Chương trình cải cách giáo dục lớp 1

Năm học 2021-2022 mới là năm thứ 2 ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng thời gian qua đã có nhiều chuyện lùm xùm về những hạn chế của một số đầu sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6.

Hết chuyện “sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 [bộ sách Cánh Diều], sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 [bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống], sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 [bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống]… thì bây giờ lại đang ồn ào chuyện không dạy chữ “P” trong sách Tiếng Việt lớp 1 [bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống].

Phải nói rằng có rất nhiều chuyện đáng bàn đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà dư luận phản ánh, lên tiếng ngay từ khi chương trình tổng thể, chương trình môn học còn trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo chứ không chỉ riêng sách giáo khoa bây giờ.

Chỉ tiếc những ý kiến của các nhà giáo, các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục nước nhà đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm thấu đáo nên khi thực hiện ở các nhà trường thì những sai sót đó càng khó được khắc phục.

Văn bản "Tôi đi học" trong sách giáo khoa lớp 1, tập 2 [Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống]

bị cắt gọt tùy tiện. Ảnh: Vương Thuỷ

Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua

Kể từ năm 1945 đến nay, ngành giáo dục nước nhà đã có 5 lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đó là: cải cách giáo dục năm 1950; cải cách giáo dục năm 1956; cải cách giáo dục năm 1979; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018.

Trong những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018.

Bởi lẽ, chương trình, sách giáo khoa năm 2000 thì tập trung vào việc tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Đến chương trình, sách giáo khoa năm 2018 thì hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Nhìn lại những lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa trong mấy chục năm qua, chúng tôi thấy lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và năm 2018 là được triển khai toàn diện nhất, có đầu tư nhiều nhất.

Hơn nữa, trong số những tổng chủ biên, chủ biên, tác giả chương trình tổng thể, chương trình môn học và sách giáo khoa của chương trình năm 2018 có rất nhiều người đã là tác giả chương trình, sách giáo khoa năm 2000.

Tuy nhiên, về cơ bản thì hơn 20 năm qua thì giáo dục nước nhà vẫn chưa được định hình rõ nét. Việc đổi mới giáo dục vẫn gặp nhiều khó khăn, đang đi trên một con đường gập ghềnh nhiều trắc trở và manh mún.

Chỉ tính riêng chương trình năm 2000 cũng có quá nhiều chuyện đáng bàn. Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và dẫn đến tình trạng nhiều đầu sách được thiết kế chỉ dùng một lần rồi bỏ nên đã gây ra rất nhiều lãng phí.

Sự ra đời của mô hình trường học mới [VNEN] rồi cũng nhanh chóng chết yểu… cùng với dự án 87 triệu USD.

Đó là chưa kể hàng loạt sách giáo khoa Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật được thay đổi giữa chừng theo nhiều dự án đi kèm cùng gần chục lần giảm tải, tích hợp chủ đề... khiến cho giáo viên phải quay như chong chóng trước những thay đổi của Bộ.

Chưa có lần thay đổi chương trình nào có những thị phi, rối rắm như chương trình 2018

Năm học 2020-2021, Bộ triển khai thực hiện chương trình 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.

Trong số này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; và 1 bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện cuốn chiếu. Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.

Thế nhưng, chỉ sau gần 2 năm triển khai thì những bất cập, hạn chế đã xảy ra.

Thứ nhất là sự biến mất của 2 bộ sách: Cùng học để phát triển năng lực và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục một cách bí ẩn, khó hiểu khiến cho những trường học đã thực hiện 2 bộ sách này gặp khó khăn.

Thứ hai là việc Bộ chủ trương “tích hợp” nhiều môn học ở cấp trung học cơ sở khiến cho các nhà trường lúng túng trong việc bố trí giáo viên, xếp thời khóa biểu, phân chia tỉ lệ kiến thức, vào điểm kiểm tra.

Một môn học có 2-3 giáo viên dạy, thậm chí Nội dung giáo dục địa phương có tới 6 viên dạy trên định mức cả năm cho môn học này là 35 tiết. Có những môn học dạy, kiểm tra độc lập như Âm nhạc, Mĩ thuật nhưng khi vào điểm thì gộp chung thành môn Nghệ thuật.

Chẳng có lần đổi mới nào lại “lạ” như lần này. Một số môn học chỉ 1 cuốn sách giáo khoa mà có từ 2- 6 giáo viên dạy nhưng cuối cùng lại cộng dồn vào 1 đầu điểm và 1 nhận xét chung.

Thứ ba là chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ giao cho các nhà xuất bản thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và đưa vào giảng dạy đại trà ngay nên gần như các sách giáo khoa đều có “sạn”.

Tất nhiên, khi phát hiện ra “sạn” thì phải chỉnh sửa, bổ sung trên một diện rộng và những thiệt thòi, khó khăn thì giáo viên, học trò và phụ huynh…nhận hết.

Thứ tư là việc bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa còn hình thức, qua loa chưa chú trọng chất lượng. Các nhà xuất bản chủ trì “tập huấn” nhưng chủ yếu là giới thiệu tác giả và nhấn mạnh ưu điểm của bộ sách mà mình biên soạn, xuất bản là chính.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới bắt đầu đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ, khắc phục.

Một vòng đời của chương trình, sách giáo khoa kéo dài hàng chục năm trời, dạy cho hàng chục triệu con người nhưng nhưng ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện đã khiến cho dư luận chưa thực sự yên tâm.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

LÊ VĂN MINH

Theo lộ trình được Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, học sinh lớp 1 nhập học năm học 2020 - 2021 sẽ là khóa đầu tiên được áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Do đó, không chỉ giáo viên, mà các bậc phụ huynh cũng nên nắm được những thay đổi quan trọng, những điểm mới của Chương trình này.

Hiện nay, việc ban hành Bộ sách giáo khoa mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xúc tiến thực hiện và sẽ được công bố trước khi năm học 2020 – 2021 bắt đầu [tháng 9/2020].

Từ năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 học Chương trình giáo dục phổ thông mới [Ảnh minh họa]


3 thay đổi về Chương trình giáo dục của học sinh lớp 1

Có rất nhiều điểm thay đổi trong Chương trình giáo dục phổ thông mới liên quan đến nội dung các môn học. Tuy nhiên, nhìn chung có một số điểm thay đổi lớn như sau mà các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 trong năm học tới cần biết:

- Giảm số lượng môn học:

Có 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc với học sinh lớp 1 bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc và Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm.

So với trước đây, số môn học đã được giảm tải [trước đây học sinh lớp 1 phải học đến 10 môn].

- Thống nhất học 2 buổi/ngày:

Nếu như trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông cũ cho phép các trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày hoặc 01 buổi/ngày thì nay, Chương trình mới thống nhất thực hiện dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 07 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.

Chỉ riêng những trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chương trình học giảm lý thuyết, thiên về trải nghiệm:

Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được học về các hoạt động trải nghiệm, và đây được coi là một hoạt động giáo dục bắt buộc.

Cụ thể, học sinh được học một số việc tự chăm sóc bản thân; Sắp xếp nhà cửa gọn gàng; Làm quen với bạn mới; Thiết lập mối quan hệ với hàng xóm…

>> Toàn văn Chương trình giáo dục phổ thông mới  


Lan Vũ

Video liên quan

Chủ Đề