Cúm bao lâu 10 ngày

Cảm cúm thường kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng nếu bạn thấy mãi không khỏi thì có thể do một số nguyên nhân là những thói quen, sai lầm… mà bạn vô tình áp dụng trong thời gian bị cúm.

Cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh cúm lâu ngày không khỏi là do bạn bổ sung không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Thiếu nước sẽ khiến các dịch đờm tích tụ dẫn tới cảm cúm mãi không khỏi lại càng thêm nghiêm trọng. Do đó mỗi ngày bạn nên uống đủ lượng nước cơ thể cần từ là từ 2l – 3l nước sẽ giúp hòa tan các dịch đờm, các dịch nhầy có trong cổ họng để đờm và dịch được đẩy ra ngoài giúp hệ hô hấp được thông thoáng.

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, dẻo dai đồng thời cùng cố hệ miễn dịch. Nhưng khi bạn bị cảm cúm cơ thể mệt mỏi có thể là nguyên nhân khiến bạn lười tập thể dục và chỉ muốn nằm một chỗ, điều này sẽ góp phần làm bệnh cảm cúm lâu khỏi.

Trong dân gian tồn tại nhiều cách chữa bệnh cảm cúm, cảm mạo đó chính là các mẹo chữa bệnh sử dụng thảo dược hay nhiều người có suy nghĩ cảm cúm là do sức đề kháng kém nên tăng cường bổ sung vitamin C… Đây có thể là những quan niệm sai lầm khiến bệnh cảm cúm của bạn lâu không hết.

Nhiều người nghĩ rằng hút thuốc lá sẽ giúp thông mũi bớt lạnh trong người thế nhưng đây chính là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm thêm nặng. Khói thuốc làm cho cơ thể đầy chất nhầy của các sợi lông tơ trong phổi bị gián đoạn, tê liệt lâu dần dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng hoặc một số triệu chứng cảm lạnh kéo dài. Vì thế người bị cảm cúm không nên hút thuốc.

Mệt mỏi căng thẳng, áp lực công việc đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm kéo dài và nó sẽ như một vòng luẩn quẩn khiến bệnh có thể trầm trọng hơn.

Bệnh cúm có thể làm bạn thấy khó thở, ngạt mũi vì thế nhiều người đã sử dụng thuốc xịt mũi để dễ thở hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng các loại thuốc xịt này trong thời gian dài nhiều ngày có thể lại mang đến tác dụng ngược do lớp niêm mạc ở mũi bị kích thích mạnh nhiều lần, bị sưng và mẫn cảm dẫn đến chảy nước mũi liên tục.

Độ ẩm trong không khí tại không gian sống quá khô hoặc ẩm quá mức cũng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trong không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm vi khuẩn có điều kiện sinh sôi hơn. Mũi cũng dễ bị dị ứng, kích ứng gây ra cảm, hắt hơi. Khi bị cúm nếu ở không gian quá khô thì việc hít thở sẽ khó khăn, khiến bạn phải dùng một lực mạnh hơn để hít vào và thở ra, từ đó lớp niêm mạc có thể bị tổn thương… cũng là nguyên nhân làm bệnh mãi không khỏi.

Cảm cúm kéo dài bao lâu?

Khi bị cảm cúm không nên dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao bởi vì thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn nhưng không có tác dụng với virus. Vì vậy chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Cảm cúm thường khiến bạn nghẹt mũi, khó thở vì vậy việc xông mũi bằng nước nóng hay các loại lá thảo dược được nhiều người áp dụng. Xông sẽ có hiệu quả tức thì, thế nhưng hơi nóng khi xông có thể làm tổn thương vùng da mỏng manh trong mũi đã vốn nhạy cảm càng nhạy cảm hơn và là nguyên nhân khiến cảm cúm lâu ngày không khỏi.

Cảm cúm là một bệnh rất thông thường ai cũng có thể mắc, vì thế nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ là dấu hiệu của sự thay đổi thời tiết nên không cần dùng thuốc hay điều trị gì mà bệnh có thể tự khỏi, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm mãi không khỏi vì không điều trị triệu chứng kịp thời.

