Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là gì

Chi phí vốn là một khái niệm đặc biệt được quan tâm trong nhiều lĩnh vực. Việc hiểu và sử dụng được các phương pháp xác định chi phí vốn đóng một vai trong quan trọng trong kinh doanh. Đây cũng chính là nội dung của bài viết lần này mà BAC mua chia sẻ với bạn đọc.

Chi phí vốn đóng một vai trò quan trọng trong đầu tư

1. Chi phí vốn là gì?

Chi phí vốn [cách gọi đầy đủ là chi phí sử dụng vốn] là số tiền mà nhà đầu tư phải chi trả cho việc sử dụng một nguồn vốn cụ thể cho một quyết định đầu tư hoặc tài trợ. Đối với nhà đầu tư thì chi phí vốn chính là tỉ suất sinh lời khi cấp vốn cho doanh nghiệp, mức sinh lời phải phù hợp với mức rủi ro mà họ có thể gặp phải. Dưới góc nhìn của người vay vốn thì chi phí vốn là lợi nhuận tối thiểu phải đạt được khi sử dụng nguồn vốn.

Chi phí vốn được xác định bởi nhiều yếu tố như kinh tế, tài chính, rủi ro,…. Thông thường, chi phí vốn được dùng để giúp các nhà đầu tư cân nhắc, đánh giá dự án và quyết định có nên đầu tư hay không. Ví dụ, khi đánh giá cùng lúc hai dự án với nhau, nhà đầu tư cần xác định chi phí vốn nếu rủi ro là tương đương thì nên ưu tiên dự án có lợi nhuận cao hơn.

2. Ý nghĩa của chi phí vốn
  • Chi phí vốn thường được dùng trong quy trình lập ngân sách vốn để đánh giá dự án đầu tư, đối với các nhà đầu tư, chi phí vốn giúp họ chọn lựa dự án phù hợp.
  • Trong lĩnh vực kế toán, chi phí vốn được xem là chi phí cơ hội của việc đầu tư.
  • Trong lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đánh giá được rủi ro và lựa chọn cổ phiếu phù hợp với khả năng tài chính.
  • Đối với việc định giá doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dùng như một tỷ lệ chiết khấu để tính toán giá trị hợp lý của dòng tiền.
  • Chi phí vốn còn đại diện cho lợi nhuận mà một công ty cần để thực hiện một dự án vốn như mua trang thiết bị, thuê cơ sở mới,….
3. Các phương pháp xác định chi phí vốn
  • Chi phí nợ: Là tiền lãi từ những khoản vay mà công ty phải chi trả, chi phí nợ được tính bằng tỷ lệ trái phiếu không rủi ro có thời hạn phù hợp với cấu trúc của khoản nợ thêm phí bảo hiểm mặc định. Phí bảo hiểm mặc định sẽ tăng theo khoản nợ, nợ càng lớn thì phí càng cao. Hầu hết trường hợp, chi phí nợ là chi phí được khấu trừ và được tính trên cơ sở sau thuế để nó tương đương với chi phí vốn sở hữu.
  • Chi phí vốn cổ phần [CPVCP]:

CPVCP = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + phí bảo hiểm rủi ro dự kiến

CPVCP = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + Beta x [tỷ suất lợi nhuận thị trường – tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro]

Beta là độ nhạy cảm với các chuyển động trong thị trường liên quan.

  • Chi phí vốn bình quân gia quyền [WACC]:

Là chi phí được sử dụng trong tài chính để đo lường vốn của công ty, WACC không được quản lý, nó đại diện cho lợi nhuận tối thiểu một công ty phải đạt được dựa trên nguồn vốn hiện có để đáp ứng các chủ nợ và những người cấp vốn [nhà đầu tư]. Nếu không đạt được con số này, các nhà đầu tư sẽ rút vốn và chuyển sang một công ty khác.

WACC được tính dựa trên tỉ trọng các loại vốn công ty đã và đang sử dụng

Tổng số vốn cho một công ty là giá trị vốn chủ sở hữu của nó và chi phí nợ [chi phí nợ phải cập nhật liên tục do sự thay đổi lãi suất]. Công việc tính WACC là một quy trình lặp đi lặp lại, yêu cầu phải ước tính giá trị thị trường hợp lý của vốn chủ sở hữu nếu không được công ty liệt kê.

4. Chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu

Mặc dù, chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu có những điểm giống nhau và thậm chí là có thể sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng chi phí vốn thường được tính bởi bộ phận tài chính của công ty và được dùng để đặt tỷ lệ chiết khấu bởi ban quản lý. Điều này có nghĩa là ban quản lý của một công ty nên cân nhắc chi phí vốn trong nội bộ, vì nó có thể ngăn cản đầu tư do bảo thủ. Chi phí vốn cho từng dự án khác nhau sẽ khác nhau, một dự án có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro sẽ yêu cầu chi phí vốn cao hơn.

Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, giám đốc, người lãnh đạo, quản lý, doanh nhân hay nhà đầu tư thì việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức tính toán chi phí, lựa chọn, sử dụng nguồn vốn là rất quan trọng. Khóa học dưới đây được thiết kế để giúp các bạn làm điều đó.

Tham khảo: Khóa học chi phí vốn

Mong rằng những kiến thức được tổng hợp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Vẫn còn rất nhiều thông tin mà BAC muốn chia sẻ đến các bạn, đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

 

 

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

  • Chìa khoá thành công dành cho Business Analyst

  • Công cụ & Kỹ năng dành cho Business Analyst

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

  • Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0

  • Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0

  • Luyện thi chứng chỉ IIBA 3.0

Tại Hà Nội:

  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ 3.0

  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC

Click để đọc tiếp

  • 5 bài học rút ra từ ngày phân tích kinh doanh toàn cầu

    Ngày hội phân tích kinh doanh toàn cầu do IIBA tổ chức là một sự kiện quy mô. Tại đây, tất cả các nhà phân tích từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng nhau chia sẻ về công việc phân tích kinh doanh. Đây là 5 bài học rút ra từ sự kiện toàn cầu này.

  • Những điều bạn cần biết về tầm quan trọng của dữ liệu

    Dữ liệu có giá trị vô cùng lớn đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Với dữ liệu, các chuyên gia Business Analysis và Data Science có thể tạo ra những đóng góp cho công ty. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu.

  • 6 bước để áp dụng khung khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

    The Business Analysis Core Concept Model là một chủ đề được nhắc đến trong BABOK Guide còn được gọi là khung khái niệm. Khung khái niệm là gì? Ứng dụng của khung khái niệm gồm những gì? Làm thế nào áp dụng khung khái niệm?.

  • Lộ trình đào tạo đội ngũ bán hàng đa kênh phân phối BĐS [Phần 2]

    Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thị trường BĐS, khó khăn, thách thức và bao quát về lộ trình đào tạo đội ngũ bán hàng kênh phân phối BĐS gồm 2 khung năng lực chính [Năng lực quản lý kinh doanh BĐS, Kiến thức ngành & tư duy nghề]. Trong phần 2 này sẽ là những kiến thức quan trong về năng lực chuyên môn, kỹ năng quan trọng bạn cần phải nắm khi bước chân vào ngành nghề BĐS!

Chủ Đề