Cúng 7 ngày cho bé trai

Việc tổ chức lễ đầy cữ bé trai có ý nghĩa đặc biệt với các bậc sinh thành. Chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy cữ cho bé trai chu đáo, đầy đủ sẽ mang tới may mắn, bình an cho đứa trẻ sau này. Vậy mâm cỗ cúng đầy cữ cho bé trai cần có những gì, và cách tiến hành ra sao, cùng tham khảo gợi ý của Đồ Cúng Hà Nội nhé!Ý nghĩa lễ cúng đầy cữ bé traiĐây là phong tục rất quan trọng với bất cứ gia đình nào khi em bé được sinh ra đời. Theo quan niệm của người Việt xưa, lễ đầy cữ là lễ được tổ chức vào ngày thứ 7 nếu là bé trai hoặc 9 ngày đối với bé gái. Với nghi lễ này, bố mẹ mong muốn các bề trên sẽ phù hộ cho bé hay ăn chóng lớn, cứng cáp, sớm biết bò, biết đi…

  1. Lễ cúng đầy cữ cho bé trai được tổ chức vào thời gian nào?

Một số người thường nhầm cúng đầy cữ và cúng đầy tháng cho bé là như nhau vì thế thường gộp 2 nghi lễ này vào với nhau. Tuy nhiên, đây là 2 nghi lễ hoàn toàn khác nhau, thời gian tổ chức, lễ vật chuẩn bị cũng khác nhau.

Nếu lễ cúng đầy tháng cho bé trai thường làm trước 1 ngày so với lịch Âm thì lễ cúng đầy cữ cho bé trai được tổ chức khi tròn 7 ngày tuổi.

  1. Lễ vật mâm cúng đầy cữ bé trai

Việc chuẩn bị một mâm cúng đầy cữ cho bé trai đầy đủ không chỉ thể hiện thành ý của gia chủ dâng lên bề trên mà còn góp phần giúp cho nghi lễ được trang nghiêm và thành công tốt đẹp. Như vậy, bé sẽ được phù hộ cho khỏe mạnh, may mắn, bình an về sau.

Lễ vật mâm cúng đầy cữ bé trai bao gồm:

1 con gà luộc buộc cánh tiên

7 phần xôi nhỏ: tùy thuộc vào sự chuẩn bị của gia chủ mà có thể chuẩn bị những loại xôi khác nhau như: xôi gấc, xôi vò, xôi trắng hay xôi đỗ xanh….

7 phần chè hoa cau

7 phần tôm/cua hấp

7 quả trứng luộc

7 cái bát

7 đôi đũa

1 đĩa trái cây 5 quả. Bạn có thể chọn 5 loại quả khác nhau nhưng ưu tiên những loại quả có kích thước giống nhau và đảm bảo độ tươi ngon.

1 lọ hoa đồng tiền

1 cốc gạo

1 cốc muối

Rượu trắng

Nước lọc

Trầu têm cánh phượng

Vàng mã

  1. Cách chuẩn bị mâm cúng đầy cữ cho bé trai

Với nghi lễ cúng đầy cữ bé trai, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được tấm lòng dâng lên bề trên. Đồ cúng có thể không cần quá nhiều, nhưng phải biết bày biện đẹp mắt, khoa học. 

Đầu tiên hãy chuẩn bị một chiếc bàn cùng 1 tấm khăn trải bàn sạch nếu gia đình nào không có bàn thì có thể bày lễ trên thảm hoặc chiếu.

Các lễ vật đã chuẩn bị được bày trên mâm cỗ trước ban thờ. Bình hoa đặt ở hướng Đông, lễ vật khác đặt ở hướng Tây. Hãy sắp xếp lễ vật một cách cân đối theo nguyên tắc đối xứng nhau.

Đến giờ cúng, người đại diện gia đình thắp hương, sau đó đứng nghiêm trang đọc nội dung văn khấn cúng đầy cữ bé trai.

Khi đọc xong văn khấn thì tạ lễ chờ hương cháy hết rồi mang vàng mã đi hóa là kết thúc nghi lễ cúng đầy cữ bé trai

  1. Bài văn khấn cúng đầy cữ bé trai

Với những người đã thuộc hoặc có kinh nghiệm tổ chức lễ đầy cữ cho bé trai thì không có quá nhiều khó khăn để đọc văn khấn. Tuy nhiên, nếu là các ông bố, bà mẹ trẻ lần đầu tổ chức, bạn có thể in ra giấy rồi giờ lên đọc trước mâm lễ.

Đồ cúng Hà Nội xin gửi bạn Văn khấn cúng đầy cữ cho bé

Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị mâm cúng hoặc cần tư vấn hỗ trợ về mâm cúng thì hãy gọi đến hotline/ zalo: 0973 753 604 Đồ cúng Hà Nội sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé.

Theo từng vùng miền, ngoài lễ cúng mụ ra thì các gia đình còn làm lễ cúng đầy cữ bé trai bé gái. Bởi vì ảnh hưởng đến truyền thống tâm linh nên sẽ có sự khác nhau về lễ vật, mâm cúng, văn khấn, cách cúng,…Ở bài viết này, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc liên quan đến lễ cúng đầy cử cho bé. Hãy cùng đọc và theo dõi!

Hướng dẫn cúng đầy cữ cho bé trai, bé gái

Cúng đầy cữ bé trai bé gái là gì?

