Đăng ký Đại học vừa học vừa làm

Người học khi đăng kí học hệ vừa học vừa làm cần đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa học vừa làm trong Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư 15/2011/TT-BGDĐT.

1. Khái quát chung

Tuyển sinh đại học, cao đẳng [sau đây viết tắt là ĐH, CĐ] hình thức vừa làm vừa học [sau đây viết tắt là VLVH] bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị cho kỳ thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm; chế độ báo cáo và lưu trữ. [khoản 1 Điều 1 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT]

Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt, vào các tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11, mỗi đợt thi 4 ngày, công việc từng ngày được quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Quy chế này, lịch thi do Hiệu trưởng nhà trường quy định. Các trường tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao miền núi được ưu tiên giao chỉ tiêu VLVH, nhưng không được dùng chỉ tiêu VLVH để liên kết tuyển sinh tại các vùng khác.[khoản 1 Điều 3 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2011/TT-BGDĐT]

2. Điều kiện dự thi:

Điều kiện dự thi theo quy định tại Điều 4 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT và khoản 5, 6 Điều 1 Thông tư 15/2011/TT-BGDĐT như sau:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề [sau đây gọi chung là trung học]. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với những người tàn tật, khuyết tật, tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

- Đạt được các yêu cầu sơ tuyển nếu dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

- Trong độ tuổi quy định đối với các trường hoặc các ngành có giới hạn tuổi do các trường quy định.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí đăng ký dự thi.

Lưu ý: Những trường hợp dưới đây không được phép đăng ký dự thi theo quy định khoản 2 Điều 4 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT:

- Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời kỳ thi hành án hình sự.

- Những người bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ thời hạn quy định tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi.

- Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

>> Hồ sơ đăng ký dự thi và thủ tục dự thi được quy định cụ thể tại Điều 7 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT.

3. Đối tượng được xét tuyển thẳng vào học hình thức VHVL

Những người thuộc diện tuyển thẳng của hình thức học vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT bao gồm các đối tượng sau đây:

- Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua toàn quốc, đã có bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương;

- Người đã dự thi và trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ hệ chính quy hoặc hình thức VLVH, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung, nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội Thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ và chưa quá 5 năm kể từ ngày dự thi ĐH, CĐ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển hoặc trường khác nếu được trường đó xét nhận vào học ngành có cùng nhóm ngành đào tạo mà không phải thi lại;

- Vận động viên đã có bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương được tuyển thẳng vào các trường ĐH hoặc CĐ Thể dục Thể thao nếu thuộc một trong các diện: Thí sinh trong đội tuyển Olympic; là thành viên đội tuyển quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải Quốc tế chính thức.

Lưu ý: Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên đối với các thành viên đội tuyển quốc gia đã tham gia thi đấu quốc tế là không quá 5 năm tính đến ngày thi vào các trường ĐH, CĐ thể dục thể thao;

- Học sinh năng khiếu nghệ thuật đã có bằng tốt nghiệp trung học và tương đương hoặc hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ của các trường nghệ thuật [nếu nhà trường có đào tạo môn đó]. Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 5 năm kể từ ngày đạt giải đến ngày thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ hình thức VLVH.

- Những người đã có bằng tốt nghiệp ĐH có nguyện vọng học ĐH ngành học khác theo hình thức VLVH, được xét tuyển thẳng vào ĐH theo hình thức VLVH. Những người đã có bằng tốt nghiệp CĐ có nguyện vọng học CĐ ngành học khác theo hình thức VLVH, được xét tuyển thẳng vào CĐ theo hình thức VLVH.

Kết luận: Đăng ký học đại học, cao đẳng hệ vừa làm vừa học cần phải đáp ứng đủ những điều kiện theo Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư 15/2011/TT-BGDĐT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mâu, thực hiện tại đây     

 Đăng ký dự thi tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học

Lĩnh vực:

Theo những quy chế và quy định mới nhất từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bằng đại học vừa làm vừa học các chuyên ngành có giá trị tương đương với tấm bằng đại học chính quy được cấp khi học tập trung.

