Chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Trung tâm hỗ trợ Sinh viên khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 01/3/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, có chức năng tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng quản lý thống nhất các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Tên tiếng Việt: Trung tâm hỗ trợ sinh viên Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp.

- Tên tiếng Anh: Student support Center Startup and Corporate Relations.

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: SCSCR.

- Địa chỉ: Phòng 103 nhà H2, Trường Đại học Công nghệ GTVT số 54 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

* Chức năng của Trung tâm

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực phục vụ đào tạo, trực thuộc Trường Đại học Công nghệ GTVT, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế và các quy định pháp luật hiện hành.

Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ GTVT, có chức năng tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng quản lý thống nhất các hoạt động hỗ trợ sinh viên Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp

Tham mưu, tư vấn cho Ban Giám hiệu trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp;

Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Nhà trường thực hiện các hoạt động hỗ trợ người học, xây dựng mối quan hệ hợp tác và quan hệ hai chiều với các doanh nghiệp theo những kế hoạch đã được Nhà trường phê chuẩn;

Phối hợp với các bộ phận chức năng Nhà trường để tìm kiếm các nguồn tài trợ, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên khởi nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà trường, giúp sinh viên tiếp cận với các nguồn lực của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội;

Tổ chức, kết nối các hoạt động khởi nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức xã hội, chuyên môn nghiệp vụ và xúc tiến việc làm cho sinh viên.

* Nhiệm vụ của Trung tâm

1. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp: phối hợp với Phòng ban, các Khoa chuyên môn tham gia tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên:

Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường và doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên:

+ Phối hợp, kết nối và tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên với nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Xây dựng triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, trên các kênh thông tin đại chúng;

+ Hàng năm tổ chức chuỗi sự kiện cho sinh viên khởi nghiệp, qua đó tìm những ý tưởng, sản phẩm xuất sắc nhằm kết nối với chương trình khởi nghiệp quốc gia;

Tham gia hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng khởi nghiệp:

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp, đề xuất Ban Giám hiệu Nhà trường và các bộ phận có liên quan xem xét việc đưa vào chương trình đào tạo và là học phần tự chọn để phù hợp với thực tiễn cho sinh viên.

Tạo môi trường và tìm nguồn vốn hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp:

+ Xây dựng và đề xuất lãnh đạo nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo không gian chung cho sinh viên phát huy các tư tưởng sáng tạo, khởi nghiệp;

+ Xây dựng nội dung chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến kết nối sinh viên với doanh nghiệp;

+ Tìm kiếm các nguồn thu hợp pháp trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên;

+ Xây dựng quỹ hỗ trợ cho SV khởi nghiệp từ các nguồn kinh phí xã hội hóa; Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của SV.

Tham mưu giúp Ban lãnh đạo nhà trường hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; cơ chế chính sách hỗ trợ cán bộ, giảng viên, chuyên viên người làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, hoặc sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên;

+ Nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, theo dõi, quản lý, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của sinh viên;

+ Tổ chức các câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các đơn vị sử dụng lao động; tổ chức tham gia các hội chợ việc làm; giúp sinh viên bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp;

+ Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn sinh viên phù hợp với yêu cầu công việc; Xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên đã tốt nghiệp theo từng năm học để giới thiệu cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động;

+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Nhà trường tham gia khảo sát, thống kê về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp làm cơ sở điều chỉnh kịp thời chương trình và ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường việc làm;

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà Nhà trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi ra trường;

+ Phối hợp với các Phòng ban, Khoa chuyên môn quản lý chuyên ngành tổ chức cho sinh viên thực tập, kiến tập, tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước;

+ Thông tin thường xuyên cho sinh viên về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu tuyển dụng giúp sinh viên có những bước chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động khi ra trường.

Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Nhà trường.

2. Hoạt động quan hệ doanh nghiệp: phối hợp với các Khoa, bộ môn và phòng ban chức năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp và cựu sinh viên:

+ Cập nhật các thông tin về tuyển dụng và thị trường lao động qua đó phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng để giới thiệu việc làm cho sinh viên, bao gồm công việc toàn thời gian và bán thời gian;

+ Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các sự kiện như hội chợ việc làm, tọa đàm, hội thảo [mời doanh nhân], tổ chức cho sinh viên kiến tập, thực tập;

+ Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức giảng dạy những kiến thức thực tiễn cho sinh viên chuyên ngành, tăng cường kiến thức thực tiễn cho sinh viên và tối ưu hóa việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn;

+ Phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác tiếp nhận thông tin, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo, NCKH theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các bộ phận chức năng Nhà trường tham gia công tác tổ chức vận động các nguồn tài trợ để hình thành quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên. Tiếp nhận các nguồn tài trợ học bổng, trợ cấp khó khăn từ các cơ quan, doanh nghiệp và cựu sinh viên;

+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng “mềm” trước khi ra trường cũng như các cá nhân, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

+ Liên hệ tìm và giới thiệu chỗ thực tập cho sinh viên năm cuối. Phối hợp tổ chức đưa sinh viên đi tham quan các công ty, đơn vị sản xuất; tham gia các hội chợ việc làm;

+ Tư vấn các vấn đề sức khỏe, tâm lý xã hội cho sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các hoạt động khác: Theo sự phân công của Nhà trường.

Truyền cảm hứng và hỗ trợ thiết thực cho sinh viên khởi nghiệp

04.2017

Khởi nghiệp đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của thanh niên, sinh viên. Mặc dù thời gian qua có khá nhiều chương trình nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, nhưng con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để thanh niên biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực? Chiến lược nào để ý tưởng khởi nghiệp thành công?

Về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS, TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Phóng viên [PV]: Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc định hướng, hỗ trợ thanh niên, trong đó có sinh viên khởi nghiệp mang ý nghĩa như thế nào, thưa Giáo sư?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Đảng, Nhà nước ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Nếu thế hệ trẻ được hun đúc, đào tạo tốt theo những tiêu chí chuẩn mực sẽ góp phần đưa đất nước phát triển bền vững. Đất nước phát triển bền vững được hay không phải dựa trên sự học. Học ở trường, học ở thực tế, học hỏi lẫn nhau và học ở ngay chính trong gia đình mình. Nhưng tôi rất lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta. Hiện nay, Việt Nam tụt hậu xa về nhiều chỉ tiêu so với thế giới và khu vực là do năng lực, chất lượng năng lực tại chỗ còn hạn chế. Tôi nhìn thấy thế hệ trẻ hiện nay có tiềm năng rất lớn. Nếu như họ chịu học, chịu khó lăn lộn, sáng tạo, có ý chí thì tôi tin rằng đất nước sẽ phát triển bền vững và có thể hội nhập thành công.


GS, TS Nguyễn Thị Doan.
 


PV: 
Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] vừa khởi động Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó có việc đưa giảng dạy về khởi nghiệp vào chương trình chính khóa bậc đại học. Theo Giáo sư, việc làm này có đi vào cuộc sống?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Nhà trường là cái nôi, là vườn ươm cho tất cả ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng bấy lâu nay, chúng ta không chú ý nhiều đến điều này, chỉ biết dạy kiến thức mà chưa chú ý nhiều đến việc muốn khởi nghiệp được thì cả sinh viên và nhà trường cần làm những gì, dẫn đến tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh không tính đến đầu ra. Không ít nhà trường chỉ biết lo đầu vào mà không tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát huy trí sáng tạo của mình. Tôi cho rằng, chương trình khởi nghiệp được nhà trường chú trọng là vô cùng quan trọng. Và muốn thực hiện được, tất cả còn phụ thuộc vào yếu tố con người. Đầu tiên là phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu. Nếu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết tâm, thấm nhuần được tầm quan trọng của vấn đề này thì tôi tin là sẽ có thể làm được.

PV: Khởi nghiệp là mong muốn của nhiều thanh niên, đặc biệt là sinh viên khi mới ra trường. Nhiều bạn có ý tưởng khởi nghiệp nhưng để biến ý tưởng đó thành hiện thực lại không hề dễ dàng. Vậy theo Giáo sư, cái khó của những người muốn khởi nghiệp ở Việt Nam là gì?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Ngoài khó khăn về kinh tế, để sinh viên có thể khởi nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như cải cách hành chính, sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, với các hiệp hội để giúp sinh viên nhanh chóng thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Ở đây, tôi muốn phân tích về phía nhà trường gồm cả bậc phổ thông và bậc đại học. Ngay từ khi bước vào bậc PTTH, các em học sinh phải được phân luồng xem ai có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, ai sẽ học nghề. Nhưng có thời gian dài việc phân luồng này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tình trạng mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo đang tồn tại là minh chứng cho điều này. Còn ở bậc đại học, nhà trường chưa quan tâm nhiều đến tính thực tiễn trong đào tạo đang là khiếm khuyết hiện nay.