Theo nghi thức tâm linh truyền thống của ông bà ta, đầy cữ bé trai là 7 ngày sau khi sinh, đầy cữ bé gái là 9 ngày sau khi sinh. Đây được xem là dịp để tạ ơn các bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông, mong muốn 12 Bà Mụ và Đức Ông. Các gia đình mong rằng khi cúng vái đúng thì các bà Mụ sẽ giúp đứa bé biết nằm, lật, bò, biết đi,…Tùy từng dịp riêng biệt cũng như tùy vào giới tính từng bé thì nghi lễ cúng mụ đầy cữ sẽ có một chút khác biệt.

Ý nghĩa của lễ cúng mụ đầy cữ cho bé

Theo ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thì nước ta cũng có truyền thống thờ Mẫu khá phổ biến ở nhiều vùng miền nói chung. Truyền thống thờ Mẫu quan niệm rằng các đứa trẻ được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của chư vị Tiên Chúa đầu thai, tên gọi khác là Mẹ Sinh, mẹ Sanh hay thân thuộc nhất là mười hai bà mụ.

  • Mỗi bà mụ có trách nhiệm nhào nặn ra một bộ phận trên người trẻ, trẻ có lớn lên khỏe mạnh hay ngoan ngoãn cũng là nhờ ơn các bà. Lễ cúng mụ đầy cữ cũng là dịp để cả nhà mong các bà phù hộ cho bé mau cứng cáp, sớm biết bò, biết lật, biết đi…
  • Các lễ vật dùng cho buổi cúng đầy cữ chủ yếu là các món ăn quen thuộc của văn hóa lúa nước. Cách chuẩn bị lễ vật cho lễ 9 ngày của bé gái và lễ 7 ngày cho bé trai cũng có một vài nét khác nhau.
Nghi lễ cúng mụ

12 Bà Mụ là những ai?

  • Mụ bà Trần Tứ Nương là mụ bà coi việc sanh đẻ [còn gọi là chú sinh]
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén [còn gọi là chuyển sinh]
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai [còn gọi là thủ thai]
  • Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé xinh đẹp
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai [còn gọi là an thai]
  • Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ [còn gọi là chuyển sinh]
  • Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy [còn gọi là hộ sản]
  • Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ [còn gọi là dưỡng sanh]
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh [còn gọi là bảo tống]
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ [còn gọi là tống tử]
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ [còn gọi là bảo tử]
  • Mụ bà cuối cùng Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát sinh đẻ

Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ bé trai bé gái

Daythangthoinoi xin chia sẻ lễ vật cần có trong mâm cúng đầy cữ bé gái, bé trai cụ thể như sau:

→ Mâm cúng đầy cử bé gái gồm:

  • Trái cây [ ngũ quả], hoa, nhang, đèn tealight.
  • Gạo, muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, sớ cúng.
  • 9 phần trầu cau
  • 9 phần xôi gấc
  • 9 phần chè trôi nước
  • 9 phần tôm luộc
  • 9 quả trứng luộc
  • Chén, đũa muỗng, ly mỗi loại 9 cái
  • Gà luộc chéo cánh

→ Mâm cúng đầy cử bé trai gồm:

  • Trái cây [ ngũ quả], hoa, nhang, đèn tealight.
  • Gạo, muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, sớ cúng.
  • 7 phần trầu cau
  • 7 phần xôi gấc
  • 7 phần chè đậu
  • 7 phần tôm luộc
  • 7 quả trứng luộc
  • Chén, đũa muỗng, ly mỗi loại 7 cái
  • Gà luộc chéo cánh

Các lễ vật này được bày biện trên mâm cỗ trước bàn thờ. Bày bình hoa ở hướng đông còn các món khác ở hướng tây. Lễ vật phải được xếp đẹp mắt và cân đối. Càng xếp cân đối thì các bé sẽ càng được nhiều điều may. Các lễ vật này được bày biện trên mâm cỗ trước bàn thờ.

Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ cho bé

Nghi thức cúng bà mụ đầy cữ

Trong cúng bà mụ đầy cữ, mọi lễ vật điều phải chuẩn bị tươm tất, không thể thiếu sót.

Khi khấn vái thì người mẹ ẳm con mình ngồi vào một góc bên cạnh để chứng kiến xuyên suốt buổi lễ. Sau khi kết thúc cúng, bố hoặc mẹ đứa trẻ chắp tay bé khấn vái 3 cái về phía bàn thờ gia tiên và bàn cúng trong phòng bé.

Ngoài ra, gia đình nên phóng sinh một số con vậy như: chim, ốc, cua,… trong lễ cúng, thức ăn thì được đem phân phát cho mọi người cùng ăn lấy lộc, đồ chơi thì để lại cho bé để hưởng phúc đức từ bề trên ban cho. Nếu cần đặt mâm lễ cúng mụ bé gái thì hãy vào đây nhé.

Đặt mâm cúng đầy cữ cho bé ở đâu?

Ngày nay có rất nhiều đơn vị dịch đồ cúng trên thị trường, do vậy quý khách hàng phải lựa chọn được đơn vị uy tín cũng không phải là điều dễ dàng. Khi đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói, quý khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, mọi lễ vật đầy đủ và bày trí đẹp mắt. Đồ Cúng Việt – Chuyên Mâm cúng đầy tháng trọn gói chuẩn nhất.

Lễ vật trong mâm cúng mụ cho bé

Vì sao lại chọn Đồ Cúng Việt?

  • Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng – Tiện lợi, luôn cố gắng để làm hài lòng quý khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
  • Mâm cúng đầy tháng bé trai do Đồ Cúng Việt cung cấp có đầy đủ lễ vật [tùy thuộc vào gói cúng mà khách hàng lựa chọn] đúng với nghi lễ tâm linh và truyền thống của người Việt Nam.

Chủ Đề