Công việc đầu tiên của nghiên cứu khoa học là:

Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau sẽ đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Việc xác định đúng nhiệm vụ sẽ đem lại một kết quả nghiên cứu chính xác. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và cách xác nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khoa học thông qua bài viết này của Luận Văn Việt nhé!

Nhiệm vụ nghiên cứu là gì?

1. Khái niệm về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học là những công việc cụ thể, chi tiết mà các bạn cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.  

Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được viết ở phần mở đầu của bài nghiên cứu, thường ở sau phần mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nhiệm vụ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa, rõ ràng hơn. 

Tùy vào từng lĩnh vực, chuyên ngành cũng như đề tài khác nhau mà việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Khi hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ đặt ra tức là các bạn đã làm rõ được các vấn đề của đề tài.

2. Cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Thông thường đối với một đề tài nghiên cứu khoa học thì cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Hình thành và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài.
Tức là các bạn sẽ tìm và lựa chọn những cơ sở lý luận phù hợp, áp dụng những lý thuyết đó vào trong quá trình nghiên cứu. 
  • Nghiên cứu và xác định cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học: Các bạn cần chỉ ra được bối cảnh thực tế khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.
  • Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
+ Vấn đề đó đang xảy ra như thế nào? + Đã được giải quyết ra sao? + Những vấn đề nào vẫn còn tồn tại sau khi được giải quyết là gì?
  • Chỉ ra ưu điểm của đề tài, đưa ra các đề xuất, phương án giải quyết hoặc khắc phục các vấn đề có liên quan.
Những đề xuất và giải pháp phải có khả năng thực hiện và áp dụng thực tế, có hiệu quả tích cực đối với vấn đề cần giải quyết. 
  • Thực hiện các biện pháp như: Khảo sát, dẫn chứng ví dụ,…
Nhằm nâng cao độ chính xác của kết quả cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học và tạo sự tin tưởng đối với giám khảo chấm thi.   
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu

3. Ví dụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Để cụ thể hóa vấn đề và giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, Luận Văn Việt xin đưa ra một số ví dụ sau: 

3.1. Ví dụ 1

Đề tài: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố hồ Chí Minh về vấn đề sống thử. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Nghiên cứu tình trạng sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nhận thức, đánh giá thực trạng cũng như mức độ quan tâm của sinh viên đối với việc sống thử.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị và biện pháp phù hợp

3.2. Ví dụ 2

Đề tài: Vai trò của khoa học công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
  • Nghiên cứu thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đến việc phát huy các giá trị đạo đức dân tộc truyền thống tiêu biểu. 
  • Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam hiện nay. 

3.3. Ví dụ 3

Đề tài: Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
  • Nghiên cứu thực trạng mức đô ̣ kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
  • Đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

3.4. Ví dụ 4

Đề tài: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững Nhiệm vụ nghiên cứu:
  • Luận giải quan niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững. 
  • Đánh giá thực trạng đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
  • Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững

Toàn bộ khái niệm cũng như cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho một đề tài đã được đội ngũ Luận Văn Việt giới thiệu đến các bạn. Để biết thêm nhiều điều bổ ích về nghiên cứu khoa học hay các bài luận văn, luận án, các bạn có thể truy cập website của Luận Văn Việt hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua SĐT: 0915 686 999 và gmail: .

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Trong bài viết này Luận Văn Việt xin chia sẻ một vài vấn đề mang tính tổng quan về nghiên cứu khoa học như khái niệm, các bước thực hiện, các hình thức tổ chức để bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu khoa học là gì và những lưu ý khi chọn đề tài.

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới [đây là hướng nghiên cứu hàn lâm] hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn [đây là hướng nghiên cứu ứng dụng].

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

Lợi ích của nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm [teamwork]….

Bạn cũng sẽ có được niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng [thường thì rất ít], bạn còn được cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!

Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..

2. Các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Các bước cần thiết để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học là gì? Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:

2.1. Tìm ý tưởng

Bạn có thể tìm ý tưởng đề tài từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.

2.2. Xác định hướng nghiên cứu

Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này. 

2.3. Chọn tên đề tài

Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

2.4. Lập đề cương

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đề cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu [Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu]
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

>>>Tìm hiểu ngay Phương pháp luận là gì, phân loại các phương pháp luận thường gặp trong nghiên cứu khoa học

Chủ Đề