Có bao nhiêu số tự nhiên là ước của 40?

Các ước dương của 40 là: 1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40. Do đó các ước của 40 là: 1; -1; 2; -2; 4; -4; 5; -5; 8; -8; 10; -10; 20; -20; 40; -40.

3 = 1 + 2 = -1 + 4 = -2 + 5

Vậy [x; y] = {[1; 2], [2; 1], [-1; 4], [4; -1], [-2; 5], [5; -2]}

Đây là bài số 9 trong tống số 13 bài của chuỗi bài viết Chân trời sáng tạo - Toán 6 [tập 1] - Giải bài tập CHƯƠNG 1

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 9 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Trọn bộ bài giải:

🤔 Giải SGK Toán 6 bộ Chân trời sáng tạo – tập 1.

🤔 Giải SGK Toán 6 bộ Chân trời sáng tạo – tập 2.

✨ Nên xem bài Cách tìm ước và bội để hiểu được các bài tập phía dưới.

Thực hành 1 [Trang 28 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo]

1] Chọn từ thích hợp trong các từ “ước”, “bội” thay thế ⬜ ở mỗi câu sau để có khẳng định đúng:

a] 48 là ⬜ của 6;

b] 12 là ⬜ của 48;

c] 48 là ⬜ của 48;

d] 0 là ⬜ của 48.

2] Hãy chỉ ra các ước của 6.

3] Số 24 là bội của những số nào?

Xem lời giải

Giải

1] Các từ được ghi màu đỏ sau đây thay cho các ô vuông ⬜

a] 48 là bội của 6.

b] 12 là ước của 48.

c] 48 là ước của 48. [Tuy nhiên, 48 cũng là bội của 48].

d] 0 là bội của 48.

2] Các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6. [Vì 6 chia hết cho 1; 2; 3; 6.]

[Vậy tập hợp các ước của 6 là: Ư[6] = {1; 2; 3; 6}]

3] Số 24 là bội của 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.

Nhận xét.

Ước và bội là hai khái niệm ngược nhau: Nếu số a là bội của số b thì số b là ước của số a [??!].

Cho nên, trong câu 2], các số 1; 2; 3; 6 là các ước của 6 và do đó, 6 là bội của 1; 2; 3; 6.

Tương tự, các số 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24 là các ước của 24 [vì 24 chia hết cho các số này] và do đó, 24 là bội của 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.

Thực hành 2 [Trang 29 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo] Hãy tìm các tập hợp sau:

a] Ư [17];

b] Ư[20].

Xem lời giải

Giải

a] Lấy 17 chia cho các số từ 1 đến 17. Ta thấy 17 chỉ chia hết cho các số: 1 và 17, nên:

Ư[17] = {1; 17}.

b] Lấy 20 chia cho các số từ 1 đến 20. Ta thấy 20 chỉ chia hết cho các số: 1; 2; 4; 5; 10; 20, nên:

Ư[20] = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

Thực hành 3 [Trang 30 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo] Hãy tìm các tập hợp sau:

a] B[4];

b] B[7].

Xem lời giải

Giải

a] Nhân 4 lần lượt với các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; … ta sẽ được các bội của 4.

Vậy: B[4] = {0; 4; 8; 12; 16; 20; …}

b] Nhân 7 lần lượt với các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; … ta sẽ được các bội của 7.

Vậy B[7] = {0; 7; 14; 21; 28; 35; …}

Lưu ý

Tập hợp các bội của số tự nhiên a bất kỳ có vô số phần tử.

Do đó, luôn luôn có dấu ba chấm [ … ] khi viết tập hợp B[a].

B[a] = {a1; a2; a3; a4; }

Bài tập 1 [Trang 30 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo] Chọn ký hiệu ∈ hoặc ∉ thay cho ⬜ trong mỗi câu sau để được các kết luận đúng.

a] 6  Ư[48];

b] 12  Ư[30];

c] 7  Ư[42];

d] 18  B[4];

e] 28  B[7];

g] 36  B[12].

Xem lời giải

Giải

a] Vì 48 chia hết cho 6 nên 6 là ước của 48. Suy ra: 6  Ư[48].

b] Vì 30 không chia hết cho 12 nên 12 không phải là ước của 30. Suy ra: 12  Ư[30].

c] Vì 42 chia hết cho 7 nên 7 là ước của 42. Suy ra: 7  Ư[42].

d] Vì 18 không chia hết cho 4 nên 18 không phải là bội của 4. Suy ra: 18  B[4].

e] Vì 28 chia hết cho 7 nên 28 là bội của 7. Suy ra: 28  B[7].

g] Vì 36 chia hết cho 12 nên 36 là bội của 12. Suy ra: 36  B[12].

