Chữ màn đêm trong tiếng hán là gì

Yết Kiêu [chữ Hán: 歇驕; 1242-1303] tên thật là Phạm Hữu Thế, quê ở làng Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Cùng với Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng, Yết Kiêu là một trong 5 tùy tướng tài giỏi của Hưng Đạo Vương. Yết Kiêu có công giúp nhà Trần chống lại quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13.Tương truyền ông là một trong những mỹ nam tử nổi danh thời Trần nhưng nhất mực chung tình với người con gái chốn quê cũ. Với chiến công, vua Trần đã phong tướng và tước Hầu cho Yết Kiêu: “Triều Trần Hữu Tướng Đệ Nhất Bộ Đô Soái Thủy Quân, tước Hầu”.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Tường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương [nay thuộc thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương]. Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi [nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương]. Cha ông là Phạm Hữu Hiệu, người thôn Hạ Bì và bà Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà. Mẹ là Vũ Thị Duyên, cùng quê Hải Dương. Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát, mẹ bán hàng nước ở bến đò. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực của Trần Hưng Đạo.

Ngày nay vẫn còn tồn tại đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn văn sau trích từ Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến ông:

"Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan cả. [Hưng Đạo] Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: "Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".

Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và lần 3[sửa | sửa mã nguồn]

Yết Kiêu với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” [đi dưới nước ung dung, tự tại như trên đất bằng] đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu [tên một loài cá lớn ngày xưa].

Nhiệm vụ của Yết Kiêu là tìm cách đục thuyền của giặc trong đêm. Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu tìm cách vượt qua hàng lính bảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thuyền giặc. Mỗi thuyền phải đục khoảng trên 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ đã cuộn tròn và buộc dây đút lút lại. Những cuộn giẻ ấy đều được buộc lại với nhau bằng một sợi dây.

Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc. Đến gần sáng khi đã đục đủ số thuyền đã định, Yết Kiêu liền kéo dây khiến những nút giẻ trôi ra khỏi thuyền, khiến hàng chục thuyền giặc bị đắm. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹ nhàng bơi về địa điểm an toàn.

Có lần, Yết Kiêu bị vây bắt ở bãi sông. Ông núp mình dưới những bụi cây mọc lúp xúp và tránh sự lùng sục gay gắt của giặc. Chúng dùng kiếm đâm vào bụi cây, trúng đùi Yết Kiêu. Yết Kiêu cắn răng chịu đựng, khi kẻ thù rút kiếm ra, ông cố gắng chịu đau và dùng tay lau vết máu dính trên lưỡi kiếm để kẻ thù không phát hiện thấy mình...

Sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Bảng nhãn Lê Đỗ được triều Trần cử sang Nguyên triều đi sứ, mong nối lại hoà khí với nước mạnh hơn mình mà mang lại hoà bình cho nhân dân đất Việt. Yết Kiêu vốn là võ tướng thuỷ quân được cử làm tướng hộ vệ Lê Đỗ.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Yết Kiêu mất ngày 28 tháng chạp năm Quý Mão [1303], hưởng thọ 61 tuổi. Khi ông mất, vua Trần cho lập đền thờ ở bờ sông Hạ Bì quê ông là đền Quát. Khu đền đã trải qua hơn 700 năm, đến thế kỷ XVII- XVIII được tôn tạo khang trang và tu sửa nhiều lần vào triều Nguyễn. Khu di tích đền Quát được xếp hạng quốc gia [28-1-1989].

Lễ hội đền Quát thường diễn ra vào rằm tháng giêng và rằm tháng tám. Vào dịp này, nhân dân địa phương và khách thập phương lại trở về vùng sông nước Hạ Bì, trước là lễ tạ thành hoàng Yết Kiêu, sau là dự hội làm bánh, hội đua thuyền.