Nhiều người nghĩ rằng truyền nước biển sẽ có thể khiến bệnh cảm cúm nhanh khỏi nhưng nó sẽ chỉ có tác dụng trong trường hợp bạn bị sốt hoặc mất nước và truyền nước có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý truyển nước có thể gây dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh cảm cúm rất dễ nhầm với các loại bệnh khác như bệnh dị ứng. Cả hai bệnh này đều có khả năng gây ho sổ mũi hắt hơi nhưng chỉ có cảm cúm mới khiến bạn đau đầu hoặc sốt. Bởi vậy nếu bạn uống nhầm thuốc cho người bị dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến cảm cúm lâu ngày không khỏi.

Khi bị cảm cúm thì việc nghỉ ngơi rất quan trọng, giấc ngủ sẽ giúp cho cơ thể đảm bảo giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường và các hoạt động trao đổi chất cũng diễn ra tốt hơn. Nhưng nếu mắc cảm cúm mà ăn uống không đầy đủ, nghỉ ngơi không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến cảm cúm kéo dài. Do đó khi bị cảm cúm bạn nên ngủ đầy đủ ít nhất trong ba ngày đầu tiên ăn đầy đủ chất uống thuốc …. để có thể chóng bình phục.

Gặp vấn đề về tai – mũi – họng

Bị cảm cúm lâu ngày không khỏi dễ khiến người bệnh, nhất là trẻ em dễ bị viêm họng nặng, ho sốt cao liên tục. Viêm mũi dài dẳng dẫn đến viêm tai giữa nên việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể là nguyên nhân giảm thính lực. Sau này cảm cúm lâu ngày cũng sẽ khiến viêm mũi kéo dài dẫn đến tình trạng viêm xoang nhất là vùng trán, sống mũi và giữa hai mắt, đau đầu giảm thị lực, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Người có bệnh lý nền sẽ khiến bệnh trở nặng hơn

Những người có bệnh lý nền như hen suyễn khi bị cảm cúm lâu ngày sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. Người bệnh sẽ thấy khó thở, khiến việc thở trở nên nặng nhọc, khiến tức ngực. Những người có hệ miễn dịch yếu khi bị cảm cúm kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi và sốt cao là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất.

Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng

Nếu bệnh cảm cúm kéo dài điều trị mãi không dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt với người bệnh có bệnh lý nền nếu không được điều trị kịp thời sẽ có biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.

Bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?

Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, rất dễ lây lan và thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Các triệu chứng ho và cảm giác mệt mỏi có thể tồn tại dai dẳng đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Do đó để có thể rút ngắn thời gian bị cảm cúm, cơ thể nhanh chóng hồi phục thì bạn có thể tăng sức đề kháng, giảm tác dụng của virus gây cúm, giảm nhẹ các triệu chứng cúm bằng sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả. Sản phẩm này có chứa Xuyên tâm liên, Hanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Các thảo dược này được kết hợp với nhau trong sản phẩm viên uống không chỉ tăng sức đề kháng cho bạn mà còn giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

>> Xem thêm: Bị cảm cúm lây qua đường nào? Phòng ngừa ra sao?

Khi thấy những dấu hiệu của bệnh cúm bạn có thể uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ không dùng thuốc kháng sinh aspirin. Nếu cảm cúm đến ngày thứ ba mà không thấy đỡ thì nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm xem có phải là sốt virus cúm hay không.

Một cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa cảm cúm là tiêm vacxin virus cúm hàng năm. Trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên bắt đầu có thể tiêm vacxin này.

Bên cạnh đó chế độ ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể thao hằng ngày và nghỉ ngơi làm việc một cách khoa học giữ cho tâm trạng vui vẻ, tăng cường sử dụng vitamin nhất là vitamin C vào những thời điểm cúm thường xảy ra như giao mùa hoặc mùa đông xuân sẽ là cách giúp cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để chống lại sự tấn công, xâm nhập của các loại virus nhất là virus cúm hoặc nếu có mắc cúm thì cũng nhanh chóng khỏi chứ không kéo dài lê thê, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hàng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm đơn giản và hiệu quả nhất là luôn tăng cường sức khoẻ bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, tập luyện thể thao cũng như nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài các thói quen này thì việc tăng cường sức đề kháng từ một sản phẩm hỗ trợ cũng sẽ đem đến hiệu quả và an toàn cho bạn. Sản phẩm bạn cần có các thành phần là Xuyên tâm liên, Hanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Sản phẩm giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các Virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề