Đau thắt lưng bên phải ở phụ nữ

Đau lưng ở nữ giới là một trong những bệnh phổ biến về xương khớp hiện nay. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây ra? Làm sao để ngăn chặn những cơn đau dai dẳng từ tháng này qua năm khác? Câu trả lời đã có trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Đau lưng ở nữ giới là bệnh gì?

Đau lưng ở nữ giới là hiện tượng phổ biến, chị em ít nhất đều gặp một lần trong đời.

Đau lưng là hiện tượng ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Ở phụ nữ, số lần đau lưng còn nhiều hơn do thể trạng, ảnh hưởng từ quá trình sinh nở cũng như sự suy giảm estrogen làm giảm mật độ xương… Do vậy, không ít chị em phụ nữ bị đau lưng từ rất sớm.

Đau lưng ở nữ giới là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng lưng. Cơn đau có thể lan xuống dưới gần sát mông hoặc xảy ra ở bên phải, bên trái hoặc tập trung ở giữa lưng, đặc biệt các đốt sống thắt lưng. Nghiên cứu cho thấy 60-80% số người bị đau vùng thắt lưng trong suốt cuộc đời với tỉ lệ ở nữ giới phổ biến hơn. Ngoài ra, đau lưng ở nữ giới tăng đáng kể theo độ tuổi. Đã có báo cáo tỉ lệ đau thắt lưng tăng cao ở nữ giới sau tuổi mãn kinh so với nam giới cùng độ tuổi.

>>> Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây đau lưng ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở phụ nữ, cơ bản có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:

2.1. Đau lưng ở nữ do các bệnh cơ xương khớp

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng phụ nữ bị đau lưng thường xuyên. Các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của hệ xương khớp như:

Bệnh lýCơ chế gây đau✅ Viêm dây chằng⭐ Do dây chằng bị viêm, gây nên các cơn đau thắt lưng dưới ở phụ nữ. Cơn đau tăng lên khi đi lại nhiều, mang vác vật nặng.✅ Thoái hóa cột sống lưng⭐ Các đốt sống lưng bị thoái hóa, chất lượng xương khớp bị giảm sút. Các đốt sống dễ thoái hóa nhất là đốt sống thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi ngồi lâu, cúi người, xoay người hoặc nâng vật nặng.✅ Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng⭐ Đĩa đệm đốt sống lưng thoát ra khỏi vị trí giữa hai đốt sống, chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến các cơn đau thắt lưng, đau lưng lan xuống mông, đùi và chân. Vị trí dễ gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5.✅ Loãng xương⭐ Do lượng canxi trong xương hao hụt theo thời gian, dễ dẫn đến giòn xương, xốp xương và dễ gãy, ảnh hưởng đến thắt lưng ở nữ giới, gây ra các cơn đau đột ngột.✅ Hội chứng cơ hình lê⭐ Xảy ra khi các cơ hình lê ở mông co thắt đẩy hoặc đè lên dây thần kinh tọa gây đau, tê từ phần thắt lưng đến ngón chân.✅ Hội chứng đau cơ xơ hóa⭐ Là tình trạng đau mãn tính trong gân, cơ, dây chằng, gây ra các cơn đau ở lưng, thường tặng nặng khi mang vác kèm theo biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm.

2.2. Đau lưng ở nữ giới do mang thai và sinh nở

Mang thai là một trong nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ.

Quá trình mang thai và sinh nở rất dễ gây ra đau lưng ở nữ giới bởi trong quá trình mang thai, cân nặng của bà bầu tăng nhanh chóng, vùng lưng chịu nhiều áp lực hơn, đặc biệt xương thắt lưng dẫn đến đau mỏi lưng.

Ngoài ra, trong thời kỳ này cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh hormone làm mềm và giãn nở dây chằng, xương chậu để em bé chui ra dễ hơn. Khi dây chằng bị giãn ra khiến xương khớp và lỏng lẻo dẫn đến chị em phụ nữ bị đau lưng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc phải liên tục thay đổi tư thế ngồi hoặc ngồi sai tư thế cũng gây đau lưng.

Đối với phụ nữ sau sinh, quá trình hồi lại dây chằng còn hạn chế, xương khớp cũng đang trong giai đoạn phục hồi cộng với việc cơ thể thiếu hụt dưỡng chất như canxi cũng khiến chị em bị đau lưng dưới nhiều hơn.

2.3. Bệnh phụ khoa gây đau lưng ở nữ giới

Các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung cũng có thể gây nên tình trạng đau mỏi lưng ở phụ nữ.

Ngoài ra, vào kỳ kinh nguyệt, do có sự thay đổi nội tiết tố, hormone cũng ảnh hưởng đến các dây chằng gây ra các cơn đau vùng thắt lưng ở phụ nữ, đau lưng khi tới tháng. Đây được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh các cơn đau thắt lưng, đau có thể lan rộng xuống vùng xương chậu, phụ nữ còn cảm thấy các triệu chứng như:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ hội
  • Chướng bụng
  • Đau tức ngực
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  • Thay đổi tâm trạng…

2.4. Bệnh suy thận gây đau lưng dưới ở nữ giới

Biểu hiện đặc trưng của suy thận là những cơn đau quặn ở thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng xuống hố chậu, mông và đùi, bàn chân. Người bệnh có thể bị đau thắt lưng phải hoặc trái, tùy thuộc vào vị trí thận bị tổn thương.