Niềm vui của các tân cử nhân Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia Hà Nội]


Cụ thể, nhà trường chưa chú ý đến kết nối với các cơ sở thực tế nên việc giảng dạy không bắt nhịp được với hơi thở thực tế, không bắt được tín hiệu của thị trường, không liên hệ, kết nối mối quan hệ với doanh nghiệp nên sinh viên ít có điều kiện tiếp xúc thực tế. Do đó, sinh viên kém năng động, sáng tạo và cả kỹ năng nghề nghiệp. Con số hàng trăm nghìn cử nhân ra trường không tìm được việc làm, chưa nói tới khởi nghiệp, đã nói lên điều này. Hiện nay, kinh tế của chúng ta còn yếu, môi trường để sinh viên tiếp cận với thực tế, kết nối của nhà trường cũng còn yếu. Tất cả đều tạo nên khó khăn khi sinh viên khởi nghiệp.

PV: Vậy sinh viên nên bắt đầu khởi nghiệp từ đâu? Làm thế nào để biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, thưa Giáo sư?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Khởi nghiệp có thể bắt nguồn từ con số 0, từ sự thất bại dù người đó già hay trẻ. Chính sự thất bại sẽ nung nấu cho con người một tinh thần khởi nghiệp tốt. Có rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp đi lên từ sự thất bại, quan trọng là chúng ta có ý chí, nghị lực, dám đương đầu với thách thức, vượt qua được khó khăn hay không.

Làm thế nào để khởi nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là bản thân sinh viên. Khi đã hoàn thành xong chương trình phổ thông, các em bước vào trường đại học với một tinh thần mới, quyết tâm mới. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, sinh viên phải chịu khó sáng tạo trong cách học, tránh học theo lối mòn. Các em cần chủ động tiếp cận thực tế, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích để rèn luyện kỹ năng sống và chuyên môn của mình. Hiện nay, không ít sinh viên ra trường với bằng tốt nghiệp đại học chỉ muốn xin vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Qua nhiều trải nghiệm, tôi thấy những sinh viên chăm học, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cho chuyên môn của mình thì khi ra trường đều sớm tìm được việc làm. Những người như vậy có thể khởi nghiệp được.

Như tôi đã phân tích ở trên, nhà trường là cái nôi để khởi nghiệp, cung cấp kiến thức, tri thức toàn diện cho sinh viên. Ngoài việc tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức để sinh viên có điều kiện thực tế thì yếu tố môi trường giảng dạy, cơ sở vật chất và trình độ giảng viên cũng rất quan trọng. Nhà trường không cho sinh viên được việc làm nhưng nhà trường sẽ cho sinh viên những ý tưởng sáng tạo và định hướng nghề nghiệp. Muốn được như vậy thì đội ngũ giáo viên phải giỏi, phải hiểu nhuần nhuyễn cả lý luận và thực tiễn, có vậy mới truyền được cảm hứng cho sinh viên. Từ cảm hứng đó, sinh viên sẽ nảy sinh ra sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng kiến thức. Và chính thu nhập của nghề giáo cũng là một nguyên nhân khiến tinh thần năng động, sáng tạo của họ trong giảng dạy bị thui chột. Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng đang có nhiều đổi mới theo hướng “căn bản, toàn diện”. Song với yêu cầu hội nhập hiện nay thì chất lượng đào tạo, cụ thể là yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực đang là thách thức với các nhà trường.

Cuối cùng là đối với Nhà nước, tôi cho rằng cần thiết phải tạo điều kiện tốt, có chính sách tài chính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên khi ra trường có thể khởi nghiệp khi có ý tưởng sáng tạo. Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tốt để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhà nước phải là bệ đỡ về mặt tài chính, kết nối thị trường, hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp về cơ sở hạ tầng, thậm chí khi doanh nghiệp khởi nghiệp thiếu vốn, Nhà nước sẽ góp vốn hoặc kêu gọi các nhà đầu tư. Song khâu này nhìn chung còn yếu. Tuy nhiên, với tinh thần khởi nghiệp của Thủ tướng và các địa phương, các nhà trường đang tiếp thu “làn gió” khởi nghiệp đó, tôi tin trong thời gian tới, thế hệ trẻ sẽ được hỗ trợ rất nhiều để khởi nghiệp.

PV: Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

[Theo Quân đội nhân dân]

Page 2

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 3

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 4

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 5

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 6

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 7

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 8

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 9

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 10

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 11

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 12

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 13

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 14

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 15

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 16

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 17

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 18

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 19

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 20

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 21

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 22

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 23

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 24

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 25

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Page 26

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Video liên quan

Chủ Đề