Chích thuốc giảm đau nhiều có hại không

Một nghiên cứu vào tháng 1.2018 trên tạp chí về an toàn khi dùng thuốc - Pharmacoepidemiology & Drug Safety, cho thấy có tới 15% người dùng thuốc giảm đau nhiều hơn liều khuyến cáo, 16% dùng ibuprofen mỗi ngày và 55% sử dụng ít nhất 3 ngày một tuần, theo Live Strong.

Mọi người nghĩ rằng loại thuốc này an toàn vì có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc nào, chuyên gia về giảm đau, tiến sĩ Lynn Webster, tác giả của sách The Painful Truth, cho biết.

Nhưng thực tế, bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ khá nguy hiểm nếu uống nhiều hơn mức cho phép.

Tiến sĩ - bác sĩ [TS.BS] chuyên khoa tiêu hóa Byron Cryer, phó hiệu trưởng tại Trung tâm Y tế UT Southwestern Medical Center [Mỹ], chuyên nghiên cứu về độc tính của thuốc giảm đau kháng viêm, cho biết đó là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và hạ sốt, và được chỉ định để giảm đau chỉ trong thời gian ngắn.

Thuốc giảm đau thông thường nói chung an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng và thời gian khuyến cáo trên nhãn, TS.BS Cryer nói.

Nhưng thực sự thì không có loại thuốc nào là không có tác dụng phụ, uống càng nhiều và  càng lâu thì càng không có lợi cho sức khỏe

Sau đây là những tác hại của thuốc giảm đau nếu uống thường xuyên, theo Live Strong.

1. Gây chảy máu đường ruột

Tác dụng phụ lớn nhất của việc uống quá nhiều thuốc giảm đau là gây loét, chảy máu trong dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

TS.BS Cryer giải thích, thuốc giảm đau làm mức độ của prostaglandin - một chất có trong dạ dày giúp bảo vệ chống lại tổn thương và loét dạ dày.

Mức prostaglandin này giảm làm tăng nguy cơ chảy máu đường ruột.

Nếu bị đau hoặc khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, nôn ra máu hoặc phân chuyển sang màu đen, hãy ngừng dùng thuốc giảm đau và đi khám ngay, đây là những triệu chứng phổ biến của chảy máu đường ruột.

Người trên 65 tuổi, người có tiền sử loét dạ dày, đang uống thuốc trị mỡ máu hoặc thuốc kháng viêm hoặc uống rượu thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau. Nếu dùng thuốc giảm đau không liên tục thì sẽ ít tác hại hơn.

Thận là cơ quan bị tác hại nặng nhất nếu lạm dụng thuốc giảm đau

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ [FDA] cảnh báo không sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt ngay trước hoặc sau khi phẫu thuật tim nếu bị dị ứng với thuốc giảm đau.

2. Dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ngoại trừ aspirin, thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ trong vòng vài tuần. Theo FDA, uống thuốc giảm đau càng lâu, nguy cơ càng cao.

Các triệu chứng của suy tim hoặc đột quỵ do thuốc giảm đau gồm đau ngực, khó thở, yếu đột ngột ở một vùng cơ thể và nói lắp.

Ngoài ra, một nghiên cứu tháng 8.2014 trên tạp chí American Family Physician xác nhận rằng ibuprofen dẫn đến tăng huyết áp.

TS Ankur Shah, BS tại Khoa Bệnh thận & Huyết áp cao tại Đại học Y Brown [Mỹ], cho biết dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến cơ thể giữ lại natri và muối, có thể làm cho huyết áp tăng lên.

Đó là lý do tại sao cần phải dùng thuốc giảm đau liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và sử dụng càng ít càng tốt, theo Live Strong.

3. Có thể gây hại cho thận

Thận là cơ quan bị tác hại nặng nhất nếu lạm dụng thuốc giảm đau.

TS Shah nói, vì thuốc giảm đau ức chế sự tổng hợp prostaglandin, việc sử dụng mạn tính có thể dẫn đến suy thận. Từ đó, khiến lưu lượng máu đến thận kém, dị ứng cấp tính với thuốc giảm đau biểu hiện ở thận, khiến protein tràn ra nước tiểu.

