Đánh giá ống kính sigma art năm 2024

Ở phân khúc này, Sigma chủ yếu tập trung vào các tiêu cự zoom cho giải pháp góc rộng hoặc giải pháp đa dụng, nổi bật nhất trong đó phải kể đến 3 ống kính:

17-50mm f2.8 -> 1 trong những lựa chọn rất hiệu quả cho những ai lần đầu làm quen với máy ảnh 18-35mm f1.8 & 50-100mm f1.8 -> hướng đến đối tượng chuyên nghiệp cần chất lượng hình ảnh cao​

  • Dòng ống kính dành cho hệ thống máy DSLR cảm biến Fullframe sẽ có ký hiệu là "DG - Digital Grade"

Các bạn có thể thấy là Sigma tập trung khá mạnh vào hệ máy ảnh DSLR fullframe [chủ yếu là dành cho ngàm Canon và Nikon] với hệ thống ống kính "DG" trải rộng khắp từ góc siêu rộng như Fisheye cho đến super Tele. Hãng cũng dàn đều dải tiêu cự cho cả ống kính zoom và ống cố định với rất nhiều lựa chọn, điểm ấn tượng là các ống tiêu cự cố định đa phần tập trung vào những ống có độ mở khẩu rất lớn để cạnh tranh trực tiếp với các ống kính đến từ các hãng chính chủ, điển hình là các ống kính cực rộng có độ mở lớn như 14mm f1.8 hoặc ống tele 135mm f1.8 vừa mới được giới thiệu gần đây.

  • Dòng ống kính dành cho hệ thống máy ảnh Mirrorless sẽ có ký hiệu là "DN"

Các ống kính "DN" mới được Sigma giới thiệu và ra mắt trong thời gian gần đây nên có số lượng khá hạn chế, các ống này chủ yếu dành cho các máy M4/3 hoặc cho ngàm Sony E-Mount với tiêu cự cố định và có mức giá cũng hết sức cạnh tranh dù thuộc dòng "Art" chất lượng cao.

Nhìn chung, ngoại hình của cả hai ống kính gần như giống nhau và trên thực tế, được thiết kế với mục đích sử dụng tương tự như các ống kính Sigma hiện có như 35mm f / 1.4 DG DN và 85mm f / 1.4 DG DN. Bộ đôi lens này đều được làm bằng hỗn hợp nhiệt, đồng thời có sự kết hợp giữa lớp mờ và có độ bóng nhẹ.

Sigma 20mm f / 1.4 DG DN Art Nguồn: PetaPixel

Sigma 24mm f / 1.4 DG DN Art Nguồn: PetaPixel

2. Khóa nét ấn tượng với cần gạt Manual Focus Lock

Cơ chế focus-by-wire [lấy nét bằng mạch điện] dần trở thành cơ chế lấy nét tiêu chuẩn trong các thiết kế ống kính hiện đại. Mặc dù focus-by-wire có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên nó vẫn có một số nhược điểm khi so sánh với cơ chế direct-drive. Đáng chú ý nhất là những ống kính này có xu hướng reset tiêu cự khi máy ảnh ở chế độ tiết kiệm pin hoặc khi tắt máy. Để giải quyết vấn đề này, Sigma đã bổ sung cần gạt mới, có tên là Manual Focus Lock [MFL].

Sigma đã bổ sung cần gạt mới Manual Focus Lock Nguồn: DPReview

Cần gạt MFL này sẽ vô hiệu hóa vòng lấy nét hoàn toàn, khóa tiêu cự ngay tại vị trí hiện dụng của nó. Trong trường hợp chụp ảnh thiên văn, sử dụng khả cần gạt này đồng nghĩa bạn có thể lấy nét vào các ngôi sao, gạt cần MFL mà không còn phải lo lắng về các vấn đề ngừng hoạt động hay tắt máy khi di chuyển. Kể cả khi bạn tắt rồi bật máy ảnh lên, ống kính sẽ vẫn lấy nét vào đúng vị trí cuối cùng mà bạn cài, bất kể vòng lấy nét có bị xoay ngoài ý muốn hay không.

3. Trang bị Lens Heater Retainer hỗ trợ chụp ảnh thiên văn

Ngoài thể loại chụp ảnh thiên văn, lens heater khá hiếm người dùng. Tuy nhiên, đối với những ai cần thì chúng thực sự rất quan trọng. Phụ kiện loại này dùng để bọc quanh thân ống kính, giúp tránh hiện tượng đọng sương khi chụp trong thời tiết lạnh. Bộ phận này là một miệng cong nhỏ ở phía trước ống kính được thiết kế để đồ sưởi ống kính không bị trượt xuống phía trước ống kính.

Trang bị mới Lens Heater Retainer của Sigma chỉ có trên ống kính 20mm F1.4 Nguồn: DPReview

Trang bị mới Lens Heater Retainer của Sigma chỉ có trên ống kính 20mm F1.4, là nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu của astrophotographer. Đây là một gờ nhô nhẹ ở phía đầu ngoài của thân ống kính, được thiết kế đặc biệt nhằm giữ cho lens heater cố định, để chúng không bị trượt xuống ống kính và gây cản trở tầm ngắm trong quá trình chụp time-lapse ban đêm. Tuy chỉ là một thay đổi rất nhỏ nhưng nó đủ cho thấy kỳ vọng biến 20mm F1.4 thành ống kính chụp thiên văn của Sigma lớn cỡ nào.

