Đánh giá điểm chuẩn đại học sư phạm hà nội năm 2022

Ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của Đại học Sư phạm Hà Nội là Giáo dục chính trị tại tổ hợp C19 [Văn, Sử và Giáo dục công dân] và C20 [Văn, Địa và Giáo dục công dân], Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử tại tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa]. 

Ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật với 16,75 điểm. 

Năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 7.000 chỉ tiêu bằng các phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu và dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.

Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2022 sẽ được cập nhật nhanh, chính xác nhất trên Gia Đình Mới.

Điểm chuẩn Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 2022 sẽ được công bố đến các thí sinh ngày 17/9.

Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022 như sau:

Năm học 2022-2023, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 7.000 chỉ tiêu.

Năm nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo 5 phương thức

1. Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển [Tên ngành học, mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển]- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

- Thời gian đăng ký xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hình thức đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành. Xét tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn [bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 [nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên [nếu có]].

2. Xét tuyển thẳng:Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế [gọi tắt là diện XTT2].

3. Xét học bạ THPT:Xét học bạ THPT [gọi tắt là diện XTT3, quy định cụ thể từng ngành xem tại mục.8].

- Điều kiện đăng ký xét tuyển:

+ Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên. Riêng đối với ngành SP tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi;

+ Đối với ngành SP Công nghệ điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi;

+ Đối với các ngành khác [ngoài sư phạm]: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

- Nguyên tắc xét tuyển: Xét TĐTBCCN lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành tại mục 1.8 [đã cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Trước hết xét các thí sinh thuộc diện XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của PT2, sau đó xét đến các thí sinh diện XTT3 [nếu còn chỉ tiêu].

4. Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ với kết quả thi năng khiếu:Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non - SP Tiếng Anh kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

- Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành. Xét tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn [đã hệ số 2 [nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên [nếu có]] hoặc tổng điểm thi 2 môn thi năng khiếu đối với thí sinh sử dụng kết quả học bạ kết hợp với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội

5. Dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực: Kỳ thi do Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Đại học Sư phạm TP HCM tổ chức.

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên.

- Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có].

Đối với các ngành có thi năng khiếu xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có] với các môn thi thi đánh giá năng lực. Quy định các môn thi đánh giá năng lực của từng ngành xem tại bảng mục 4. Quy định các môn thi năng khiếu đối với các ngành có môn thi năng khiếu xem tại mục 7.

Chủ Đề