BỘ NHẤT 一 部

一 NHẤT 1 : một, số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả. 2 : cùng, như sách Trung dung nói : Cập kì thành công nhất dã 及 其 成 功 - 也 : Đến lúc nên công cùng như nhau vậy. 3 : dùng về lời nói hoặc giả thế chăng, như : vạn nhất 萬 - [muôn một], nhất đán - 旦 [một mai] v.v.... 4 : bao quát hết thẩy, như : nhất thiết - 切 [hết thẩy], nhất khái - 概 [một mực thế cả] v.v.... 5 : chuyên thuộc về một mặt, như : nhất vị - 味 [một mặt] nhất ý - 意 [một ý] v.v...

1 NÉT[sửa]

丁 ĐINH 1 : Can đinh, can thứ tư trong mười can. 2 : đang, như đang để tang cha mẹ gọi là đinh ưu - 憂 nghĩa là đang ở lúc đau xót vậy. 3 : người, như : thành đinh 成 - nghĩa là người đã đến tuổi thành nhân. 4 : đã lớn, là đã phải đóng thuế, như ta 18 tuổi phải đóng sưu vào sổ đinh gọi là đinh tịch - 藉. 5 : kẻ làm lụng, như : bào đinh 庖 - là người nấu bếp, viên đinh 園 - là người làm vườn v.v.... 6 : răn bảo kĩ càng, như : đinh ninh - 寧. 7 : chữ, như : Mục bất thức đinh 目 不 識 - mắt chẳng biết một chữ. Một âm là chênh, như : Phạt mộc chênh chênh 伐 木 - - chặt cây chan chát.

七 THẤT 1 : bảy, tên số đếm. 2 : có nghĩa chỉ về tên thể văn, như : lối văn Thất vấn thất đáp - 問 - 答 của Mai thừa, lối văn song thất của ta.

2 NÉT[sửa]

万 VẠN 1 : muôn, cũng như chữ vạn 萬. Một âm là mặc, như : mặc kỳ - 俟 là họ Mặc kỳ.

丈 TRƯỢNG 1 : trượng, mười thước ta là một trượng. 2 : đo, như thanh trượng 清 - nghĩa là đo xong số ruộng đất nào rồi. 3 : già cả, như : lão trượng 老 -, trượng nhân - 人 [người già cả]. Bố vợ gọi là nhạc trượng 岳 -.

三 TAM 1 : ba, tên số đếm. Một âm là Tám : hai ba lần, đọc đi đọc lại, như : Nam dong tám phúc bạch khuê 南 容 - 復 白 圭 ông Nam dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

上 THƯỢNG 1 : trên. Phàm ở trên đều gọi là Thượng, như : thượng bộ - 部 bộ trên, thượng quyển - 卷 quyển trên, thượng đẳng - 等 bực trên v.v.... 2 : ngày xưa gọi Vua là chúa thượng 主 -, gọi ông vua đang đời mình là kim thượng 今 -. Một âm là thướng 上. 1 : lên, như thướng đường - 堂 lên thềm. 2 : dâng lên, như thướng thư - 書 dâng tờ thư, thướng biểu - 表 dâng biểu v.v...

下 HẠ 1 : dưới, đối lại với chữ thượng, phàm cái gì ở dưới đều gọi là hạ. 2 : bề dưới, lời nói nhún mình với người trên, như : hạ tình - 情 tình kẻ dưới, hạ hoài - 懷 tấm lòng kẻ dưới. Một âm là há 下. 1: xuống, từ trên xuống dưới, như : há sơn - 山 xuống núi, há lâu - 樓 xuống lầu. 2 : cuốn, như : há kì - 旗 cuốn cờ; há duy - 帷 cuốn màn, v.v...

3 NÉT[sửa]

不 BẤT 1 : chẳng, như : bất khả - 可 chẳng khá, bất nhiên - 然 chẳng thế v.v... 2 : Một âm là phầu, là lời nói lưỡng lự chưa quyết hẳn, như : đương phục như thử phầu 當 復 如 此 - sẽ lại như thế chăng ? Cũng đọc là chữ phủ. Một âm là phi : lớn, như : phi hiển tai văn vương mô - 顯 哉 文 王 謀 cả rõ rệt thay mưu vua Văn Vương.