4. Cung cấp khay đựng kính lọc phía trước và sau

Cả 2 ống kính đều có khay đựng kính lọc phía sau. Tuy không thường gặp ở ống kính góc rộng, nhưng đáng chú ý là cả 2 ống kính này có thể lắp được kính lọc ở cả sau lẫn trước, với phía trước có ren kính lọc riêng.

Sử dụng tấm mẫu kèm với các ống kính, người dùng có thể cắt các bộ lọc gel khác nhau để cài vào phần rãnh lõm nhẹ bên dưới các điểm tiếp xúc điện tử của ống kính. Rãnh lõm bên dưới lúc này sẽ trượt xuống dưới một công tắc nhỏ, bạn có thể dùng trượt qua để khóa kính lọc vào vị trí.

Cả 2 lens này đều được trang bị khay đựng kính lọc Nguồn: DPReview

Bộ đôi này là các ống kính đầu tiên cung cấp cả khay đựng kính lọc phía trước và sau. Thường thì các hãng sản xuất sẽ phụ thuộc vào khay phía sau hơn khi mà mặt kính ngoài cùng phía trước sẽ thường lồi ra ngoài. Còn trong trường hợp của Sigma 20mm và 24mm F1.4 thì bạn có thể dùng gấp đôi kính lọc mà không cần thêm bất kỳ phụ kiện trợ lắp nào.

5. Chất lượng hình ảnh vượt trội

Sigma 20mm F1.4 DG DN có cấu trúc gồm 17 thấu kính chia vào 15 nhóm, gồm 2 thấu kính Super-Low Dispersion [SLD] và 3 thấu kính phi cầu. Kết hợp với các thấu kính này là một cặp thấu kính phi cầu 2 mặt mà theo hãng là sẽ cung cấp hiệu năng quang học vượt trội trên toàn khung hình.

Trong khi đó, Sigma 24mm F1.4 DG DN cấu tạo từ 17 thấu kính chia thành 14 nhóm, gồm 2 ‘F’ Low-Dispersion [FLD], 1 Super-Low-Dispersion [SLD] và 4 phi cầu. Được thiết kế về mặt quang học nhằm giảm đáng kể hiện tượng lóa sáng sagittal, ống kính Sigma này được tạo ra với đầy đủ các tính năng chụp ảnh thiên văn. Ngoài ra, với các máy ảnh tương thích, ống kính cho phép hiệu chỉnh quang sai giúp mang lại chất lượng hình ảnh cao. Động cơ lấy nét yên tĩnh và công tắc bấm vòng khẩu độ làm cho ống kính trở nên tuyệt vời để quay phim. Bên cạnh đó, 11 lá khẩu tròn hạn chế ánh sáng qua 17 thấu kính được sắp xếp thành 14 nhóm.

Xem xét kỹ hơn về độ sắc nét của hình ảnh, đối với ống kính 20mm, nó được kết hợp với nhau rất tốt trong suốt phạm vi khẩu độ. Ở trung tâm của hình ảnh, dùng khẩu f / 8 có lẽ là tốt nhất, trong trường hợp chụp ở các góc, f / 5.6 đến f / 8 là hoàn toàn phù hợp.

Đối với ống kính 24mm cũng tương tự, với khẩu f / 8 nhìn tổng thể là tốt nhất ở trung tâm và f / 8 là tốt nhất ở vị trí các góc.

Ảnh được chụp bởi 20mm ở khẩu f / 16 Nguồn: PetaPixel

Ảnh được chụp bởi 24mm ở khẩu f / 16 Nguồn: PetaPixel

Đặc biệt, cả hai ống kính này đều có 11 lá khẩu tròn, mang lại hiệu ứng bokeh đẹp mắt. Với trường nhìn góc rộng và độ sâu trường ảnh nông, việc có thêm các yếu tố nằm ngoài tiêu điểm thực sự làm tăng thêm kích thước cho cảnh vật.

Ảnh được chụp bằng ống kính 20mm. Nguồn: PetaPixel

Ảnh được chụp bằng ống kính 24mm. Nguồn: PetaPixel

Tạm kết

Tựu chung, 2 ống kính góc rộng này của Sigma đã bổ sung thêm những lựa chọn hấp dẫn cho người dùng máy ảnh ngàm L và ngàm Sony E. Tiêu cự có vẻ giống nhau, nhưng rõ ràng ống kính 20mm F1.4 được tạo ra cho một phân khúc thị trường cụ thể: chụp ảnh thiên văn. Trong khi đó ống kính 24mm F.14 lại là tùy chọn đa năng hơn.

Ống 24mm F1.4 sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khá căng thẳng trong thị trường ngàm E, tuy nhiên giá bán sẽ là yếu tố giúp nó đáng cân nhắc, nhờ việc có những cung cấp nhằm đáp ứng hiệu năng xuất sắc trong mức giá rẻ hơn gần $500 so với ống 24mm F1.4 GM của Sony.

Sigma 20mm F1.4 và 24mm F1.4 sẽ chính thức được phân phối vào cuối tháng 8 với giá bán lần lượt $899 và $799.

Chủ Đề