Công suất không tải của máy biến áp

Khi điện lực đo đếm điện năng phía trung thế, chúng ta phải gắn tụ bù nền cho trạm biến áp khi không tải và non tải để tránh phạt cos phi

Hôm nay có một người bạn gọi điện hỏi thăm rằng có một khách hàng có trạm biến áp 2000KVA, điện lực đặt thiết bị đo đếm phía trung áp nên nếu không bù nền thì sẽ bị phạt cos phi lúc không tải. Người bạn này có bảng tra nhưng không ngồi máy vi tính ngay được nên nhờ mình tra giúp. Còn mình thì lại tìm không ra cái bảng đó. Nhận thấy vấn đề này cũng khá quan trọng và quan trọng hơn là được người bạn động viên nên quyết định viết thành bài cho anh em trong ngành nếu cần đến thì có cái mà tra

Tại sao lại cần bù nền cho trạm biến áp không tải

Bù nền cho máy biến áp với mục đích chính là tránh phạt cos phi khi công tải và non tải

Chúng ta đều biết là nếu cos phi dưới 0.90 thì điện lực sẽ phạt cos phi. Nhưng có trường hợp cos phía hạ áp luôn cao hơn 0.90 nhưng cuối tháng đôi lúc vẫn nhận được hóa đơn điện năng phản kháng. Tại sao thế nhỉ? Tại vì điện lực gắn công tơ đo đếm phía trung thế. Thế nên lúc không tải hoặc tải nhỏ hơn 4% tải định mức thì các bộ điều khiển tụ bù sẽ không hoạt động. [Đối với Mikro PFRLCD là 3%]. Thế nên có tủ bù ứng động, xưởng không sản xuất mà cuối tháng lại phải trả tiền phạt cos phi

Cos phi máy biến áp không tải bằng bao nhiêu?

Chúng ta đều biết khi máy biến áp hoạt động non tải thì cos phi rất thấp [đặc biệt lúc không tải]. Ví dụ máy biến áp 2000KVA nói trên của THIBIDI thì tổn hao không tải như sau :

Po = 1500W

Qo = 40,000Var.

Với số liệu trên, ta dễ dàng tính toán được Cos phi = 0.037. Với mức Cos như vậy thì ta có hệ số phạt là 52.54%.

Như vậy trạm nào có thời gian non tải càng nhiều thì khả năng bị phạt càng cao.

Tính toán tụ bù nền cho trạm biến áp

Chúng ta có công thức tính tổn hao không tải của máy biến áp: Qo = Io% x S

Với Io% là dòng điện không tải % được cho bởi nhà sản xuất. Mình xem gần hết máy biến áp THIBIDI thì thấy Io% thường bằng 2. Việc tiếp theo là ta chỉ cần ngồi bấm máy là xong hết

Bảng tra tụ bù nền cho trạm biến áp không tải

Để tiện cho các bạn, mình bấm sẵn các trạm thông dụng, các bạn tra luôn cho khỏe nhé. Sử dụng số liệu máy biến áp THIBIDI để tính toán

Bảng tra tụ bù nền không tải trạm biến áp Dung lượng MBA
[KVA]Po[W]Io[%]Pk[W]Uk[%]Tụ 400V
[Kvar]Tụ 440V
[Kvar]Thông dụng [Kvar]
50 250 2 750 4.4 1.00 1.21 5
75 350 2 1750 4.4 1.50 1.82 5
100 205 2 1258 6 2.00 2.42 5-10
160 280 2 1940 6 3.20 3.87 5-10
180 315 2 2185 6 3.60 4.36 10-15
250 340 2 2600 6 5.00 6.05 10-15
320 390 2 3330 6 6.40 7.74 15-20
400 433 2 3818 6 8.00 9.68 15-30
500 580 2 4810 6 10.00 12.10 20-30
560 580 2 4810 6 11.20 13.55 20-40
630 787 2 5570 6 12.60 15.25 20-40
750 855 2 6725 6 15.00 18.15 25-50
800 880 2 6920 6 16.00 19.36 25-50
1000 980 2 8550 6 20.00 24.20 30-50
1250 2020 2 10690 6 25.00 30.25 30-60
1500 1305 2 13680 6 30.00 36.30 40-80
2000 1500 2 17100 6 40.00 48.40 50-100

