Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì

Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con nguời.

Chính vì vậy, ngành điện – điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Xã hội phát triển với nền tảng phát triển điện điện tử

Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử... Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện... trong một mạng lưới rộng lớn. Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn. Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động... là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết.

Hiện nay các nhà máy đều hướng đến việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện, và cố gắng tự động hóa điều khiển máy móc. Xây dựng nên các hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và điều khiển dòng điện đến các thiết bị là công việc của ngành điện điện tử.

Và xây dựng được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện để điều khiển hầu hết mọi thiết bị là cơ sở cho hiện đại hóa nhà máy, hiện đại hóa đời sống, và hiện đại hóa nền công nghiệp.

Đặc điểm ngành điện điện tử

Đặc điểm chung nhất của ngành điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động.

Liên quan đến việc điều khiển đến tín hiệu điện thì luôn liên quan đến các mạch điện tử. Mạch điện tử là phần chính để của một hệ thống điều khiển bằng tín hiệu điện. Vì vậy cho nên khi đã làm ở ngành điện điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiệu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.


Mạch điện tử và những linh kiện điện tử như thế này là không thể thiếu với người làm ngành điện điện tử.

Và để có thể làm được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và kiểm soát được hoạt động của các máy móc bằng điện, thì người làm trong ngành còn phải am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc muốn điều khiển, và am hiểu về các yêu cầu tự động của toàn bộ các máy móc trong một chu trình sản xuất [hoặc chu trình hoạt động].

Theo học ngành điện điện tử

Nếu hỏi về định hướng nghề nghiệp và đào tạo ngành điện, thì câu trả lời gần như chắc chắn hầu hết các trường đào tạo về kỹ thuật tại Việt Nam đều có ngành điện. Lý do là ở cái thời buổi công nghiệp hóa này, gần như tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến điện nên nhu cầu nhân lực về ngành điện luôn có nhiều. Ngành điện điện tử [cùng với ngành điện công nghiệp] luôn là hai ngành luôn có mọi trường về kỹ thuật có đào tạo về ngành điện.

Ở bậc ĐH, kỹ thuật điện điện tử còn được nhiều trường phân ngành chuyên sâu hơn như là điều khiển tự động, điện tử viễn thông... Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...

Đặc biệt đây là một ngành học đòi hỏi phải được thực tập nhiều nên trong quá trình học, mỗi sinh viên cũng phải trải qua hàng chục phần thực hành khác nhau. Ở các bậc CĐ, THCN và CNKT, tuy lượng kiến thức được đào tạo không nhiều như bậc ĐH nhưng người học có cơ hội được thực hành nhiều hơn.

Kỹ sư ngành điện - điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện - điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.

Ngoài ra, kỹ sư điện - điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và các công ty trực thuộc... Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT [một số trường ĐH cũng đào tạo ngành điện - điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT] có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.

Hiện nay ở hầu hết các trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật đều có ngành điện - điện tử. Tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ [hoặc hệ CĐ trong các trường ĐH] bằng khối A [trong đó một số trường CĐ sẽ tổ chức đề thi riêng]. Các trường THCN, CNKT thường tổ chức thi riêng [có đề thi riêng với hai môn toán - lý]. Với hệ THCN, CNKT trong các trường ĐH, CĐ, đa số các trường sẽ lấy kết quả thi khối A trong kỳ thi ĐH hoặc CĐ để xét tuyển.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thuộc khối ngành kỹ thuật. Ngành nghề này được đánh giá là khá khó. Tương lai ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử sẽ rất phát triển. Bởi cuộc sống của người người, nhà nhà gắn liền với các đồ gia dụng điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện,…

Trong bài viết này Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế ESA, Đại học Công nghệ Đông Á, sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử cho các sĩ tử đang quan tâm đến ngành học này.

Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì?

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là một ngành học nghiên cứu về điện, điện tử, điện từ, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu,… nhằm hỗ trợ con người tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được:

  • Đào tạo thêm các kỹ năng: xây dựng, khai thác, thiết kế, vận hành hệ thống điện tử.
  • Thông tin cơ bản và chuyên sâu cũng như khái niệm về các hệ thống điện tử, truyền động điện, truyền tải, cung cấp và phân phối điện.
  • Được nghiên cứu sâu về các hệ thống năng lượng tự nhiên và các biên pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên như là: hệ thống điện mặt trời, …
  • Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học về cách xây dựng một ngôi nhà thông minh, lĩnh vực robotics, lập trình phần mềm,….
  • Bên cạnh những lý thuyết, kĩ năng chuyên môn, sinh viên cũng được tạo cơ hội để cọ xát với thực tế, khả năng tự học và thích ứng với sự thay đổi liên tục của công nghệ.
Giờ học của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

2. Vai trò của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử trong cuộc sống

Nhắc đến vai trò của điện tử, thì không một ai là không công nhận sự quan trọng và cấp thiết của nó trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí trong tất cả mọi hoạt động của con người.