Thuốc giảm đau cũng có thể làm cho bệnh cao huyết áp nặng thêm, có thể gây ra tổn thương cấp tính và mạn tính cho thận, tiến sĩ Shah nói.

Thuốc giảm đau còn có thể gây tích trữ nước và sưng phù ở những người có vấn đề về tim mạch, có thể gây độc cho thận.

Tổn thương thận có thể biểu hiện bằng phù chân, giảm đi tiểu và tiểu ra máu, nhưng hầu hết mọi người không có triệu chứng.

Nguy hiểm là, bệnh thận là một căn bệnh thầm lặng và cách duy nhất để có thể biết được là khi xét nghiệm máu, TS Shah nói.

4. Ảnh hưởng đến thai nhi

Một báo cáo của FDA vào tháng 10.2020 cho thấy bà bầu mang thai từ 20 tuần tuổi trở lên, nếu sử dụng thuốc giảm đau, có thể gây ra các vấn đề về thận hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở thai nhi, làm giảm lượng nước ối và có thể xảy ra biến chứng về sau, theo Live Strong.

Bạn có vô tình dùng quá liều thuốc giảm đau không?

Nếu bạn chắc chắn rằng mình không bao giờ dùng quá liều khuyến cáo, thì hãy xem đây.

Nghiên cứu về dược lý và an toàn thuốc cho thấy 37% dân số dùng nhiều dạng thuốc kết hợp cùng lúc, nhưng không biết cả hai loại đều là thuốc giảm đau.

TS.BS Cryer nói, dùng 2 loại thuốc giảm đau cùng lúc sẽ làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ, theo Live Strong.

Tin liên quan

Tiêm thuốc không phải chuyện đùa!

Dược phẩm được đưa vào cơ thể qua đường tiêm dễ gây nguy hiểm nếu bị sử dụng quá liều, sai công dụng hay không đúng thao tác

  • Tử vong sau tiêm thuốc ở phòng mạch tư

  • Bệnh nhân tử vong sau khi tiêm thuốc kháng sinh

  • Điều dưỡng tiêm nhầm thuốc phun sương cho trẻ

Chị Phan Thị N. [50 tuổi, ngụ tỉnh Long An] sau mấy ngày cảm thấy đau vùng gót chân đã đến nhà một “thầy” ở địa phương chích thuốc giảm đau. Sau 2 ngày với 5 mũi thuốc được chích, chân không những chẳng khá hơn mà bắt đầu có dấu hiệu hoại tử. Tại Bệnh viện [BV] Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, các bác sĩ đã phải cắt bớt một phần gót chân của chị N., đồng nghĩa chức năng của bên chân hoại tử cũng bị ảnh hưởng lớn.

Hỏng mặt, hư chân, thậm chí… tử vong

TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết bệnh nhân N. sẽ còn phải điều trị rất lâu dài. Ban đầu, chị chỉ bị viêm bao gân gót, một chứng bệnh không hiếm gặp ở tuổi này và có lẽ đã khiến chị đau nhức khi trở trời nên mới đi tiêm thuốc. Những mũi tiêm chứa corticoid, dù là loại thuốc để giảm đau thật nhưng với 5 mũi trong 2 ngày thì quá liều trầm trọng nên mới dẫn đến hoại tử.

Mới đây, tại BV Trưng Vương cũng có một nữ bệnh nhân hơn 60 tuổi nhập viện trong tình trạng khắp mặt nổi u, biến dạng. Bà tiết lộ nhiều năm trước có “lỡ” tiêm một ít “mỡ nhân tạo” để làm đầy đặn khuôn mặt, giấu bớt những nếp nhăn do tuổi tác. Thế nhưng, ca mổ không chỉ lấy ra “một ít” mà rất nhiều viên silicone vón cục vốn là một chất bị cấm dùng từ lâu trong ngành thẩm mỹ. Không chỉ có nữ bệnh nhân này, nhiều bệnh nhân khác đã phải đến “cầu cứu” tại Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ của BV này sau khi được tiêm các chất như “mỡ nhân tạo”, “tế bào gốc”, “mỡ trừu”…, thậm chí có trường hợp hoại tử do bị tiêm nhầm vào mạch máu. Nhiều người quyết không tiết lộ nơi tiêm hoặc chỉ cho biết đã tiêm tại tiệm uốn tóc nào đó vì nghĩ thao tác tiêm đơn giản, không phức tạp như mổ xẻ!