丐 CÁI 1 : xin, như : khất cái 乞 - người ăn mày ăn xin. 2 : cho, như : thiêm cái hậu nhân 沾 - 後人 để ơn lại cho người sau.

丑 SỬU 1 : một chi trong 12 chi. Từ 1 giờ đêm đến 3 giờ sáng là giờ sửu. 2 : vai hề trong tuồng Tàu cũng xưng là sửu.

4 NÉT[sửa]

且 THẢ 1 : vả, lời nói giáo đầu, như : thả phù - 夫 vả chưng. 2 : lời nói chuyển sang câu khác. Như huống thả 況 - phương chi lại. 3 : hãy thế. Như : tạm thả 暫 - tạm hãy thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả 苟 -. 4 : sắp. Như : thả tận - 盡 sắp hết. 5 : lại. Như kinh Thi nói : Quân tử hữu tửu đa thả chỉ 君 子 有 酒 多 - 旨, quân tử có nhiều rượu lại ngon. 6 : vừa, lời nói lúc vội vàng. Như : thả chiến thả tẩu - 戰 - 走 vừa đánh vừa chạy. Một âm là thư, lời nói lóng. Tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói : Kì lạc chỉ thư 其 樂 只 - thửa vui vui lắm thay !

丕 PHI : lớn lao, như phi cơ - 基 nghiệp lớn.

世 THẾ 1 : đời, ba mươi năm là một đời, hết đời cha đến đời con cũng gọi là một đời, như : nhất thế 一 - một đời, thế hệ - 系 nối đời. 2 : họ nhà vua thay đổi cũng gọi là nhất thế 一世, cho nên sách thường gọi tóm cả cuộc đời là thế, như : thịnh thế 盛 - đời thịnh, quí thế 季 - đời suy. 3 : lại có nghĩa nói về sự giao tiếp của xã hội, như : thế cố - 故 thói đời. 4 : nối đời, như bác ruột gọi là thế phụ - 父, con trưởng vua chư hầu gọi là thế tử - 子. 5 : chỗ quen cũ, như : thế giao - 交 đời chơi với nhau, thế nghị - 誼 nghĩa cũ với nhau, hết thẩy ai có tính chơi với hàng trên mình trước đều gọi là thế 世 cả, như con thầy học mình gọi là thế huynh - 兄.

丘 KHÂU 1 : cái gò, tức là đống đất nhỏ. 2 : phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khâu. 3 : hợp, ngày xưa gọi sách địa dư là cửu khâu 九 - nghĩa là các thứ trong chín châu đều hợp cả ở đấy. 4 : lớn, xưa gọi chị dâu trưởng là khâu tẩu - 嫂. 5 : tên đức Khổng tử, vì thế nên sách Hán đổi chữ 丘 làm 邱. Một âm là khiêu, như : tỉ-khiêu 比 - dịch âm tiếng Phạm, người tu đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

丙 BÍNH : một can trong mười can. Nhà tu luyện xưa cho can bính thuộc hành hỏa, nên có nghĩa là lửa, như phó bính 付丙 cho vào lửa đốt.

5 NÉT[sửa]

丞 THỪA : giúp đỡ, như thừa tướng - 相 chức quan giúp vua. Các nha có đặt người giúp việc cũng gọi là thừa, như : phủ thừa 府 -, huyện thừa 縣 - v.v... Nguyên âm là chưng.

丟 ĐÂU : mất hẳn, cái gì đi không lại nữa gọi là đâu.

7 NÉT[sửa]

並 TỊNH : gồm, đều, như tịnh lập - 立 đều đứng, tịnh hành - 行 đều đi v.v... Có chỗ viết 竝.

PHỤ LỤC[sửa]

与 DỮ : tục dùng như chữ 與.

两 両 LẠNG : cũng như chữ lạng 兩.

丣 DẬU : tức là chữ 酉.

丢 ĐÂU : nguyên là chữ 丟.

Chủ Đề