Bản chất, khung chương trình học và nội dung của hình thức học vừa làm vừa học là tương đương với hệ học chính quy nên bằng đại học vừa làm vừa học được nhà nước đảm bảo về tính chất pháp lý và có giá trị sử dụng như các loại hình đào tạo khác.

Đặc biệt, khi sở hữu tấm bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo trên bằng. Tất các các loại bằng đều được ghi là Bằng cử nhân hoặc Bằng kỹ sư. Điều này giúp sinh viên tự tin hơn khi đăng ký học các chương trình vừa làm vừa học mà không phải lo lắng về sự phân biệt bằng vừa làm vừa học với các văn bằng khác.

Trước khi bạn đặt câu hỏi: Bằng đại học vừa làm vừa học có giá trị không? thì bạn nên quan tâm tới Ngôi trường mà bạn dự định học. Nếu chương trình học vừa làm vừa học của bạn được giảng dạy bởi một trường đại học nổi tiếng, bằng cấp của bạn sẽ được đánh giá cao hơn và có giá trị hơn.

Tuy nhiên, hãy cảnh giác với hàng ngàn khóa học vừa làm vừa học khác được cung cấp; không phải tất cả đều được công nhận, có nghĩa là vẫn có chỗ trên thị trường cho những kẻ lừa đảo tạo ra các chương trình không có thật để thử và khiến bạn mất trắng số tiền của mình.

Nhược điểm khi học bằng đại học vừa làm vừa học là gì?

Khi được hỏi: Bằng đại học vừa làm vừa học có giá trị không? thì chúng ta chỉ nhận được những câu trả lời về ưu điểm của nó, nhưng ít có ai nói về những nhược điểm của tấm bằng này. Vậy đâu là những nhược điểm mà sinh viên cần biết?

Nhận thức chưa đúng về bằng cấp vừa làm vừa học

Trước đây, chương trình đào tạo đại học vừa làm vừa học được đánh giá là có chất lượng đầu ra chưa bằng đại học chính quy. Nhiều nhà tuyển dụng cần chất lượng chuyên môn và trình độ học vấn cao hơi e ngại việc này. Tuy nhiên rào cản này đang được dỡ bỏ khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chính thức ban hành quy chế và quy định có hiệu lực từ ngày 01/3/202, tấm bằng đại học vừa làm vừa học và đại học chính quy có giá trị như nhau, không phân biệt hình thức đào tạo.

Bằng đại học vừa làm vừa học có giá trị không? Và những câu hỏi thường gặp

1. Bằng đại học vừa làm vừa học có xin được việc không

Bằng đại học vừa làm vừa học đã được bộ GD & ĐT công nhận là có giá trị như bằng chính quy. Tuy nhiên theo một số nhận định khác từ phía các giảng viên. Những sinh viên vừa học vừa làm thường làm tốt nhiệm vụ được giao hơn. Vì học đã trải qua một  quá trình làm việc khá dài, chịu nhiều áp lực nên trình độ chuyên môn cũng như khả năng xử lí công việc hiệu  quả hơn. Đây đúng là một điểm mạnh của sinh viên hệ vừa làm vừa học so với hệ chính qui.

2. Học lấy bằng vừa làm vừa học có tốt cho công việc không?

Sinh viên theo học đại học vừa làm vừa học có thắc mắc rằng bằng cấp của họ sẽ có lợi trong việc kiếm việc làm. Bạn lo lắng về điều này là đúng. Nhưng bạn sẽ nhận được một công việc tùy thuộc vào kỹ năng, kiến ​​thức và sự chăm chỉ của bạn.

3. Bằng đại học vừa làm vừa học có giá trị với công việc tư nhân không?

Vâng, chắc chắn giáo dục vừa làm vừa học có giá trị đối với các công việc tư nhân cũng như công việc nhà nước, vì chúng đã được công nhận.

Trên đây là bài viết đánh giá tổng quan của chúng tôi về chủ về: Bằng đại học vừa làm vừa học có giá trị không? Nếu bạn đang xem xét một chương trình học đại học vừa làm vừa học? Điều gì khiến bạn băn khoăn, nếu có?

Video liên quan

Chủ Đề