Tiêm thuốc vì mục đích gì cũng nên được thực hiện bởi nhân viên y tế

Hồi đầu tháng 6, tại Thanh Hóa cũng có trường hợp ông Đ.T.H [SN 1977] tử vong ngay sau khi tiêm một mũi thuốc trị bệnh ở nhà một “thầy lang vườn” với các biểu hiện giống như sốc phản vệ. Đây không phải là trường hợp tử vong hiếm hoi sau khi những “thầy lang vườn” hay các “bác sĩ” chích dạo “ra tay” theo yêu cầu làm đẹp, giảm đau, hạ sốt, thậm chí chỉ để… bớt mệt của một số người.

Sai thuốc, sai phương pháp đều nguy

Theo TS-BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ BV Trưng Vương, thao tác tiêm thuốc cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu như không được tiêm bởi người có chuyên môn. Tuy tỉ lệ rất hiếm nhưng tai biến tiêm nhầm vào mạch máu nếu xảy ra thì rất nguy bởi điều đó có thể gây hoại tử và độ rộng của vùng hoại tử phụ thuộc vào mạch máu bị tiêm nhầm lớn hay nhỏ. Nguy hiểm hơn, nếu tiêm nhầm vào tĩnh mạch thì có thể gây thuyên tắc phổi và dẫn đến tử vong.

Một mối nguy khác là nhiều phụ nữ khi làm đẹp được tiêm những chất gọi là “mỡ nhân tạo” hay “tế bào gốc”, dù trong thực tế “mỡ nhân tạo” không hề tồn tại trong danh sách các chất làm thẩm mỹ, còn tế bào gốc thì… chưa hề được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. “Tiêm chất không rõ nguồn gốc thì nguy đủ kiểu, thậm chí chúng tôi từng tiếp nhận những bệnh nhân vì được tiêm chích lung tung mà phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng” - BS Khanh cho biết.

TS-BS Nguyễn Tiến Lý cho biết với các trường hợp tiêm thuốc trị bệnh, mỗi loại bệnh đều có nhiều cách điều trị khác nhau và chưa hẳn cứ chích là tốt hơn uống thuốc. Ví dụ, trong các bệnh cơ - xương - khớp, bên cạnh thuốc thì vai trò của các bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cũng quan trọng không kém. “Chích thuốc có thể làm giảm đau nhức, khó chịu tức thời nhưng về lâu dài nếu lạm dụng thì lợi bất cập hại. Chẳng hạn, người già bị đau nhức xương khớp kèm tình trạng loãng xương, lạm dụng corticoid thì xương sẽ càng loãng nhanh hơn. Chưa kể, chích sai thuốc hay sai liều lượng, sai phương pháp cũng nhận hậu quả khó lường” - TS-BS Lý cảnh báo.

Ưu tiên vẫn là thuốc uống

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc tiêm với mục đích chữa bệnh ít khi được dùng tràn lan mà có chỉ định nghiêm ngặt hơn thuốc uống rất nhiều. Thuốc dạng viên vẫn luôn được ưu tiên vì thuốc dùng qua đường tiêm có tác dụng nhanh hơn nhưng tác dụng phụ [nếu có] cũng rất nhanh vì nó được đưa thẳng vào mạch máu, tiếp xúc với hệ miễn dịch, đáng lo ngại nhất là tình trạng dị ứng thuốc và sốc phản vệ.

Bài và ảnh: ANH THƯ

Video liên quan

Chủ Đề