Có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT], thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH. Để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngôi trường yêu thích của mình, một thí sinh đang học tại một trường THPT tại Hà Nội dự kiến đăng ký tới 72 nguyện vọng xét tuyển.

Thí sinh này dành khoảng trên 40 nguyện vọng để đăng ký vào trường ĐH em thích nhất là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khoảng 30 nguyện vọng khác là để đăng ký vào ngành học thí sinh này lựa chọn ở những trường ĐH khác. Khi được hỏi, nhiều thí sinh lớp 12 tại Hà Nội cũng cho hay lựa chọn khá nhiều nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển.

Ngày 11-5 là hạn cuối để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2021 -ảnh minh họa [Ảnh: NLĐO]

Chia sẻ về cơ hội trúng tuyển và số nguyện vọng của thí sinh, GS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng khó nói chính xác bao nhiêu nguyện vọng là vừa. Tuy nhiên, theo GS Hoa, thí sinh có thể chia nguyện vọng đăng ký xét tuyển làm 3 nhóm. Nhóm một là nguyện vọng mà bản thân các em yêu thích nhất. Các nguyện vọng xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ yêu thích giảm dần.

Nhóm hai là các nguyện vọng mà bản thân các em cũng yêu thích [nhưng không bằng nhóm một] và có cơ hội trúng tuyển cao. Nếu không trúng tuyển được ở nhóm một thì thí sinh cần xác định sao cho cơ hội trúng tuyển ở nhóm này là tốt nhất.

Nhóm ba là các nguyện vọng dự phòng, cơ hội trúng tuyển có thể 100% để trong trường hợp xấu nhất, không trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào thuộc nhóm một, hai thì các em cũng trúng tuyển nguyện vọng thuộc nhóm ba để học. "Giá trị các nguyện vọng là như nhau, vì thế thí sinh cần đưa nguyện vọng yêu thích nhất lên đầu" - GS Trần Thị Vân Hoa nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT quy định mỗi học sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Trong đợt xét tuyển đầu tiên, đối với từng trường, ngành, học sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Còn đối với mỗi học sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều trường, ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng.

Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH đóng tại Hà Nội cho hay phần mềm xét tuyển chạy theo thuật toán "lọt sàng xuống nia". Thực tế những năm trước, nhiều thí sinh đăng ký ngành, trường dễ trúng tuyển nhất chứ không phải là ngành yêu thích nhất lên trên.

Vì thế, khi xét tuyển, thí sinh trúng tuyển vào những ngành học không phải yêu thích nhất và không được tiếp tục xét tuyển các nguyện vọng sau dù với mức điểm của các em vẫn có cơ hội. Điều này sau đó gây nên nhiều tiếc nuối cho thí sinh. Vì thế, khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, các em nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng những ngành yêu thích nhất lên trên, không nên xếp trường dễ trúng tuyển nhất lên trên.

Chủ động xây dựng phương án thi

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản hướng dẫn tổ chức ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT, cục nhà trường, trường học chủ động xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hoặc thiên tai xảy ra ở địa phương. Chủ động sẵn sàng phương án chuyển sang dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, dạy học qua internet nếu dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Như vậy các bạn thí sinh đã hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia, và bây giờ là thời điểm các bạn hướng đến việc xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng. Các bạn còn có thêm một cơ hội nữa để điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển từ ngày 15.7 – 23.7. Vài ngày qua đã có khá nhiều câu hỏi của các bạn 99ers [từ mới của cư dân mạng] gửi về hỏi về các thông tin tuyển sinh. Xin chia sẻ với các bạn một vài điểm cần lưu ý từ chính quy chế xét tuyển năm nay:
1. Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng [ mỗi nguyện vọng bao gồm, ngành/nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển].
Bạn được đăng ký rất nhiều nguyện vọng, đây là điểm cực kỳ thuận lợi so với những năm trước. Tất nhiên bạn không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, nó có thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn, hay phát sinh thêm chi phí. Nhưng bạn cũng càng không nên tự hạn chế cơ hội của mình, khi đăng ký thêm 1 nguyện vọng, bạn chỉ mất thêm khoảng 30.000 đ tiền phí xét tuyển thôi. Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp ? Điều đó tùy thuộc vào từng thí sinh cụ thể, nhưng theo cá nhân tôi 5 hay 10 nguyện vọng cũng không phải là quá nhiều.
2. Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Bạn hãy cân nhắc kỹ và sắp xếp thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 … thật cẩn thận. Nguyện vọng 1 sẽ được xét trước tiên, nếu NV1 trúng tuyển các nguyện vọng sau sẽ tự động bị hủy bỏ, nếu NV1 không trúng sẽ xét tiếp NV2. Nếu nguyện vọng 2 trúng tuyển, các nguyện vọng sau sẽ bị hủy bỏ, nếu NV2 không trúng tuyển sẽ tiếp tục xét NV3 và quá trình này tiếp diễn tương tự.
3. Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí
sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm c khoản này.
Rất nhiều bạn hỏi về điểm này, liệu NV1 có được ưu tiên hơn NV2, NV3, điểm trúng tuyển các nguyện vọng có khác nhau không ? Em được 19, 20, 21 điểm … liệu có nên xét vào trường A, Trường B hay không …
Khi một trường/ngành xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành/nhóm ngành tuyển sinh của trường chỉ có 1 điểm chuẩn chung.
4. Sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu, thì các trường có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của BGD&ĐT năm nay , điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.
Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1
5. Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo cách gợi ý sau:
- Bạn hãy viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này.Bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn. [ Hãy nhớ là quá cao thôi nha, tôi ví dụ là cao hơn 5 điểm. Nếu bạn đạt 20 điểm thì có lẽ ba không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26- 27 điểm]. Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý. Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn.
- Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự ưa thích và mong muốn của bạn chứ không phải là theo điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. .Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích. Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác.
Trên đây là vài góp ý của cá nhân tôi, trên cơ sở nghiên cứu quy chế xét tuyển đại học năm 2017. Chúc các sĩ tử version 99 thành công, trúng tuyển vào ngành/trường thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn làm được điều đó, hãy dành ít ngày để ăn mừng rồi sau đó tiếp tục tập trung nỗ lực cho cuộc hành trình mới… Bởi thực sự con đường bạn phải đi vẫn còn rất rất dài.
Mến chào các bạn
-------------------------
Nguồn: Thầy Nguyễn Anh Vũ - Ban Tuyển sinh

1 trường có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?

Câu trả lời là thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển và không bị giới hạn số lượng nguyện vọng.

Bao giờ đăng ký nguyện vọng 2023?

Thời gian đăng ký xét tuyển chung Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển [không giới hạn số lần] trong thời gian quy định, từ ngày 5/7 đến 17 giờ ngày 25/7.

Năm nay đăng ký nguyện vọng như thế nào 2023?

Từ ngày 26/7 đến 17h00 ngày 5/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Như vậy, năm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng trước khi các Sở GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì theo lịch của Bộ GD&ĐT, thí sinh thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6".

Có bao nhiêu nguyện vọng thi cấp 3?

Theo hướng dẫn, với lớp 10 THPT công lập không chuyên, mỗi học sinh [HS] được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng [NV] dự tuyển vào 3 trường THPT công lập xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó NV1 và NV2 phải thuộc cùng một khu vực tuyển sinh [KVTS] theo quy định, NV3 có thể thuộc KVTS bất kỳ.

Chủ Đề