 30%. Mất máu ở mức độ quá cấp tính và trầm trọng khi thể tích máu toàn thể trên 30%, tương ứng với tình trạng mất trên 1.000 ml máu ở người có trọng lượng khoảng 50 kg và có thể đe dọa đến tính mạng.

Chủ Đề