Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau nghĩa là gì

Được viết ngày Thứ ba, 10 Tháng 7 2018 04:18

Nguoidepvn.vn - Vượt qua Vòng Sơ kết Miss Photogenic Vietnam 2018, Nguyễn Ngọc Anh Thư đến từ Quảng Ngãi đã có những nhận xét rất sâu sắc về nhân vật Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Thí sinh đến từ vùng đất Quảng - Nguyễn Ngọc Anh Thư mang SBD 140 đã nhận được câu hỏi kiểm tra kiến thức tại vòng bán kết Người đẹp ảnh Việt Nam 2018: “Bạn đánh giá thế nào về nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du? Hãy liên hệ với người phụ nữ hiện đại để tìm ra nét đẹp chung của người phụ nữ Việt Nam?”

Vẻ đẹp của người con gái xứ Quảng - nhẹ nhàng mà thanh thoát

Chia sẻ với Nguoidepvn.vn, Anh Thư nói: “Truyện Kiều không chỉ là kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du mà còn là một niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam. Không riêng gì trong văn học Việt Nam mà ngay cả văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào có sức lan tỏa, sức sống lâu bền và nhận được nhiều tình cảm yêu mến lớn lao từ nhiều thế hệ độc giả như Truyện Kiều. Sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ là về nội dung hay nghệ thuật thơ Nôm độc đáo của tác giả mà phần lớn còn là vì Nguyễn Du đã “sinh” ra một đứa con tinh thần tuyệt đẹp: Thúy Kiều.

Mở đầu tác phẩm là lời tự sự, suy ngẫm và dự báo của tác giả về cuộc đời của một“hồng nhan” với một số phận truân chuyên phải trải qua “một cuộc bể dâu”. Theo từng trang thơ hiện thực đời sống và cuộc đời nàng Kiều hiện lên như những thước phim chiếu chậm trong bối cảnh xã hội đang trên đà suy thoái.

“Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”...

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Trước tiên Kiều là một người đẹp! Một vẻ đẹp hài hòa quyện lẫn bởi SẮC- TÀI-

TÌNH. Nét đẹp ấy khiến cho hoa cũng phải ghen, liễu hờn kém xanh.

.... “Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”...                                             

Không những đẹp, Kiều còn thông minh và đa tài, điều đó đã được Nguyễn Du miêu tả với những mỹ từ.

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”...

Trong cơn gia biến của gia đình, nàng đành lòng nén chữ tình, quyết định bán thân cứu cha. Quyết định làm tròn chữ hiếu đã khiến cho cuộc đời nàng lênh đênh trong xã hội Nho giáo khắc nghiệt.

 Mười lăm năm lưu lạc truân chuyên trôi nổi nhưng nàng không trách, không than oán hận. Kiều còn hy sinh tình yêu đôi lứa khi đứng ra tác thành cho em mình với tình quân trong mộng: Kim Trọng - Thuý Vân... chuyện cũ như nước chảy qua cầu, giữa hai người giờ là bạn hữu:

...“ Khi chén rượu khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”...

Cô gái sống nội tâm và luôn biết học hỏi, vươn lên trong cuộc sống

Một con người tài sắc vẹn toàn với khát vọng vươn lên đấu tranh cho tự do hạnh phúc đời mình đã bị xã hội phong kiến đạp chà bóp nghẹt! Trong đêm dài đen tối của xã hội phong kiến đương thời, thân phận con người nhỏ nhoi như chiếc thuyền nan giữa biển khơi trong cơn giông tố. Cái kết trầm mình xuống dòng Tiền Đường thể hiện sự bất lực bế tắc của con người, cũng là câu hỏi máu lệ trong một đoạnđường không lối thoát.

Người phụ nữ hiện đại luôn sánh vai cùng nam giới, chia sẻ gánh nặng, đảm trách những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, có tiếng nói quyết định trong những quyết sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...

Một trong những tấm gương và là hai nữ lãnh đạo được nhân dân tin yêu là bộ trưởng bộ Y tế bà Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai nữ lãnh đạo là niềm tự hào về trí tuệ, bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế! Ta bắt gặp ở người phụ nữ hiện đại những vẻ đẹp còn vẹn nguyên của nàng Kiều thuở xưa: tài năng, xinh đẹp, thông minh, hiếu nghĩa, bao dung và chung thủy. Nhưng vẻ đẹp ấy còn ẩn chứa sự chủ động, mạnh mẽ, kiên cường, không đầu hàng trước số phận.

Là một công dân sinh ra và lớn lên dưới chế độ mới, em càng ý thức được trách nhiệm tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, ra sức học tập để nắm bắt tri thức, để xứng đáng là người con có ích cho gia đình và xã hội”.

Anh Thư tự tin khoe dáng với bikini

Nguyễn Ngọc Anh Thư

Tại Vòng bán kết Miss Photogenic Vietnam 2018 - Người đẹp ảnh Việt Nam 2018, BTC quyết định sẽ chọn hai thí sinh có điểm tổng cao nhất [quy đổi từ điểm Like, chia sẻ, nhắn tin bình chọn qua tổng đài 8655] để vào thẳng Vòng Chung kết Miss Photogenic Vietnam 2018.

