Chuyên ngành công nghệ thông tin đại học công nghệ

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

17/02/2022

Mã tuyển sinh: IUQ

Mã ngành: 7480201 – Tổ hợp môn: A00, A01, D01, D90

1. Công nghệ thông tin là gì?

  • Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
  • Ngành công nghệ thông tin có các chuyên ngành như: Công nghệ thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Khoa học dữ liệu và chuyên ngành Quản lý đô thị thông minh và bền vững.

2. Mục tiêu đào tạo:

  • Trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới.
  • Bên cạnh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, sinh viên còn được phát triển khả năng tự nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.

Sinh viên ngành CNTT thực hành

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

  • Lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
  • Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp.
  • Giảng viên ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Giáo viên ở các trường PTTH, Trung học cơ sở hoặc Tiểu học.
  • Có thể tự đứng ra thành lập Công Ty phần mềm riêng.

4. Các môn học chuyên ngành:

  • Lập trình web
  • Bảo trì hệ thống
  • Phân tích hệ thống tích hợp
  • Công nghệ và lập trình tích hợp nâng cao
  • Triển khai an ninh hệ thống
  • Quản trị mạng và hổ trợ kỹ thuật
  • Định tuyến và chuyển mạch
  • Điện toán đám mây
  • Công nghệ mới trong phát triển ứng dụng CNTT
  • Phân tích thiết kế mạng
  • Phát triển hệ thống đa phương tiện

Sinh viên ngành CNTT tham gia semina chuyên đề cùng giảng viên

5. Tố chất phù hợp:

  • Có tư duy logic, khả năng sáng tạo
  • Kiên trì nhẫn nại
  • Ham học hỏi, trao dồi kiến thức
  • Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với những công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin

6. Phương thức xét tuyển:

a] Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển thẳng:

  • Xét tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Ưu tiên xét tuyển thẳng: Học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, học sinh đạt giải kỳ thi Olympic [môn đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển]; Học sinh trường chuyên, lớp chuyên; Học sinh có Chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên hoặc các Chứng chỉ quốc tế khác tương đương trong thời gian còn hiệu lực tính đến ngày 29/08/2022.

b] Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12. Ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu bằng 19.00 điểm. 

c] Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

d] Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2022.

7. Phương thức đào tạo:

  • 1+3: Học 1 năm đầu tại Phân hiệu Quảng Ngãi, 3 năm tiếp theo tại cơ sở chính ở Tp. HCM
  • 2+2: Học 2 năm đầu tại Phân hiệu Quảng Ngãi, 2 năm tiếp theo tại cơ sở chính ở Tp. HCM

Sinh viên ngành CNTT tham gia các hoạt động Văn hóa – Thể thao

8. Chuẩn đầu ra: 

9. Điểm chuẩn năm 2021:

  • Xét Điểm thi THPT 2021: 16 điểm.
  • Xét điểm học bạ năm lớp 12: 18 điểm.
  • Xét điểm thi Đánh giá năng lực: 600 điểm.

10. Thông tin liên hệ:

Phân hiệu trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi [Phân Hiệu Quảng Ngãi]

Địa chỉ: Số 938 Quang Trung, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Điện thoại: [0255] 2222 135 – 0916 222 135

Website: www.qn.iuh.edu.vn – Facebook: www.facebook.com/iuhqn

 

Công nghệ thông tin là ngành học được ưa chuộng và cũng đang “khát” nhân lực. Vậy công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Nên học công nghệ thông tin chuyên ngành nào để có cơ hội nghề nghiệp tốt nhất? Tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây bạn nhé.

Công nghệ thông tin là ngành học, là định hướng nghề nghiệp được ưa chuộng

Công nghệ thông tin là gì?

Bạn quan tâm đến ngành học công nghệ thông tin? Bạn hứng thú với công việc công nghệ thông tin? Vậy công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin tiếng anh là Information Technology [viết tắt là IT] là ngành khoa học kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính, mạng lưới internet để lưu trữ, bảo vệ xử lý, trao đổi, thu thập và sử dụng thông tin. Ngành công nghệ thông tin sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông để khai thác các nguồn tài nguyên thông tin giúp vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất, kết nối với khách hàng trong các quá trình kinh doanh,… 

Công nghệ thông tin [IT] sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông

Bởi những ứng dụng vô cùng thiết thực với đời sống, nghề nghiệp công nghệ thông tin hiện cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Tuy nhiên công nghệ thông tin là ngành rộng, có rất nhiều chuyên ngành. Để giải đáp thông tin cho các em học sinh, sinh viên hay những người quan tâm đến công việc trong ngành công nghệ thông tin, dưới đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào.

? Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

Công nghệ thông tin gồm có rất nhiều chuyên ngành, nhưng phổ biến nhất tại Việt Nam có 7 chuyên ngành dưới đây.

1. Khoa học máy tính

Khoa học máy tính có tên tiếng anh là Computer Science, đây là chuyên ngành công nghệ thông tin chú trọng đào tạo các lý thuyết về thông tin và tính toán. Áp dụng các ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính để lý giải các chương trình máy tính. 

Khoa học máy tính là ứng dụng các thuật toán vào các chương trình máy tính

Học chuyên ngành khoa học máy tính, bạn sẽ có cơ hội công việc vô cùng rộng mở ở các vị trí như:

  • Lập trình viên thực hiện trên các nền tảng website/app
  • Chuyên viên phân tích và thiết kế các sản phẩm thuộc công nghệ thông tin
  • Xây dựng và phát triển các ứng dụng tin học
  • Giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin,…

2. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Phát triển mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Với xu thế lấy mạng internet làm nền tảng kết nối mọi thứ, mạng máy tính và truyền thống dữ liệu là chuyên ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh. Với chuyên ngành này, người học nghiên cứu cách thiết kế, các nguyên lý xây dựng mạng internet. 