Dưới đây là những vai trò quan trọng của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử:

  • Trong sản xuất, điện cung cấp nguồn điện để các máy móc thiết bị, sản xuất tạo ra sản phẩm.
  • Trong nông nghiệp, điện tử tạo ra các dòng điện để khởi động hệ thống tưới tiêu, phun,…
  • Trong công nghiệp, điện tử là mạch nối quan trọng để nối các hệ thống cơ khí của Robot lại với nhau.
  • Trong Y Tế, nhờ có điện, con người mới sử dụng được các thiết bị đo, giải phẫu, theo dõi sức khỏe,…
  • Trong gia đình, điện là thiết bị sinh hoạt hằng ngày của họ. Giúp bố làm việc, giúp mẹ nấu ăn, giúp con cái học hành,…

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện điện tử chất lượng

Có phải bạn đang thắc mắc không biết “trường đào tạo Kỹ thuật điện điện tử nào tốt nhất ?”, “Điểm chuẩn ngành điện điện tử trung bình là bao nhiêu ?”, “Cũng như ngành kỹ thuật điện, điện tử lấy bao nhiêu điểm ?” đúng không ?

Hãy cùng ESA đọc bảng thông tin dưới đây nhé!

Trường đào tạo Điểm chuẩn Khối thi
Khu vực Miền Bắc
Đại học Công nghệ Đông Á 15 – 18 A00, A01, A02, D01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [Cơ sở Hà Nội] 18.5 A00, A01, C01, D01
Đại học Công nghiệp Hà Nội 24,1 A00, A01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [Cơ sở Nam Định] 15.5 A00; A01; C01 và D01
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp [thuộc ĐH Thái Nguyên] 15 A00, A01, D01, D07
Khu vực Miền Nam
Đại học Công nghiệp TP.HCM 20,5 A00, A01, C01, D90
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 16
Đại học Công nghệ Sài Gòn 15 A00, A01, C01, D90
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [phía Nam] 24,75 A00, A01
Đại học Dân lập Lạc Hồng 15 A00, A01, C01, D01
Khu vực Miền Trung
Đại học Duy Tân 15,5 A00, A01, C01, D01
Đại học Nha Trang 16
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 14,5 A00, A01, B00, D01
Đại học Vinh 15
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14,45 A00, A01, B00, D01
Các em điền thông tin tại form đăng ký nếu cần thêm các thông tin về chương trình đào tạo, lộ trình học tập từng năm học.

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

1. Các công việc của ngành điện điện tử

Trên thực tế, vai trò cần thiết của máy móc trong cuộc sống hiên nay đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành điện điện tử. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm trong đa lĩnh vực, cụ thể là:

  • Lĩnh vực bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện. Bạn sẽ làm việc trong các trạm biến áp, các nhà máy điện hoặc các công ty điện lực.
  • Thiết kế hệ thống mạng lưới điện hợp lý ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, chế xuất, các khu công trình dân dụng.
  • Với trình độ chuyên môn cao cấp, bạn sẽ làm việc trong các phòng thí nghiệm, sáng chế. Bạn sẽ làm cho các công ty sản xuất máy móc, thiết bị, robot tự động hóa,…Tóm lại, những sản phẩm điện tử hóa cao.
  • Với bằng cấp chứng chỉ cao, bạn có thể trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này và đi giảng dạy cho sinh viên tại các trường đại học.
  • …v…v…v…

2. Thị trường lao động ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Có thể nói chưa bao giờ mà ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử lại “khát” nhân lực lao động tay nghề cao như hiện nay. Hội nhập quốc tế diễn ra càng mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với kỷ nguyên Robot đang mở rộng ra,… là những lý do khiến ngành điện điện tử trở nên “hot” và thu hút nhiều sinh viên theo học.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh [FALMI], các chuyên gia tính toán và dự đoán rằng ngành điện điện tử sẽ phát triển nhanh theo hướng kỹ thuật số và công nghiệp phần mềm. Trong vài năm sắp tới, ngành nhanh chóng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với mức tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng cao, ngành chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt và vô cùng hấp dẫn.

3. Lương ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

  • Lương kỹ sư điện tử mới ra trường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương này cho những bạn chưa có kinh nghiệm, phải tích cực học việc. Nếu trong thời gian sinh viên bạn tích cực đi thực tập, làm thêm, có kinh nghiệm, hiểu việc thì bạn có thể nhận được mức lương cao hơn.
  • Lương kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, không có lợi thế ngoại ngữ dao động từ 7 đến 9 triệu đồng/ tháng.
  • Lương của chuyên viên điện điện tử với trình độ chuyên môn và khả năng ngôn ngữ thành thạo: lương tối thiểu 12 triệu đồng/ tháng.

Lời kết

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của ngành, công việc đa dạng, hấp dẫn, ngành học này hiện đang rất hot, thu hút nhiều sinh viên. Và ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử hứa hẹn sẽ còn phát triển rực rỡ trong nhiều năm sắp tới.  Do đó, ngành này hoàn toàn có thể là một sự lựa chọn phù hợp cho các bạn đang phân vân không biết nên học ngành gì.

Để xem thêm thông tin về các ngành học thuộc khối kỹ thuật, bạn hãy bấm vào link dưới đây:

Video liên quan

Chủ Đề