Cpu mạnh có tác dụng gì

Dùng máy tính thì chắc chắn bạn đã nghe qua thuật ngữ CPU, vậy CPU là gì, CPU có phải là thùng máy không và CPU có chức năng gì với máy tính, cùng tìm hiểu những câu hỏi về CPU máy tính này qua bài viết trong series phần cứng cơ bản sau.

Máy tính không phải là một thiết bị đơn lẻ mà đó là tập hợp của rất nhiều thành phần. Mỗi thành phần máy tính, linh kiện điện tử lại có một tác dụng khác nhau. Với CPU, đây được gọi là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nếu thiếu CPU thì máy tính sẽ không hoạt động được. Vậy CPU là gì?

CPU là viết tắt của Central Processing Unit tức Bộ xử lý trung tâm. Đúng như tên gọi, CPU chịu trách nhiệm xử lý mọi thông tin trong máy tính rồi ra lệnh cho các thành phần khác làm việc. Chính vì vậy, CPU có tốc độ xử lý càng nhanh thì máy tính cũng sẽ nhanh theo.

Khác với nhiều người lầm tưởng, CPU không phải là thùng máy tính lớn. Kích thước của CPU chỉ khoảng gấp đôi đồng xu bình thường mà thôi. CPU được lắp vào CPU Socket trên bo mạch chủ và nằm gọn gàng trong thùng máy [case máy tính].

Những hãng sản xuất CPU nổi tiếng bao gồm Intel, AMD, nVIDIA, Qualcomm,… Với những dòng sản phẩm cực kỳ ăn khách như Intel Core-i7, AMD Ryzen 7, nVIDIA Tegra [cho mobile],…

Cấu trúc CPU máy tính

Bất kỳ CPU nào hiện nay cũng sử dụng cấu trúc sử dụng nhiều bóng bán dẫn sắp xếp trên một bảng mạch điện tử. Khu vực trung tâm của CPU được chia làm 2 phần chính: Bộ điều khiển CU, Bộ xử lý ALU. Kèm theo đó là một thành phần phụ là Bộ nhớ CPU.

  • Bộ điều khiển CU [Control Unit]: Chịu trách nhiệm tiếp nhận rồi dịch câu lệnh sang ngôn ngữ máy tính hiểu. Từ đó chỉ định một thành phần cụ thể thực hiện câu lệnh trên.
  • Bộ xử lý ALU [Arithmetic Logic Unit]: Chịu trách nhiệm tiếp nhận công việc từ CU và thực hiện các phép tính số học, logic rồi trả lại kết quả vào bộ nhớ.
  • Bộ nhớ CPU / Các thanh ghi [Registors]: Tương tự như RAM, các thanh ghi này có dung lượng nhớ thấp nhưng tốc độ truy xuất cực cao. Được thiết kế nằm trong CPU dùng để lưu trữ tạm thời các kết quả từ bộ xử lý ALU.

Vì sử dụng vật liệu bán dẫn để chế tạo CPU nên trong quá trình sử dụng sẽ có một lượng nhiệt lớn sinh ra. Nếu không có biện pháp tản nhiệt hợp lý sẽ gây nóng máy tính. Hay thậm chí, có thể gây cháy nổ. Giải pháp hiện nay là sử dụng cách bôi keo tản nhiệt cho CPU. Ngoài ra còn có sử dụng hệ thống làm mát tinh vi như tản nhiệt khí, tản nhiệt nước,…

Tốc độ của CPU

Tốc độ của CPU được quyết định bởi chất lượng và số lượng chất bán dẫn chưa trên đó. Càng nhiều bóng bán dẫn chất lượng, CPU sẽ xử lý và đưa ra quyết định nhanh hơn. Từ đó máy tính có CPU tốc độ cao cũng sẽ hoạt động nhanh hơn máy có CPU đời thấp.

Tốc độ của CPU được tính bằng số xung nhịp của con chip, đơn vị là GHz [gigahertz] hoặc MHz [megahertz]. Con số này càng cao tức CPU chạy càng nhanh. Hiện nay đa số CPU đều hỗ trợ đa nhân, tức thay vì chỉ có 1 CU, 1 ALU, 1 Memory như trên thì CPU sẽ có 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn. Từ đó tốc độ xử lý được đẩy lên cực cao, gấp đôi gấp 3 lần trong thời gian không đổi.

Cách đọc tốc độ CPU của máy tính khá đơn giản. Bạn lấy xung nhịp CPU thể hiện, nhân cho số nhân mà CPU có sẽ ra tốc độ CPU chính xác. Ví dụ, với dòng chip CPU Intel Core-i5 2.3 GHz thì Khỏe sẽ có 2.3 x 5 = 11.5 GHz.