Nếu các bạn yêu thích thí sinh Nguyễn Ngọc Anh Thư SBD 140  hãy truy cập vào Trang điện tử www.nguoidepvn.vn click vào chuyên mục “Người đẹp phát ngôn” tìm tên thí sinh yêu thích và tiến hành bình chọn theo cách sau:

 Like bài viết của Thí sinh được quy đổi là 01 Điểm

 Chia sẻ bài bài viết của Thí sinh lên mạng xã hội được quy đổi là 03 Điểm

 Nhắn tin bình chọn theo cú pháp NDA [dấu cách] 140 gửi về Tổng đài 8655 được quy đổi là 10 Điểm

  [Trong đó NDA là viết tắt của Cuộc thi Người Đẹp Ảnh, 140 SBD là Số báo danh của Thí sinh] cơ hội cho ban ấy vào chung kết.

Công bố top 40 cô gái xuất sắc nhất vào Vòng bán kết Miss Photogenic Vietnam 2018 

Thu Bình - Nguoidepvn

1.

- Từ 'dâu" [bể dâu] trong đoạn thơ trên dùng theo hiện tượng chuyển nghĩa của từ: nghĩa chuyển.Từ này có nghĩa là chỉ những biến cố, thay đổi lớn trong của xã hôi phong kiến thời bấy giờ mà tác giả đã chứng kiến

2.

- Lời dẫn trực tiếp:

Trong hai câu thơ mở đầu của "Truyện Kiều", Nguyễn Dũ đã viết:

 " Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

- Lời dẫn gián tiếp:

Trong hai câu thơ mở đầu của "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã viết rằng: Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Tiếng Kiều Đồng Vọng

Đọc Kim Vân Kiều truyện ta không dễ dàng hiểu nổi. Ta trưởng thành đến đâu, Kiều cho ta hiểu đến đó. Dẫu thuộc Kiều, đọc Kiều bao nhiêu lần cũng chưa đủ để gọi là hiểu.

Kiều là muôn màu của đời sống, cuộc sống con người. Kiều là thân phận con người trong một thời đại, là tầm vóc văn hoá, là giá trị vượt thời gian, không gian.

Không dám bình thơ Kiều, càng không dám giải thích ý nghĩa câu chữ truyện Kiều, tôi chỉ mạn phép ghi lại những suy nghĩ riêng tư của mình khi đọc Kiều.

Điều lạ là khi viết xong, đọc lại thấy phải viết khác, nghĩ khác đi. Không lẽ vì thế mà không viết…

Viết như một cách suy nghĩ và ghi lại để xem xem mình đang ở mức hiểu biết nào, và để biết Kiều cho mình hiểu đến đâu.

Đọc Kiều để sống tốt hơn chứ không phải chỉ để biết, để vui, chứ không phải là hiểu theo nghĩa mà cụ Nguyễn Du khiêm tốn bảo rằng “Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh”.

TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA
CHỮ TÀI CHỮ MỆNH KHÉO LÀ GHÉT NHAU

Ai cũng hiểu, cũng biết, cũng thuộc hai câu này. Hiểu đến đâu, biết đến đâu được là chuyện của nhân duyên, của vốn sống, sự hiểu biết và sự đầu tư suy nghĩ…

Cõi người ta với đủ mọi thứ hay dở, tốt xấu, cao thượng và mưu toan hãm hại nhau… là cõi của người bình thường trong đó có cả những Người viết hoa và những kẻ tồi bại, mưu ma chước quỷ.

Chỉ trăm năm ngắn ngủi, mà chuyện của cõi người ta, cõi con người thôi chứ không nói đến cõi tâm linh, cõi thần tiên, địa ngục.. mà đã có vô số chuyện trên đời.

Tài năng, tài ba, thiên bẩm, thiên phú trời chỉ cho một ít người. Họ là vốn liếng của cộng đồng xã hội nhưng, thay vì yêu quý, nâng niu tự hào về họ, người ta lại ganh ghét hãm hại họ. Điểm này là điềm báo sự tha hoá, xuống dốc của một xã hội kéo chùm nhau xuống theo nghĩa không cho ai hơn mình.

Chỉ một Bill Gates mà nước Mỹ đã được vinh danh, chỉ một Pélé mà Brazil tự hào về huyền thoại bóng đá…

Nguyễn Du nói như nêu ra qui luật “tài mệnh tương đố”. Đó là qui luật của một xã hội có tầm nhìn rất hạn hẹp, thiển cận đến bệnh hoạn. Câu nói đùa “hồng nhan bạc tỉ” nói lên cái nhìn mới hơn rồi đó.

“Khéo” trong “khéo là ghét nhau” đã nói lên sự man trá, tàn bạo khủng khiếp hiện hữu dưới mọi hình thái tinh vi khó mà phát hiện. Chỉ ai là nạn nhân mới hiểu nổi chữ “khéo” này …

Kiều chỉ cho những người tài ba, tài hoa cách né tránh qui luật trên bằng lối biết ẩn mình, che giấu tài năng. Bằng cách đừng lấy chữ tài mà sống. “Có tài mà cậy chi tài” vì “chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Tội nghiệp, tội nghiệp quá Kiều ơi! Ngày nay người ta bỏ tỉ tỉ đồng để mua, để đào tạo người tài và những quốc gia ấy đang làm cả thế giới ngưỡng mộ.

Cụ Nguyễn Du có nhìn trước chăng, có biết trước chăng sự chảy máu chất xám của những quốc gia đang bị khát, đang rất cần đến … người tài như người đang đói mà đem gạo đổ đi.

Video liên quan

Chủ Đề