Cảm ơn Phúc Nguyễn đã động viên viết bài. Chúc các bạn thành công

Vui lòng xem thêm:

Page 2

Giá mua điện năng phản kháng [tiền phạt cos phi] được tính toán dựa trên lượng điện năng tác dụng kWh và điện năng phản kháng kVarh [cos phi trung bình] trong kỳ tính tiền điện

Tiền phạt cos phi là gì?

Là số tiền điện phải trả thêm cho điện lực khi hệ số công suất cos phi của hộ tiêu thụ điện 4% dòng điện định mức. Nếu dòng điện tải quá nhỏ, ta có thể tăng tải hoặc sử dụng biến dòng có tỉ số nhỏ hơn

Cách khắc phục lỗi UCo cho bộ điều khiển Mikro

Nếu quá trình đấu nối sử dụng bình thường sau một thời gian mới báo lỗi thì kiểm tra lại các tụ, thay thế hoặc bổ sung thêm tụ. Nếu mới lắp tủ có thể so sánh cos phi tại bộ điều khiển với công tơ của điện lực hoặc thiết bị đo khác để đảm bảo nối dây đúng. Nối dây sai dẫn đến báo cos sai vẫn có thể báo lỗi này

Cách khắc phục lỗi OCo cho bdk Mikro

Nếu đấu nối đúng, set cos phi phù hơp và có tụ nền, cảnh báo này không đáng lo và có thể bỏ qua. Ta có thể tắt tạm tụ bù nền, set cos phi cao lên [0.98 CAP chẳng hạn] để quan sát bộ điuè khiển hoạt động, sau đó cài lại cos phi bình thường

Cách khắc phục lỗi thd

Nếu tủ bù đã có cuộn kháng và đảm bảo hoạt động tốt, ta có thể chỉnh thd limit lên cao hoặc OFF.

Reset bộ điều khiển tụ bù Mikro

  1. Bước 1: Ngắt nguồn bộ điêu khiển
  2. Bước 2: Nhấn và Giữ đồng thời 2 nút Lên và Xuống [Up và Down]
  3. Bước 3: Cấp nguồn cho bộ điều khiển trong khi vẫn nhấn giữ 2 nút Lên và Xuống
  4. Bước 4: Khi bộ điều khiển hiện dEF thì buông nút nhấn

Page 5

Phân biệt cuộn kháng tụ bù 6%, 7%, 13% là gì? Mỗi loại kháng lọc sóng hài bậc mấy? Cách tính chọn cuộn kháng tụ bù phù hợp?

Nội dung chính

Cuộn kháng 6%, 7%, 13% là gì

Trả lời: 6%, 7%, 13% chính là tỉ lệ giữa thành phẩn cảm kháng so với dung kháng của tụ bù

Tính toán cụ thể kháng 7% cho tụ 10Kvar 440V

  • Điện dung của tụ 10Kvar 440V: 3*55uF = 165uF
  • Dung kháng [dung trở] của tụ: Zc= 1/[2*pi*f*c] = 2*3.14*50*165/1000000 = 19.3 Ohm
  • Kháng trở của cuộn kháng 7%: ZL= 7*Zc/100 = 1.351 Ohm
  • Điện kháng của kháng: L= Zl/[2*pi*f] = 1.351/[2*3.14*50] = 0,004303H = 4.3mH

Tính toán tương tự cho các loại tụ khác ta có bảng sau:

Bảng tổng kết điện dung tụ bù và điện kháng của reactor 7% kVar tụuFZc [Ohm]ZL [Ohm]L [mH]
10 165 19.301 1.351 4.303
15 246 12.946 0.906 2.886
20 330 9.651 0.676 2.151
25 411 7.749 0.542 1.727
30 492 6.473 0.453 1.443
40 660 4.825 0.338 1.076
50 822 3.874 0.271 0.864

Sự khác biệt giữa cuộn kháng 6%, 7%, 13%?

Sự khác biệt chính là tỉ lệ Kháng trở của cuộn cảm so với Dung trở của tụ. Sẽ làm video clip giải thích thêm.

  • Cuộn kháng 6% nghĩa là Zl/Zc = 6%
  • Cuộn kháng 7% nghĩa là Zl/Zc = 7%
  • Cuộn kháng 13% nghĩa là Zl/Zc = 13%
  • Cuộn kháng 14% nghĩa là Zl/Zc = 14%
Bảng tổng kết Điện kháng của reactor 6% [MX06], 7% [MX07] và 13% [MX13] kVar tụL6% [mH]L7% [mH]L13% [mH]
10 3.688 4.303 7.991
15 2.474 2.886 5.360
20 1.844 2.151 3.995
25 1.481 1.727 3.208
30 1.237 1.443 2.680
40 0.922 1.076 1.998
50 0.740 0.864 1.604

Cuộn kháng 6%, 7%, 13% lọc sóng hài bậc mấy?

Cuộn kháng tụ bù lọc các bậc sóng hài với mức độ lọc khác nhau tùy thuộc vào sự phối hợp ZL và ZC. Ứng với mỗi cuộn kháng và tụ bù, chúng ta cần tính toán tam giác tổng trở biết tác dụng của nó lên từng bậc sóng hài như thế nào. cụ thể cuộn kháng 7% MX07 sẽ lọc sóng hài các bậc 5,7,11,13 như sau:

  1. Dung trở của tụ với sóng hài các bậc là: Zc = 1/[2*pi*f*c] với f = là 250 cho bậc 5, 350 cho bậc 7...
  2. Kháng trở của cuộn kháng: Zl = 2*pi*f*L với f = là 250 cho bậc 5, 350 cho bậc 7...
  3. Điện trở của tụ và kháng R = Rc + RL. Tính gần đúng có thể cho R=0
  4. Tổng trở của mạch LC Z=[R^2+[Zc-Zl]^2]^0.5 [^2: bình phương, ^0.5: căn bậc 2]
  5. Dòng điện I = V/Z được tính cho mỗi bậc
Bảng kết qủa cuộn kháng 7% lọc sóng hài các bậc 5, 7, 11, 13, 17, 19 Bậc sóng hài%V%I không kháng lọc%I lọc kháng 7%
5 5.0 25.0 33.3
7 4.0 28.0 11.5
11 3.0 33.0 4.4
13 2.0 26.0 2.4
17 1.5 25.5 1.3
19 1.0 19.0 0.8

Cách tính toán, chọn cuộn kháng tụ bù phù hợp

Việc tính chọn cuộn kháng cho tụ bù căn cứ vào những yếu tố sau đây:

  1. Điện áp hệ thống điện Vs [ví dụ 400V]
  2. Điện áp của tụ bù Vc >= Vs * [1 + %kháng]. [% kháng = 6%,7%, 13%]. MX07 => Vc = 400 * [1.07] = 428V. => Tụ 440 phù hợp.
  3. Thành phần sóng hài trong hệ thống điện [tính toán cụ thể]

Kết quả tính toán trình bày cho từng bậc như bảng ở mục lọc sóng hài bậc nào. So sánh với thông số kỹ thuật cuộn kháng của các hãng để chọn phù hợp, chú ý dòng điện chịu đựng các bậc của cuộn kháng.

Kết quả chọn cuộn kháng 7% của Mikro phù hợp cho hệ thống có sóng hài như trên.

Chi tiết Viết bởi TrongHuan Nguyen Chuyên mục: Bù công suất phản kháng Được đăng: 01 Tháng 9 2020 Lượt xem: 17442

Video liên quan

Chủ Đề