Có nên cho trẻ ăn ngô ngọt

Tác hại khi cho trẻ ăn ngô chắc nhiều người không nghĩ đến nhưng thực sự nó có thể gây thủng dạ dày, viêm ruột,... Vì nhiều mẹ chưa biết nên đã vô tình để trẻ trở thành "nạn nhân" của loại thực phẩm vốn được ưa thích này.



Sáng nay, em vô tình lướt mạng thấy câu chuyện bé gái chỉ mới hơn 1 tuổi phải trải qua 2 lần phẫu thuật vì bị bục dạ dày mà em sợ toát cả mồ hôi các mẹ à. Chắc các mẹ không thể nào ngờ tới nguyên nhân khiến dạ dày bé bị bục là do món ngô được mẹ bé nấu cho ăn đâu ạ.



Theo tin báo chí đưa, bé gái 13 tháng tuổi vừa thoát khỏi nguy kịch sau 2 lần phẫu thuật vì bục dạ dày. Cách đây 2 tháng, mẹ bé có nấu món xương sườn hầm ngô vì nghĩ bé có thể nhai được. Một nguyên nhân khác nữa là vì bé rất thích món ngô, mỗi lần ăn có thể ăn trọn cả bát.



Sau khoảng 2 ngày, bụng của bé có biểu hiện phình trướng kèm theo là các triệu chứng khó thở, tim dần rơi vào trạng thái ngừng đập. Thấy cọn bị vậy, gia đình hốt hoảng phải tức tốc đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Thật kinh hoàng, bác sĩ chẩn đoán là bị "bục dạ dày" [thủng dạ dày] phải tiến hành phẫu thuật vá dạ dày gấp.



Trong quá trình phẫu thuật cho bé, bác sĩ đã tìm thấy một lượng lớn ngô vẫn còn nguyên vẹn trong bụng và phải gắp hết ra để tiến hành vá lại dạ dày. May mắn thay, bé đã vượt qua khỏi nguy hiểm.



Tưởng vấn đề của con đã được giải quyết nhưng mọi chuyện lại trở nên nghiêm trọng hơn sau phẫu thuật vài ngày. Chỉ 10 ngày sau lần phẫu thuật đầu tiên, bé phải tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật lần 2 vì vết mổ lần trước bị nhiễm trùng nặng và dạ dày khó lành.



Câu chuyện trên hoàn toàn có thật, bé gái 13 tháng tuổi đó tên Kỳ Kỳ, đến từ Ôn Châu, Chiết Giang [TQ].



Đọc câu chuyện này thật sự không tin nổi. Sai lầm lại đến từ sự thiếu hiểu biết của người mẹ. Ngô  rất khó để tiêu hóa, ngay cả người lớn cũng chẳng thể ăn nhiều huống hồ gì chỉ là một đứa trẻ sơ sinh mới 13 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Đằng này, mẹ không biết còn quá bất cẩn khi để con ăn trọn cả bát. Nhưng nói đi phải nói lại, tâm lý mẹ nào cũng vậy, hễ thấy con thích ăn gì mà món đó tốt nữa thì cứ vậy cho ăn càng nhiều. Cũng từ đây mà nhiều chuyện không hay xảy ra.



Như trường hợp của bé 13 tháng tuổi kể trên, nếu như không được cấp cứu kịp thời có lẽ người mẹ sẽ phải hối hận suốt đời vì cách chăm con không khoa học của mình. Theo em được biết, "bục dạ dày" là bệnh lý tuy hiếm gặp ở trẻ em tỷ lệ tử vong lại rất cao. Vậy nên, với trẻ nhỏ đang tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối phải cẩn thận khi chọn thực phẩm cho con nha.





Bé gái 13 tháng tuổi trải qua 2 lần phẫu thuật vì bục dạ dày do ăn ngô



Không thể phủ nhận những lợi ích mà trái ngô mà lại nhưng kỳ thực đây không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu dung nạp vào cơ thể quá nhiều. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng trong ngo cũng vô cùng ít, trong khi đó lại nhiều tinh bột và đường, ngoài ra chất axit béo omega-6 có trong ngô có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sứ c khỏe nếu ăn nhiều. Các mẹ nhà mình cùng tham khảo những tác hại cũng như những ai không được ăn ngô quá nhiều ngô để biết mà điều chỉnh chế độ ăn hợp lý nhé!



1. Tác hại khi ăn quá nhiều ngô và ăn không đúng cách





Khó tiêu hóa



Ngô là loại lương thực rất khó tiêu hóa vì chứa nhiều chất xenlulo, các chất xơ có trong ngô nếu được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây mệt mỏi dạ dày vì phải làm việc quá nhiều, về lâu dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày.