Bài tập 2 [Trang 30 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo]

a] Tìm tập hợp các ước của 30.                         

b] Tìm tập hợp các bội của 6 nhỏ hơn 50.                           

c] Tìm tập hợp C các số tự nhiên x sao cho x vừa là bội của 18, vừa là ước của 72.

Xem lời giải

Giải

a] Lấy 30 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 30. Ta thấy 30 chỉ chia hết cho 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30, nên tập hợp các ước của 30 là:

Ư[30] = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.

b] Nhân 6 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; … ta sẽ được các bội của 6 là: 0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60; …

Suy ra các bội của 6 nhỏ hơn 50 là: 0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48.

Gọi A là tập hợp các bội của 6 nhỏ hơn 50 thì:

A = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48}.

c] Các bội của 18 là: 0; 18; 36; 54; 72; …

Các ước của 72 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72.

Các số vừa là bội của 18 vừa là ước của 72 là: 18; 36; 72.

Vậy C = { 18; 36; 72}.

Nên xem:

🤔 Dạng bài tập Toán 6 về TÌM ƯỚC VÀ BỘI.

🤔 Trắc nghiệm Toán 6 về ƯỚC VÀ BỘI.

Bài tập 3 [Trang 30 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo] Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.

a] A = {x ∈ Ư[40] | x > 6}

b] B = {x ∈ B[12] | 24  x  60}.

Xem lời giải

Giải

a] Lấy 40 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 40. Ta thấy 40 chỉ chia hết cho 1; 2; 4; 8; 10; 20; 40.

Vậy Ư[40] = {1; 2; 4; 8; 10; 20; 40}.

Tâp hợp A = {x ∈ Ư[40] | x > 6} là tập hợp các số tự nhiên x là ước của 40 nhưng lớn hơn 6.

Suy ra: A = {8; 10; 20; 40}.

b] Lấy 12 nhân với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; … ta sẽ được các bội của 12 là: 0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; …

Vậy B[12] = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; …}

Tập hợp B = {x ∈ B[12] | 24  x  60} là tập hợp các số tự nhiên x là bội của 12 và 24  x  60.

Suy ra: B = {24; 36; 48; 60}

Bài tập 4 [Trang 30 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo] Trò chơi “ĐUA VIẾT SỐ CUỐI CÙNG”.

Bình và Minh chơi trò chơi “đua viết số cuối cùng”. Hai bạn thi viết các số theo luật như sau: Người chơi thứ nhất sẽ viết một số tự nhiên không lớn hơn 3. Sau đó đến lượt người thứ hai viết rồi quay lại người thứ nhất và cứ thế tiếp tục, … sao cho kể từ sau số viết đầu tiên, mỗi bạn viết một số lớn hơn số bạn mình vừa viết nhưng không lớn hơn quá 3 đơn vị. Ai viết được số 20 trước thì người đó thắng. Sau một số lần chơi, Minh thấy Bình luôn thắng. Minh thắc mắc: “Sao lúc nào cậu cũng thắng tớ thế?”. Bình cười: “Không phải lúc nào tớ cũng thắng được cậu đâu”. 

a] Bình đã chơi như thế nào để thắng được Minh? Minh có thể thắng được Bình khi nào? 

b] Hãy chơi cùng bạn trò chơi trên. Em hãy đề xuất một luật chơi mới cho trò chơi trên rồi chơi cùng các bạn.

Xem lời giải

Giải

a] Để viết được số 20, người muốn thắng cuộc phải viết được số 16, vì dù người chơi tiếp viết số 17 hay 18 [số tiếp theo không lớn hơn quá 3 đơn vị], người muốn thắng cuộc vẫn viết được số 20. Tương tự, để viết được số 16, người muốn thắng phải viết được số 12. Cứ như thế, người muốn thắng phải viết được số 8, số 4, số 0.

Vậy ai biết được cần phải viết được dãy số 0; 4; 8; 12; 16; 20 [gồm các số là bội của 4] thì người đó sẽ thắng.

Có thể Bình đã biết được bí quyết này nên luôn thắng được Minh.

Minh có cơ hội thắng được Bình khi Minh nắm được bí quyết trên và có cơ hội viết được một trong các số 0; 4; 8; 12; 16 trước Bình.

b] Có thể đề xuất luật chơi mới tương tự, chẳng hạn, thay số 20 bởi 30 [hay một số khác], hoặc thay số 3 bằng một số khác, …

Xem tiếp bài trong cùng Series>

Chủ Đề