Chuột Hamster cắn có bị dại không

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho cháu hỏi chuột Hamster cắn có gây bệnh dại không? Cháu bị chuột hamster cắn, bị rớm máu và cháu đã đi tiêm phòng uốn ván ngay trong ngày sau khi bị cắn. Bác sĩ không yêu cầu cháu tiêm phòng dại. Mong bác sĩ tư vấn, cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Văn Phong - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chuột Hamster cắn có gây bệnh dại không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh dại: Chuột và các động vật thuộc họ gặm nhấm ít bị nhiễm virus dại và chưa có báo cáo về việc lây truyền virus dại cho người từ nhóm động vật này.

Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh nếu như bị chuột hamster cắn. Vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường như sốt, đau đầu, đau mỏi cơ,...thì bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên sâu, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn còn thắc mắc về chuột Hamster cắn, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Cháu bị chuột hamster cắn 1 tuần nay, tuy vết cắn không sưng nhưng cháu vẫn lo lắng không biết bị chuột hamster cắn có sao không và có nguy cơ nhiễm bệnh từ chuột không? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp. Cháu xin chân thành cảm ơn!

Đặng Hiệp Đức [2000]

Chào bạn! Với câu hỏi: “Bị chuột hamster cắn có sao không?” thì bác sĩ xin trả lời như sau: Bạn có thể mắc bệnh nếu như bị chuột hamster cắn, vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường như sốt, đau đầu, đau mỏi cơ...thì bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị chuyên sâu, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Đôi khi vì một chút bất cẩn trong quá trình tiếp xúc với chuột hamster mà người nuôi có thể bị bé cắn. Lúc này câu hỏi cần được giải đáp chính là vì sao chuột Hamster lại cắn người? Cách xử lí khi bị Hamster cắn như thế nào?

Thực chất, chuột Hamster có thể mang những mầm bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể đoán trước được. Do đó, nếu bạn đang có ý định nuôi một bé để bầu bạn thì cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề có liên quan đến trường hợp này để có cách xử lý phù hợp khi bị bé cắn nhé! và an toàn nhất!

  • Tại sao chuột Hamster lại cắn người 
    • Do bị giật mình
    • Khi bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe 
    • Do nhầm lẫn với đồ ăn
  • Bị chuột Hamster cắn có nguy hiểm không?
    • Trong trường hợp bị chuột Hamster cắn nhưng không chảy máu
    • Trong trường hợp bị chuột Hamster cắn chảy máu
  • Những vấn đề có thể xảy ra khi bị chuột Hamster cắn
  • Những điều cần làm để ngăn ngừa chuột Hamster cắn người 
  • Cách xử lí khi bị chuột Hamster cắn 
  • Khi chuột Hamster cắn có cần chích ngừa phòng dại không?

Với tính cách và ngoại hình dễ thương, tinh nghịch, chuột Hamster trở thành một trong những thú cưng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chuột Hamster có thể bất chợt cắn bậy. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:

Do bị giật mình

Khi bị giật mình thì bất cứ ai cũng trở nên hoảng sợ và chống cự như một phản xạ tự nhiên, chuột Hamster cũng thế. Đặc biệt là trong trường hợp chú chuột đang ngủ hoặc đang tập trung làm một việc gì đó, nếu bạn bất thình lình chạm vào hoặc bế chúng lên thì các bé có thể bị hoảng sợ và quay sang cắn ngay lập tức.

CLICK ĐỂ XEM CÁC SẢN PHẨM HAY HO CHO BOSS NHA

Nếu chú chuột giật mình nhẹ thì có thể chỉ gây trầy xước, còn bị hoảng sợ tột độ thì sẽ cắn mạnh và có thể khiến bạn bị chảy máu.

Khi bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe 

Hamster thường cắn người khi đang có các vấn đề về sức khỏe. Nếu không thường các bé Hamster rất thân với bạn nhưng một ngày nọ chúng không chấp nhận những cử chỉ vuốt ve, âu yếm từ bạn mà trở nên hung dữ thì tốt nhất đừng cố chạm vào mà hãy đưa bé đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

Đa phần những chú chuột đang bị thương hoặc mắc một chứng bệnh nào đó sẽ rất bài xích khi người khác chạm vào mình. Vì bé có thể bị đau hoặc đang cáu, đặc biệt là những cô chuột cái đang mang thai. Chúng không chỉ bài xích con người mà còn ghét cả những chú chuột Hamster đực khác nữa.

Do nhầm lẫn với đồ ăn

Bị chuột Hamster cắn do nhầm lẫn tay bạn với đồ ăn là chuyện rất thường xuyên xảy ra. Có thể bạn chưa biết, nhưng thị giác của chuột hamster cực kỳ kém, chúng điều hướng bằng cách sử dụng khứu giác là chính. Đó là lý do, nếu trên tay hoặc cơ thể của bạn có một mùi hương nào đó giống với đồ ăn, chúng sẽ bị nhầm lẫn ngay. Lúc này bị chuột cắn chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. 

Bị chuột Hamster cắn có nguy hiểm không?

Có thể nói, việc bị chuột Hamster cắn là trường hợp không quá xa lạ với những người nuôi loại hình thú cưng này. Chúng ta có thể nghĩ chuột Hamster nhỏ bé nên không có gì nguy hiểm, nhưng thực ra chúng cũng giống với chó mèo, đều có khả năng mang mầm bệnh nên đừng quá chủ quan. 

Trong trường hợp bị chuột Hamster cắn nhưng không chảy máu

Thông thường, trong trường hợp bị chuột Hamster cắn mà chỉ may mắn bị trầy xước nhẹ, không chảy máu thì cũng không cần quá lo lắng. Lúc này bạn chỉ cần bình tĩnh rửa sạch miệng vết thương chỗ bị cắn là được. Đừng quên dùng nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát khuẩn nhé.

Trong trường hợp này có thể chú chuột chỉ nghĩ rằng đây là vết cắn yêu hoặc nhầm lẫn tay bạn thành thức ăn mà thôi.

Trong trường hợp bị chuột Hamster cắn chảy máu

Tuy nhiên, trong trường hợp bị chuột Hamster cắn đến mức chảy máu thì sẽ là một vấn đề không hề đơn giản. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu vết thương ngay lập tức. Hãy giữ chặt chỗ bị cắn và nặn cho máu từ vết thương chảy ra ngoài.

Sau đó lập tức rửa sạch bằng nước và xà phòng, nước muối pha loãng hoặc các dung dịch sát khuẩn trong vòng 10 phút. Đồng thời giữ vết thương tránh xa những nguồn có thể gây ô nhiễm, tốt nhất nên dùng băng gạc che kín lại. 

Sau đó quan sát vết cắn trong vòng 4 đến 12 tiếng, nếu phát hiện chỗ bị cắn có dấu hiệu sưng đỏ, bị đau thì cần phải tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay lập tức. Lúc này, bạn có thể phải dùng đến kháng sinh và chích ngừa bệnh dại để ngăn ngừa những trường hợp tệ nhất có thể xảy ra.

Những vấn đề có thể xảy ra khi bị chuột Hamster cắn

Theo như những phân tích ở trên, có thể thấy bị chuột Hamster cắn trong một số trường hợp sẽ rất nguy hiểm. Các bác sĩ thú y cho rằng, khi bị Hamster cắn chảy máu và có những dấu hiệu bất thường mà không đi khám, tiêm ngừa và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến một số chứng bệnh nguy hiểm.

Điển hình nhất có thể kể đến như bệnh dại, dịch hạch, uốn ván, hoặc viêm phổi,… Ngoài ra, chuột Hamster có răng rất dài, chúng có thể ghim sâu vào da và gây ra rất nhiều đau đớn. Do đó khi bị cắn, tốt nhất bạn hãy bình tĩnh và giúp chú chuột thư giãn để bé tự nhả ra một cách nhẹ nhàng chứ đừng giãy và lắc mạnh vì có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.