Viêm ruột



Viêm ruột là chứng bệnh có thể dễ xuất hiện nếu ăn quá nhiều ngô, nguyên nhân là do một loại protein có trong ngô có tên gọi là lectin, đây là chất mà cơ thể không thể nào tiêu hóa được. Để tiêu hóa được chất này, lectin phải được phân chia thành các axit amin, tuy nhiên cơ thể không thể phá vỡ lectin này dẫn đến tình trạng ruột bị kích ứng, gây viêm ruột,...



Gây suy yếu hệ miễn dịch



Một thành phần tương tự như protein có tên là gluten, chất này nếu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ làm hệ thống miễn dịch bị xáo trộn, kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như: phá vỡ niêm mạc ruột, gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa như tiêu chảy và viêm đường ruột. Đây được xem là tác hại xấu nhất khi ăn ngô đem lại.



Làm bệnh tiểu đường diễn tiến nặng hơn



Vì có lượng đường và tinh bột cao nên ngô không phải là thực phẩm lành mạnh cho người tiểu đường. 2 chất này nếu ăn nhiều sẽ làm tăng đường trong máu, từ đó làm căn bệnh tiểu đường thêm nghiêm trọng hơn.



Đầy hơi, chướng bụng



Ngô là một trong những loại lương thực giàu tinh bột, khi ăn quá nhiều ngô sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột, đây là nguyên nhân làm bạn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.



2. 7 người không nên ăn ngô


Mặc dù ngô là loại ngũ cốc được rất nhiều người ưa chuộng, thế nhưng không phải ai cũng hợp với loại thực phẩm này.  Dưới đây là 6 kiểu người tuyệt đối không nên ăn ngô nếu không muốn xảy ra những tác hại nghiêm trọng.



Phụ nữ mang thai





Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu là đối tượng cần phải kiêng ngô hoặc không được ăn nhiều ngô. Lý do là vì thành phần của con có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng người mẹ ăn ngô trong giai đoạn này có nguy cơ sinh con bị dị tật khiếm khuyết cao gấp 2,5 lần so với những bà mẹ không ăn ngô. Các mẹ nghĩ gì về số liệu nghiên cứu này???



Người bị bệnh về đường tiêu hóa



Những người có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như xơ gan, loét dạ dày, giãn tĩnh mạch,...không được ăn nhiều ngô vì có thể dẫn đến tình trạng vỡ tĩnh mạch hoặc xuất huyết dạ dày.



Người có hệ miễn dịch thấp



Chất xơ trong ngô có thể gây cản trở  hấp thụ protein và giảm khả năng sử dụng chất béo nếu cơ thể người có hệ miễn dịch kém dung nạp vào cơ thể quá 50g chất xơ trong một thời gian dài. Ngoài ra, ăn ngô quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến tim, quá trình tạo máu, xương, suy giảm khả năng miễn dịch.



Bệnh tiểu đường



Người bị tiểu đường là đối tượng không được ăn ngô bởi trong ngô có hàm lượng tinh bột rất cao, lượng tinh bột này có thể là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn ngô kèm với các loại thực phẩm chứa chất béo hoặc protein.



Người trong độ tuổi dậy thì



Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần có trong hạn ngô làm cản trở sự hấp thụ các cholesterol tốt và quá trình chuyển hóa thành hoocmon, đồng thời ăn ngô còn làm giảm đi hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, trẻ trong độ tuổi dậy thì cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện về thể chất và trí não.



Người già và trẻ em



Người già và trẻ em là những người có hệ tiêu hóa kém, hệ tiêu hóa của người già thường giảm đi, trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ em thì chưa hoàn thiện. Đây là những kiểu người không nên ăn ngô nhiều vì trong ngô rất giàu hàm lượng xơ, nếu lượng chất xơ này dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, các thành phần trong ngô có giá trị dinh dưỡng thấp và khó hấp thụ,vì thế chúng không tốt đối với sự phát triển của trẻ.



Người thiếu canxi, sắt



Theo nghiên cứu, ngô là loại lương thực có hàm lượng axit phytic và chất xơ, 2 chất này khi kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm cản trở khả năng hấp thụ chất khoáng của cơ thể.



Mặc dù có những tác hại cũng như không phù hợp với sức khỏe của một số người nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên xem ngô như một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Và để tránh gây những hậu quả không mong muốn nên chọn ngô tươi và nhai kỹ để cơ thể tiêu hóa được tốt hơn.



Chủ Đề