Chỉ số đánh giá content marketing

Content hay sáng tạo nội dung là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động marketing, góp phần ảnh hưởng sự thành bại của công ty. Tuy nhiên, việc theo dõi KPIs cho đội ngũ content trở thành vấn đề khi bản chất content là khó đo lường. Trong bài viết này, AIM Academy sẽ phân tích những chỉ số [KPI] phù hợp, giúp các chủ doanh nghiệp, content marketer có định hướng rõ ràng cho kế hoạch content marketing của mình, tối ưu hóa nội dung.

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHO KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING

Rất nhiều content marketer trẻ hoặc các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs] khi bắt đầu thường tập trung vào việc viết nội dung sao cho độc, lạ, sáng tạo mà chưa xác định được mục tiêu quan trọng cho các bài nội dung của mình.

Việc này sẽ giống như thuyền không hướng bởi nó được coi là sai người, sai thời điểm và sai cả mục tiêu kinh doanh, marketing của doanh nghiệp, gây lãng phí thời gian, chi phí và đặc biệt là nhân lực.

Vì vậy, việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng là yếu tố tiên quyết giúp bạn có được những bài viết, nội dung content hiệu quả, từ đó đặt ra những chỉ số đo lường phù hợp cho mỗi mục tiêu đề ra. Đã có mục tiêu rõ ràng, vậy làm thế nào để liên tục có những content chất lượng trong thời đại số không ngừng thay đổi? Hãy xem thêm bí quyết sản xuất content vừa nhiều vừa chất.

MỤC TIÊU LÀ THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG [LEAD GENERATION]

Có đến 85% các marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng mục tiêu thu hút khách hàng tiềm năng được coi là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh của họ. Để theo đuổi mục tiêu này, content marketing của bạn cần theo sát những số liệu quan trọng dưới đây:

Click-through-rate [Tỉ lệ nhấp chuột CTR]

Đây là tỉ lệ người xem nhấp vào một đường link cụ thể về website doanh nghiệp. Mỗi bài viết blog, mạng xã hội cần có dòng kêu gọi [call-to-action] cụ thể, rõ ràng giúp người đọc click vào link đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Tỉ lệ nhấp chuột càng cao chứng tỏ bài viết, blog đó càng có sức hút lớn, đồng thời giúp bạn đo lường được việc bài viết, content đó tạo ra bao nhiêu leads mới.

Có 3 cách cơ bản để tăng CTR bạn cần nắm rõ.

Việc đầu tiên là tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm [phổ biến nhất là Google], bởi thứ hạng càng cao thì việc khách hàng tìm kiếm, nhấp chuột càng dễ dàng.

Ngoài ra, tiêu đề thu hút, hấp dẫn cũng trở thành vấn đề trọng yếu giúp tăng CTR. Có thể từ khóa website của bạn có thứ hạng cao nhưng tiêu đề không ấn tượng cộng thêm meta description [miêu tả ngắn] dài dòng cũng sẽ dẫn đến tỉ lệ CTR thấp [không đủ thu hút người đọc nhấp vào]. Trong khi đó, một bài viết có tiêu đề và meta description hấp dẫn có thể thu hút người đọc hơn dù website hay kênh xã hội có thứ hạng hay lượt truy cập chưa cao.

Conversion Rate [Tỉ lệ chuyển đổi CR]

CR là tỉ lệ cho biết có bao nhiêu % trên tổng số người xem bài viết thực hiện hành vi chuyển đổi. Hành vi chuyển đổi do bạn tự định nghĩa và thiết lập, ví dụ như có bao nhiêu người đăng kí thông tin, đăng kí sản phẩm hay dịch vụ trong tổng số 1.000 lượt nhấp chuột truy cập website.

Để cải thiện CR, hãy tập trung vào lời kêu gọi hành động nhất định như đăng kí ngay, thêm vào giỏ hàng hoặc thay đổi vị trí, thiết kế của chúng trong bài viết để tìm ra phương án hiệu quả nhất.

Đồng thời, việc thử nghiệm nội dung, bố cục và phong cách website hay trang chủ cũng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và quyết định mua hàng của họ. Việc đo lường tỉ lệ chuyển đổi sẽ giúp bạn nhận ra những dạng content đang hiệu quả và những dạng nào không nên tiếp tục sản xuất.

Nắm vững các yếu tố quan trọng để phân tích website và các công cụ đắc lực sẽ tiếp thêm sức mạnh cho content hiệu quả. Tìm hiểu thêm về các công cụ phân tích website, bạn sẽ khám phá được nhiều loại vũ khí lợi hại để cải thiện nội dung và trải nghiệm người dùng.

MỤC TIÊU LÀ TĂNG ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU [BRAND AWARENESS]

Bạn sẽ thắc mắc làm sao để tạo KPI cho vấn đề nhận diện thương hiệu? Việc gì khó cũng chắc chắn sẽ có cách giải hay. Để thống kê cách content tăng độ nhận diện thương hiệu, có những KPIs quan trọng sau đây bạn cần lưu ý:

Lượt xem bài viết [Article views]

Việc theo dõi số lượt xem bài viết của bạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn nắm rõ số lượng người truy cập vào xem và tương tác với bài viết.

Lượt chia sẻ trên mạng xã hội [Social shares]

Việc tính lượt chia sẻ trên mạng xã hội là một cách quan trọng để xác định thành công của bạn trong việc tạo dựng thương hiệu. Càng nhiều nội dung chia sẻ, khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng càng cao. Đây cũng là một cách hữu ích giúp bạn nắm bắt được hình thức nội dung nào tạo hiệu quả cho doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch chi tiết và rõ ràng cho kế hoạch content của mình.