Vị trí công việc của chuyên ngành này như:

  • Nhân viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng của mạng
  • Chuyên viên phát triển phần mềm và các ứng dụng của mạng internet
  • Chuyên viên thiết kế mạng, phát triển quản trị mạng cho các tổ chức, đơn vị theo yêu cầu,…

? Xem thêm: Học công nghệ thông tin có khó không? Học CNTT ở đâu?

3. Công nghệ phần mềm

Khi trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào, thì hẳn không thể không nhắc đến công nghệ phần mềm. Với tên tiếng Anh là Software Engineering, đây là công việc thực hiện các lập trình phần mềm để phát triển hay bảo trì phát triển các phần mềm cho chương trình, ứng dụng. 

Kỹ sư phần mềm máy tính đảm nhiệm việc lập trình, thiết kế các website, các app, game

Học chuyên ngành công nghệ phần mềm và trở thành các kỹ sư phần mềm, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc vô cùng hấp dẫn như:

  • Lập trình viên thiết kế website/các ứng dụng [app]/game
  • Trở thành nhân viên công nghệ thông tin phát triển sản phẩm ở các công ty công nghệ, kỹ thuật
  • Thực hiện sáng tạo các phần mềm của riêng mình;…

4. Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính có chức năng thiết kế các mạch điện tử cho các hệ thống, phần mềm

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính thu hút những người yêu thích, đam mê việc phát triển hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính. Kỹ thuật máy tính là sự kết hợp của công nghệ thông tin với điện tử, với chức năng cơ bản là thiết kế các mạch điện tử cho các hệ thống, các đồ điện tử,…

Lựa chọn kỹ thuật máy tính, bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn như trở thành:

  • Kỹ sư điện tử – mạch điện
  • Nhân viên công nghệ thông tin chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức phần mềm
  • Lập trình các con chip điện tử cho các đồ dùng gia dụng, thiết bị điện tử, di động, điều khiển phương tiện ô tô,…

5. Kỹ thuật mạng

Kỹ thuật mạng internet cần nguồn nhân lực cao

Sự phát triển của hệ thống mạng internet là bước tiến đột phá của công nghệ hiện đại. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các công việc chuyên ngành kỹ thuật mạng như thiết kế mạng, dịch vụ mạng internet, an ninh mạng, quản trị mạng. 

Công việc của nhân viên kỹ thuật mạng thường là:

  • Kết nối đường truyền
  • Đảm bảo cơ sở dữ liệu, hệ thống lưu trữ thông tin
  • Bảo vệ an toàn, an ninh mạng,…

6. Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống quản lý thông tin áp dụng công nghệ thông tin vào ứng dụng kinh doanh, quản lý sản xuất

Nhiều người khi nhắc đến công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào thường bỏ sót hệ thống quản lý thông tin [MIS]. Không thuộc nhóm quản trị kinh doanh, hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành công nghệ thông tin đặc thù được áp dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh, gắn liền với các ngành kinh tế. MIS là công việc tổng hợp các dữ liệu thông tin theo nhu cầu của con người, của doanh nghiệp như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh. 

Học chuyên sâu về hệ thống quản lý thông tin, bạn sẽ làm tại các vị trí công việc như:

  • Lập trình viên cơ sở dữ liệu
  • Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức
  • Đào tạo và kiểm định nghiệp vụ

? Xem thêm: Lập trình viên là gì? Làm thế nào để trở thành một lập trình viên?

7. Robot và Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI là ngành khoa học hiện đại, cần thiết với các vị trí làm việc hấp dẫn

Trí tuệ nhân tạo hay AI lĩnh vực khoa học máy tính cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính có các hành vi thông minh như con người. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo làm các công việc như:

  • Huấn luyện máy tính thực hiện các nhiệm vụ dựa trên các dữ liệu và thuật toán
  • Thu thập, phân tích và giải thích các bộ dữ liệu lớn, phức tạp
  • Đưa ra xu hướng kinh doanh và thị trường,…

Là một ngành mới, có nguồn nhân lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành công nghệ thông tin hấp dẫn với mức lương cao nhất trong ngành. Các vị trí làm việc của ngành AI gồm:

  • Kỹ sư/chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào phần mềm
  • Phát triển hệ thống tự động hóa và robot
  • Kiến trúc sư mảng dữ liệu,…

Học công nghệ thông tin ở đâu?

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến nhu cầu về ngành học này ngày càng lớn. Vậy học công nghệ thông tin ở đâu uy tín? 

Dưới đây là một số trường đại học có ngành công nghệ thông tin đào tạo chất lượng cao:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội/TP HCM
  • Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội/TP HCM
  • Đại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM
  • Học viện kỹ thuật quân sự
  • Đại học FPT
  • Học viện bưu chính viễn thông

Ngành công nghệ thông tin là ngành học đa dạng, có kiến thức liên tục đổi mới cần sự cập nhật, vì vậy kiến thức được học tại trường chỉ là nền tảng giúp bạn tiếp cận với công việc. Để làm việc trong vị trí nghề nghiệp công nghệ thông tin, khả năng tự học và thực hành rèn luyện kỹ năng là cần thiết để có những bước tiến vững chắc và gia tăng thu nhập.  

Kết

Trên đây là chi tiết mô tả 7 chuyên ngành với các cơ hội nghề nghiệp phù hợp giúp bạn trả lời cho câu hỏi “công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?”. Mong rằng những thông tin về ngành công nghệ thông tin mà JobsGO cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm và lựa chọn được đúng con đường nghề nghiệp tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề