Công tác xã hội hóa trong công đoàn cơ sở năm 2024

Hiện nay, người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất ngoài mối lo về tài chính thì những yếu tố khác như vấn đề nhà ở, giáo dục con cái, cắt giảm việc làm, xung đột trong quan hệ lao động... cũng tác động tiêu cực đối với đời sống của họ.

Theo PGS.TS Lê Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn, công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và môi trường công việc.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu khai mạc hội thảo khoa học "Công tác xã hội với người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong bối cảnh hội nhập quốc tế". Ảnh: ĐVCC.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng điểm thêm những vấn đề người lao động có thể gặp phải: mất việc làm, nhà ở không đảm bảo, stress, tệ nạn xã hội; bạo lực gia đình... Ông nhấn mạnh công tác xã hội thực hiện cung cấp các dịch vụ trợ giúp, kết nối nguồn lực hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; tư vấn tâm lý khi người lao động có nhu cầu.

Mặc dù vậy, thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động công tác xã hội với các nhóm lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh... chưa được quan tâm triển khai.

Đây được coi là một khoảng trống rất lớn trong tiến trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, đặc biệt hoàn thiện các vị trí việc làm và đảm bảo nâng cao kiến thức cho 60.000 cán bộ làm công tác xã hội.

TS. Tô Đức - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội [đứng] nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xã hội. Ảnh: ĐVCC.

Hội thảo “Công tác xã hội với người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Công đoàn phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF], Cục Bảo trợ xã hội [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội] tổ chức sáng 14/11 nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của công tác xã hội trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất.

Hội thảo với mục tiêu đề xuất giải pháp trợ giúp các vấn đề xã hội mà người lao động đang hằng ngày phải đối diện; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác xã hội với người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

TS. Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn đã làm rõ thực trạng các vấn đề xã hội đang tồn tại của người lao động. Ảnh: ĐVCC.

Hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề và nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế; vai trò và sự phối hợp của công tác xã hội với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc trợ giúp người lao động hiện nay; an sinh xã hội và công tác xã hội trong việc đảm bảo quyền cơ bản cho con em người lao động.

Các nhà nghiên cứu, người làm chính sách trong và ngoài nước đánh giá hội thảo là bước đi rất quan trọng để tạo ra những thông điệp, cơ sở lý luận và thực tiễn cho hình thành các phòng công tác xã hội tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất. Đây cũng là bước vận động chính sách cho loại hình dịch vụ công tác xã hội cho người lao động.

Giữa công tác xã hội và công đoàn cần tăng cường phối hợp nhằm xây dựng một môi trường làm việc công bằng và nhân văn, đồng thời bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ của người lao động.

TS. Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn trong phần trình bày của mình đã làm rõ thực trạng các vấn đề xã hội đang tồn tại của người lao động di cư đến đô thị với những khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ về mặt chính sách nhằm đảm bảo an sinh cho lao động di cư thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Giáo sư Stephen J. Cavanagh, Chủ tịch Lãnh đạo Điều dưỡng, Hiệu trưởng Trường Điều dưỡng Betty Irene Moore, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ phát biểu tham luận. Ảnh: ĐVCC.

Gần 100 bài tham luận hội thảo đưa ra thông điệp rằng cần tăng cường hơn nữa sự bảo vệ, hỗ trợ người lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất; bằng cách mỗi khu vực và loại hình doanh nghiệp cần phải có phòng công tác xã hội để trợ giúp người lao động chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Đây cũng chính là một trong 5 mục tiêu mũi nhọn về đảm bảo an sinh xã hội đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm.

Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội - Kỳ cuối: Công nhân cần “chỗ ở” hay “nhà ở”?

Đầu năm nay, Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho ...

Vì sao công nhân nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Các ý kiến cho rằng: “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội [BHXH] 1 lần nếu như việc để lại có lợi cho ...

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội ...

Chủ Đề