Cách chọn CPU phù hợp Windows

Dưới đây là bảng chọn tốc độ CPU phù hợp với hệ điều hành Windows bạn muốn sử dụng. Kèm theo đó là thông số RAM để kết hợp sao cho phối hợp tốt nhất.

Có nhiều hướng để build máy tính, có thể chọn hệ điều hành trước rồi chọn CPU sau. Bạn có thể thực hiện ngược lại. Tuy nhiên vẫn luôn phải ưu tiên cách 1, ưu tiên rằng bạn sẽ sử dụng phần mềm, game gì. Lúc đó hãy chọn phần cứng phù hợp.

Khỏe đánh giá

Tóm lại, CPU là bộ não của máy tính và là thành phần quyết định tốc độ chính của thiết bị. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi CPU là gì ở đầu bài. Kèm theo đó là những thông tin nâng cao giúp bạn có thể hiểu và giải thích lại cho người khác hiểu rõ ràng nhất. Máy Tính Khỏe cũng chèn vào cách lựa chọn CPU sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Nếu có ý kiến thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới nhé.

CPU là thành phần quan trọng nhất trong PC, nhưng thực sự nó làm được những gì?

Một bộ xử lý trung tâm, hay CPU, được cho là thành phần quan trọng nhất của bất kỳ thiết bị máy tính nào. Nó xử lý các chỉ dẫn cơ bản và phân bổ các nhiệm vụ phức tạp hơn cho các chip cụ thể để khiến chúng thực hiện những gì chúng làm tốt nhất. Nó có thể là lõi của PC, smartphone, hay tablet của bạn. Và nó là những gì mà làm cho toàn bộ thiết bị có thể chạy một cách bình thường.

Bản thân CPU là một thành phần lõi của những gì tạo nên một chiếc máy tính, và nó không phải bản thân chiếc máy tính nhé, nó chỉ là bộ não cho các hoạt động. Nó là một con chip máy tính nhỏ gọn được đặt trên bảng mạch chính [motherboard] của chiếc máy tính, cho dù đó là desktop PC, laptop hay table. Nó khác biệt với bộ nhớ, nơi lưu trữ thông tin, và card đồ họa, thứ để xử lý tất cả công việc rending video và đồ họa 3D tới màn hình của bạn.

CPU được xây dựng bằng cách đặt hàng triệu chiếc bóng bán dẫn siêu nhỏ lên một chip máy tính. Những bóng bán dẫn này cho phép nó thực hiện các công việc tính toán cần thiết để chạy các chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ của hệ thống của bạn.

Một trong những tiến bộ phổ biến nhất của công nghệ CPU là làm cho những bóng bán dẫn này càng càng nhỏ và nhỏ hơn nữa. Điều đó dẫn đến việc cải thiện tốc độ CPU qua nhiều thập kỷ, thường được biết đến với định luật Moore.

Trong bối cảnh các thiết bị hiện đại, một desktop hay laptop sẽ có những CPU chuyên dụng thực hiện số lượng các chức năng xử lý cho hệ thống. Thay vào đó, các thiết bị di động và một số máy tính bảng sử dụng hệ thống “System on Chip” [SoC] là con chip có chứa CPU cùng với các thành phần khác. Cả Intel lẫn AMD cung cấp các dòng CPU với các chip đồ họa và bộ nhớ được lưu trữ sẵn trên chúng, nghĩa là chúng có thể làm nhiều các tác vụ hơn so với các chức năng cơ bản của một CPU tiêu chuẩn.

Một CPU thực sự làm được những gì?

Tại lõi của nó, một CPU thực hiện các lệnh chỉ dẫn từ chương trình hoặc ứng dụng để thực hiện việc tính toán. Quá trình này có thể được chia ra thành 3 giai đoạn: tìm nạp, giải mã và thực thi. Một CPU tìm nạp các lệnh chỉ dẫn từ RAM của hệ thống, sau đó nó sẽ giải mã các lệnh để xem chỉ dẫn thực sự là gì, trước khi nó được thực thi bởi các thành phần liên quan của CPU.

Lệnh được thực thi, hoặc tính toán có thể liên quan đến số học cơ bản, so sánh các số nhất định với nhau, hoặc di chuyển chúng xung quanh trong bộ nhớ. Vì mọi thứ trong một máy tính được thể hiện bởi các con số, những loại tác vụ đơn giản đó tương ứng với những gì CPU làm. Nó là những gì mà tạo điều kiện thuận lợi nhất từ việc khởi động Windows cho đến xem Youtube video.

