Có mẹ nào bị ứ mật thai kỳ không năm 2024

có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy trên cơ thể phụ nữ mang thai. Nó có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác cho mẹ và bé, đó là gì? Mẹ hãy cùng Tuticare tìm hiểu nhé!

Hiện tượng ứ mật thai kỳ là gì?

Ứ mật thai kỳ là hiện tượng mật không đi vào các đường dẫn trong gan mà tích tụ dưới da, thường được xảy ra vào cuối thai kỳ. Tình trạng này gây ngứa dữ dội nhưng không có phát ban. Ngứa thường xảy ra trên bàn tay và bàn chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các triệu chứng của hiện tượng ứ mật thai kỳ

Ngứa dữ dội là triệu chứng chính của chứng ứ mật trong thai kỳ. Cơn ngứa thường tồi tệ hơn vào ban đêm và có thể gây khó chịu đến mức mẹ không thể ngủ được.

Tình trạng ngứa thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ nhưng cũng có thể bắt đầu sớm hơn. Tuy nhiên, khi em bé chào đời, tình trạng ngứa ngáy thường biến mất trong vòng vài ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến khác của hiện tượng ứ mật thai kỳ gồm:

- Vàng da và lòng trắng của mắt.

- Buồn nôn

- Mất cảm giác ngon miệng

Nguyên nhân gây nên hiện tượng ứ mật thai kỳ

Hiện tượng ứ mật thai kỳ có nguyên nhân không rõ ràng. Nhưng các yếu tố sau có thể góp phần tạo nên chứng bệnh này:

- Do di truyền. Nguy cơ bị ứ mật thai kỳ của mẹ sẽ tăng lên nếu có người trong gia đình bị chứng tương tự.

- Hormone thai kỳ tăng lênkhi mang thai có thể làm chậm dòng chảy bình thường của mật - dịch tiêu hóa được tạo ra trong gan giúp hệ tiêu hóa phân hủy chất béo. Thay vì rời khỏi gan, mật sẽ tích tụ trong các cơ quan khác, gây tác động đến máu. khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy.

- Mẹ có tiền sử bị tổn thương gan.

- Mẹ mang đa thai

Nếu bạn có tiền sử bị ứ mật trong lần mang thai trước, nguy cơ mắc bệnh này trong lần mang thai sau là rất cao. Theo thống kê có đến 60- 75% phụ nữ bị tái phát.

Các biến chứng khi mẹ bầu có hiện tượng ứ mật thai kỳ

Mặc dù là hiện tượng chỉ diễn ra trong 1 thời điểm nhất định, thường tự hết sau khi mẹ sinh bé nhưng ứ mật trong thai kỳ có thể gây các biến chứng cho mẹ hoặc thai nhi. Cụ thể là:

Ở mẹ, tình trạng này có thể tạm thời ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ chất béo. Việc hấp thụ chất béo kém có thể dẫn đến giảm mức độ của các yếu tố phụ thuộc vitamin K liên quan đến quá trình đông máu. Nhưng biến chứng này là không phổ biến.

Ở bé, các biến chứng của hiện tượng ứ mật thai kỳ có thể nghiêm trọng hơn. Chúng có thể bao gồm:

- Sinh non

- Các vấn đề về phổi do hít thở phân su - chất dính, màu xanh lá cây thường tích tụ trong ruột của thai nhi đang phát triển nhưng có thể đi vào nước ối nếu mẹ bị ứ mật

- Thai chết lưu

Vì các biến chứng có thể rất nguy hiểm cho em bé của bạn, bác sĩ có thể cân nhắc việc kích thích chuyển dạ trước ngày dự sinh.

Do vậy việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mẹ là vô cùng quan trọng. Mọi vấn đề bất thường của cơ thể cũng đều cần được mẹ quan tâm, theo dõi. Hãy liên hệ bác sĩ bất cứ thời điểm nào mẹ cảm thấy bất ổn.

Trên một group dành cho các các bà mẹ chuẩn bị sinh con trong năm 2018, một bà bầu đã đăng tải bài viết cảnh báo tới các mẹ khác về căn bệnh ứ mật gan thai kỳ.

Trong bài viết của mình, người mẹ này cho biết đã từng đăng hỏi bị rạn bụng có sao không. Bởi bụng bầu của chị có những vết rạn rất sâu, chằng chịt kèm theo ngứa rát khó chịu vô cùng. Sau đó, tay chân và lưng cũng nổi ngứa rất nhiều và rạn nứt.

Vì thế, chị quyết định tới bệnh viện để khám. Bác sĩ đã chỉ định chị thử máu và đưa ra kết luận chị mắc bệnh ứ mật gan trong thai kỳ. Người mẹ này cũng cho biết rất may mình đã không bôi “bậy bạ” thêm bất cứ thứ gì, bởi bác sĩ cảnh báo rằng nếu bôi linh tinh sẽ khiến rạn ngứa lan rộng vì ứ mật phát tán rất nhanh và có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Dưới bài viết, rất nhiều bà mẹ đã thể hiện sự đồng cảm với người mẹ này bởi các vết rạn nứt trông rất đau đớn và ngứa rát. Bên cạnh đó, một số bà mẹ khác cũng đưa ra lời khuyên rằng khi mang thai chị em tuyệt đối không nên tự ý bôi hay sử dụng bất kỳ loại kem hay thuốc gì lên da.

Nếu có vấn đề gì bất thường nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tránh việc tự chữa bệnh theo dân gian hay cách truyền miệng có thể khiến bệnh bị phát hiện muộn, trở nên nghiêm trọng hơn sẽ rất nguy hiểm.

Ứ mật thai kỳ là gì?

Ứ mật thai kỳ, còn có tên gọi khác là ứ mật sản khoa hay ứ mật trong gan thai kỳ thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nhất là ở tay và chân. Trong những trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng còn xuất hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ. Tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu, song có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ chưa được xác định rõ ràng, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng những thay đổi hormone khi mang thai chịu trách nhiệm chính cho căn bệnh này.

Khi mang thai, nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất ở gan, ảnh hưởng đến dòng chảy của mật trong cơ thể. Mật tích tụ trong máu, kích thích các tế bào thần kinh dưới da. Do đó, tình trạng ngứa da là biểu hiện đầu tiên để nhận biết bệnh này.

Những triệu chứng của ứ mật thai kỳ

- Ngứa dữ dội, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Ngứa thường nặng hơn vào ban đêm và thường không phải là triệu chứng duy nhất.

- Vàng da – phần lòng trắng của mắt, da và lưỡi có đốm vàng/cam.

- Nước tiểu sẫm màu.

- Phân bạc màu.

Các biến chứng của ứ mật thai kỳ có thể gặp phải

Đối với người mẹ

Bà bầu bị ứ mật thai kỳ có thể khó hấp thụ các vitamin hòa tan trong dầu [Vitamin A, D, E, K] và bị ngứa dữ dội. Dù vậy, sau khi sinh tình hình này sẽ tự hết và hiếm khi để lại biến chứng nghiêm trọng tại gan.

Đối với thai nhi

Nguy cơ trẻ bị đẻ non sẽ tăng lên đáng kể và các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân.

Nguy cơ khi trẻ hít phải phân su trong quá trình chuyển dạ và sinh nở dẫn tới chứng khó thở của trẻ sơ sinh.

Chủ Đề