Đặc biệt, không được la hét và đánh bé. Vì bạn có thể vô tình khiến chú chuột trở nên hoảng sợ hoặc giận dữ và siết chặt răng hơn.

Những điều cần làm để ngăn ngừa chuột Hamster cắn người 

Để hạn chế tối đa tình trạng bị chuột Hamster cắn, người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào người bé để hạn chế tình trạng chúng lầm tưởng tay của bạn là đồ ăn. Tốt nhất nên mang găng tay khi tiếp xúc với chuột Hamster.
  • Luôn cung cấp cho bé đầy đủ đồ chơi đặc biệt là những món đồ để gặm nhấm và mài răng 
  • Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để bé không bị khó chịu trong người
  • Thường xuyên đưa chuột Hamster đi thăm khám định kỳ và kiểm tra cơ thể
  • Hạn chế thay đổi môi trường sống cho bé quá nhiều
  • Không chạm vào chuột khi chúng đang nghỉ ngơi, cáu gắt, mệt mỏi hoặc mang thai.

Cách xử lí khi bị chuột Hamster cắn 

Khi bị chuột Hamster cắn, người nuôi cần nhớ và thực hiện những hành động sau đây: 

  • Không phản ứng mạnh, không vùng vẫy, la hét hay đánh đập vì sẽ khiến bé hoảng loạn, kích động và cắn mạnh hơn. Điều bạn cần làm là đưa bé trở vào lồng, giúp nó bình tĩnh trở lại. Một lúc sau nó sẽ tự nhả tay bạn ra. Trong trường hợp bé không nhả, hãy dùng tay còn lại để tách hàm của nó và rút tay bị cắn ra nhanh nhất có thể.
  • Ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng nước muối pha loãng, oxy già hoặc xà phòng. Dùng băng gạc để băng bó lại, tránh trường hợp nhiễm trùng. Sau đó quan sát chỗ bị cắn, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nhưng tốt nhất bị cắn là nên đi khám và tiêm ngừa ngay chứ đừng chờ đợi lâu.

Khi chuột Hamster cắn có cần chích ngừa phòng dại không?

Các bác sĩ thú y cho rằng, tất cả những loài động vật có vú đều có thể lan truyền bệnh dại qua vết cắn. Do đó để phòng ngừa tình trạng xấu nhất xảy ra thì tốt nhất sau khi bị cắn người nuôi nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm vừa càng sớm càng tốt. 

Vì thời gian tiêm ngừa càng kéo dài thì hiệu quả điều trị sẽ càng giảm, do lúc này các virus đã xâm nhập vào sâu bên trong các tế bào thần kinh. Ngoài ra người nuôi cần phải quan sát cả chú chuột của mình để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở bé để có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bị chuột Hamster cắn ở phần thân trên thì cần đến ngay các bệnh viện chuyên môn về vấn đề này như bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh hoặc bệnh viện Pasteur để tiêm mũi 1. Trường hợp bị cắn ở nửa thân dưới, bạn có thể đến các bệnh viện tuyến quận để tiêm mũi 1. Từ mũi thứ hai trở đi người bị cắn có thể tiêm ngừa tại các bệnh viện tuyến quận.

Hãy lưu ý rằng, khi bị chuột Hamster cắn, bạn cần phải tiêm đủ 5 mũi theo lịch trình như sau:

  • Mũi 1: cần được tiêm ngay sau khi bị cắn
  • Mũi 2: tiêm sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: tiêm sau mũi thứ hai nửa năm
  • Mũi 4: sẽ tiêm sau mũi thứ ba 1 năm 
  • Mũi 5 cũng là một cuối cùng: sẽ được tiêm sau mũi thứ tư 1 năm

Trên đây là những thông tin về cách xử lí khi chuột Hamster cắn, mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin tham khảo hữu ích để có thể xử lý kịp thời trong những tình huống nguy cấp có thể xảy ra.

Chủ Đề