Lượt bình luận [Comments]

Mặc dù không phải tất cả các comments đều mang giá trị, việc theo dõi comments cả về số lượng lẫn chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng nội dung và có kế hoạch hiệu quả hơn đến với khách hàng mục tiêu.

Thời gian ở lại trên trang [Time spent]

Việc kiểm tra thời gian ở lại trên trang cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả content. Thông qua việc tính toán thời gian ở lại, bạn có thể kiểm tra xem content nào của mình được chú ý nhiều nhất, đồng thời biết được trang nào có lượng người xem cao hơn các trang khác.

MỤC TIÊU LÀ DOANH SỐ [SALES]

Đối với nhiều doanh nghiệp, không bán được hàng thì content có hay đến mấy cũng mời lui ra cho. Việc đo lường mối quan hệ giữa content và doanh số là điều doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Để biết content có bán được hàng không hay chỉ để làm cảnh, bạn cần nắm những số liệu sau:

Tỉ lệ chuyển đổi doanh số [Sales conversion rate]

Bao nhiêu người đọc bài viết trực tiếp trở thành khách hàng thông qua bài viết đó? Bí quyết để tăng conversion rate là thêm những câu CTA thôi thúc, bắt tai và yếu tố khan hiếm [chỉ còn 3 ngày ưu đãi, chỉ còn 10 vé cho người nhanh tay].

Độ dài của chu kỳ bán hàng [Length of Sales Cycle]

Đo lường độ dài của chu kỳ bán hàng giúp bạn hiểu rõ hơn về việc nội dung của có hoạt động tốt hay không. Việc sở hữu những nội dung tuyệt vời giúp thương hiệu của bạn giảm thời lượng chu kỳ bán hàng trung bình. Nếu nội dung của bạn có hiệu quả, lượng leads sẽ chuyển đổi thành khách hàng nhanh hơn so với những nội dung chưa hiệu quả.

Hợp đồng kinh doanh

Thật đáng ngạc nhiên là việc có những hợp đồng lớn có thể xuất phát từ content bạn đang sản xuất trên các kênh truyền thông. Nếu content của bạn chất lượng, nổi bật và bắt trúng những quan tâm lớn trong tâm trí khách hàng và xây dựng niềm tin trong lòng họ, việc có những hợp đồng lớn sẽ không còn là chuyện tương lai.

Ngoài việc đo lường bằng các chỉ số, trước khi bắt đầu có bài viết content hoàn chỉnh, bạn cũng cần lưu ý những điểm nổi bật về chất lượng sau đây:

Content của bạn đã nhắm đúng đối tượng khách hàng? Câu chữ, hình ảnh, nội dung thể hiện đã phù hợp và khiến họ quan tâm?

Content của bạn đã thể hiện đúng thông điệp mà doanh nghiệp và thương hiệu bạn muốn truyền tải?

Content của bạn đã có sự đầu tư về nội dung và hình thức hay chưa, có thể làm tốt hơn nữa được không?

Việc kết hợp đánh giá nội dung dựa trên KPIs và thực tế, kinh nghiệm của doanh nghiệp sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và khách quan nhất cho chiến lược marketing của mình.

THIẾT LẬP KPI CHO CONTENT MARKETING LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DÀI HƠI

Cũng như quảng cáo, content cần thời gian test thị trường, test thị hiếu khách hàng và cả định hướng nội dung. Nên quá trình triển khai content đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như việc theo dõi lâu dài.

Đồng thời, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể thay đổi, đồng nghĩa với việc KPIs cho content marketing sẽ theo đó mà cần được điều chỉnh.

Nếu bạn muốn tiếp tục tối ưu hóa chi phí cho hoạt động marketing, đặc biệt là content marketing, một lời khuyên hữu ích là hãy truy cập dữ liệu quan trọng của bạn trong các công cụ đo lường, tìm kiếm những insights thú vị và những câu chuyện đằng sau bảng số liệu để biết content của bạn hiệu quả đến mức nào, cũng như tìm ra những chỉ số đo lường phù hợp cho tình hình hiện tại của doanh nghiệp và thương hiệu.

Trong tương lai, sẽ có rất nhiều chỉ số không còn phù hợp cho việc đo lường content marketing và được coi là phù phiếm như likes, share, follows. Thay vào đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và chuyển sang dùng những phương pháp đo lường có chiến lược và định hướng rõ ràng. Bài viết về những chỉ số phù phiếm trong thiết lập KPIs sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đồng thời, content marketing sẽ cần được đo lường riêng cho mỗi chiến dịch, sản phẩm quảng bá trên thị trường. Việc luôn sẵn sàng thay đổi, đa dạng hóa các chỉ số đo lường cho từng chiến dịch tùy theo mục tiêu sẽ giúp bạn đạt được những cơ hội kinh doanh mới và tối ưu công cụ đo lường phù hợp.

Tại AIM Academy, khóa học CONTENT MARKETING được thiết kế bởi các chuyên gia nội dung hàng đầu, giúp bạn:

️ Chuẩn hóa quy trình hoạch định chiến lược nội dung biến hóa không ngừng

️ Phát triển ý tưởng thành các định dạng nội dung đa dạng

️ Tự tin thực hiện và sản xuất nội dung trên các kênh truyền thông.

Đăng kí ngay để nhận được ưu đãi mới nhất!

Video liên quan

Chủ Đề