Core, xung nhịp và giá thành

Ban đầu, bộ xử lý chỉ có một lõi xử lý. Các bộ xử lý hiện đại ngày nay được tạo thành từ nhiều lõi, cho phép nó thực hiện nhiều tác vụ tại cùng một thời điểm. Hầu như tất cả các CPU được bán ngày hôm nay đều có ít nhất là dual core, nhưng ở cấp cao hơn, bạn sẽ thấy bốn [quad] core CPU. Thậm chí là sáu, tám và 12 core CPU trong vài trường hợp. Vài bộ xử lý cũng sử dụng một công nghệ gọi là đa luồng [multithreading], tạo ra các lõi xử lý ảo. Chúng không có sức mạnh như các lõi vật lý, nhưng chúng có thể giúp cải thiện hiệu suất CPU.

Tốc độ xung nhịp [clock speed] là một con số khác cần quan tâm đến khi đo tốc độ sức mạnh của CPU. Đó là con số “Gigahertz” [GHz] mà bạn sẽ thấy được trích dẫn trong các danh sách sản phẩm CPU. Nó biểu thị một cách hiệu quả số lượng chỉ dẫn mà một CPU có thể xử lý trên một giây. Nhưng nó không phải bức tranh toàn cảnh khi ta nói đến hiệu năng. Tốc độ xung nhịp chủ yếu xuất hiện khi so sánh CPU từ các sản phẩm có cùng họ hay cùng thế hệ. Khi tất cả những yếu tố khác xoay quanh đều giống nhau, một tốc độ xung nhịp nhanh hơn nghĩa là bộ vi xử lý nhanh hơn. Nhưng một vi xử lý 3GHz từ năm 2010 sẽ không nhanh như vi xử lý 2GHz từ năm 2018.

Tầm quan trọng của CPU

Mặc dù CPU không quan trọng đối với toàn bộ hiệu năng hệ thống như trước đây, nhưng nó vẫn đóng một phần quan trọng trong việc làm cho thiết bị chạy nhanh hơn. Vì nó chỉ chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong chương trình, CPU của bạn càng mạnh, nhiều ứng dụng sẽ chạy càng nhanh.

Điều đó nói rằng, một CPU nhanh không thể quyết định mọi thứ. Một bộ vi xử lý, dù mạnh mẽ tới đâu, cũng không thể dễ dàng kết xuất các trò chơi 3D mới nhất, cũng không thể lưu trữ thông tin. Đó là nơi các thành phần khác, như card đồ họa và bộ nhớ sẽ phát huy tác dụng.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính với cpu z

Nếu bạn đang loay hoay không biết cách kiếm tra phần cứng xem cấu hình máy tính như thế nào, đặc biệt là không biết cách kiểm tra các thông số có trên CPU. Thì có lẽ phần mềm cpu-z là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn rồi đấy.

CPU-Z là một phần mềm tiện ích miễn phí từ CPUID giúp phát hiện thông tin về bộ xử lý máy tính, bo mạch chủ, bộ nhớ và card đồ họa của bạn. Như bạn có thể thấy trong hình bên dưới, CPU-Z cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan tuyệt vời về tất cả các thông tin liên quan đến CPU và là một cách tuyệt vời để nhanh chóng và dễ dàng xác định các thông số kỹ thuật của máy tính.

Để download cpu-z, bạn có thể sử dụng liên kết bên dưới để download miễn phí nhé. Hiện tại cpu-z hỗ trợ hầu hết các phiên bản hệ điều hành windows từ windows xp tới windows 10 bao gồm cả bản 32 và 64 bit.

Các câu hỏi thường gặp

Trả lời ngắn gọn CPU là gì?

Viết tắt của từ Central Processing Unit hay thường được gọi là bộ vi xử lý trung tâm. Trên một số máy tính có sử dụng bộ vi xử lý đa lõi [nhiều core], nghĩa là trên con chip hay socket có chứa nhiều CPU được gọi là “nhiều core“.

Có bao nhiêu loại CPU?

Hiện nay có hai nhà cung cấp vi xử lý máy tính chính là Intel và AMD – đang dẫn đầu trong thị trường khi nói về khoản tốc độ và chất lượng CPU. CPU của Intel có các tên gọi như Celeron, Pentium và Core. Trong khi đó CPU của AMD với các tên gọi là Sempron, Athlon và Phenom.

Thành phần chính của CPU là gì?

Bản thân CPU chứa 3 thành phần chính là: Memory, Central Unit và ALU [Arithmetic Logic Unit].

CPU hoạt động như thế nào?

Bản thân CPU cũng giống như não người vậy, nó sẽ thực hiện các công việc chính – điều khiển các thành phần phần cứng thực hiện các tác vụ được CPU chỉ định.

Chủ Đề