Ngoài đau lưng, người bệnh còn cảm nhận được các triệu chứng như cảm, sốt, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc đi tiểu cảm thấy đau.

2.5. Đau lưng do chấn thương

Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý, khi nữ giới gặp phải chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng xuất hiện tình trạng đau lưng. Nguyên nhân có thể đến từ tổn thương mô mềm, tổn thương hệ thần kinh hoặc tác động lực mạnh dẫn đến lệch, xẹp đốt sống.

2.6. Các nguyên nhân khác gây đau lưng ở nữ giới

Một số yếu tố cũng tác động tới tình trạng đau lưng, đau thắt lưng ở nữ như:

  • Ngồi sai tư thế
  • Ít đi lại vận động, ngồi quá lâu ở một tư thế
  • Ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân
  • Thường xuyên đi giày cao gót
  • Tăng cân, béo phì
  • Stress

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Đau lưng có thể gặp phải ở bất kỳ người phụ nữ nào, tuy nhiên có những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Cụ thể là:

  • Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Nhưng thời gian gần đây, bệnh đau lưng ở phụ nữ trẻ ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
  • Phụ nữ có thai.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Người lao động chân tay.
  • Người béo phì.
  • Người bị bệnh lý về phụ khoa, thận, xương khớp.
  • Người thường xuyên đi giày cao gót.

4. Phụ nữ bị đau lưng có nguy hiểm không?

Chị em phụ nữ nên cẩn trọng với những cơn đau lưng dai dẳng.

Đau lưng ở phụ nữ không phải bệnh mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể liên quan đến cơ xương khớp, bệnh phụ khoa… Đây là dấu hiệu “cảnh báo” cơ thể đang gặp vấn đề. Do đó, chị em theo dõi các triệu chứng đi kèm để nhận định đúng bệnh để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp nghi mắc các vấn đề cơ xương khớp tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây khó vận động, liệt… Trường hợp mắc các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.

Dù là triệu chứng “ai cũng gặp” nhưng chị em phụ nữ không nên chủ quan, hãy chủ động điều trị càng sớm càng tốt.

5. Chẩn đoán đau lưng ở nữ giới

Chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám nếu các cơn đau lưng kéo dài hơn 72 giờ, các triệu chứng đau tăng nặng hơn. Để chẩn đoán, các bác sĩ bước đầu sẽ tiến hành khảo sát tình trạng bệnh để loại trừ nguyên nhân. Ví dụ:

  • Nếu đau nhói nhiều hơn so với đau âm ỉ: có thể do vấn đề ở cơ hoặc rách dây chằng hoặc cơ quan nội tạng nằm ở lưng hoặc hai bên.
  • Đau lan rộng xuống mông hoặc chân có thể do chèn ép dây thần kinh
  • Đau lưng kèm chân suy yếu: do chèn ép dây thần kinh do đau thần kinh tọa hoặc hẹp ống sống
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang có thể do chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng cột sống
  • Tê hoặc cảm giác có kim châm ở bẹn hoặc mông có thể do vấn đề dây thần kinh và cột sống

Bên cạnh đó các bác sĩ có thể tiến hành chụp chiếu để chỉ ra chính xác vấn đề bằng các phương pháp:

– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang giúp xác định các vấn đề về xương khớp. Chụp cắt lớp vi tính [CT] và Chụp cộng hưởng từ [MRI] sẽ cung cấp các hình ảnh về xương, cơ, mô, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu.

– Xét nghiệm máu, nước tiểu: Dùng để xác định nguyên nhân gây đau lưng xuất phát từ bệnh lý khác hoặc do nhiễm trùng.

6. Cách trị bệnh đau lưng ở phụ nữ

Có nhiều cách điều trị bệnh đau lưng ở phụ nữ. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh để chỉ định phương pháp chữa trị. Một số phương pháp điều trị như:

6.1. Nghỉ ngơi và chườm hoặc massage

Chị em có thể nghỉ ngơi kết hợp chườm nóng chữa đau lưng.

Người bệnh nên hạn chế hoạt động ít nhất 3 ngày đầu để các cơn đau thuyên giảm. Nên song song kết hợp với chườm nóng để các mạch máu được giãn ra. Hơi ấm cũng giúp giảm đau lưng và giúp chị em phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn.

Chườm lạnh:

  • Cho đá lạnh vào túi hoặc đặt khăn trong tủ lạnh hoặc dùng túi gel lạnh để chườm lưng
  • Nên chườm từ từ tránh bị bỏng lạnh
  • Chỉ nên chườm trong 48 giờ đầu kể từ khi chấn thương hoặc viêm cấp

Chườm nóng:

  • Cho nước ấm vào chai hay túi hoặc khăn chườm
  • Có thể đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau hoặc lăn qua lăn lại vừa kích thích lưu thông máu, vừa giảm đau
  • Có thể ngâm mình trong nước nóng để dịu cơn đau và thư giãn
  • Nên chườm sau 48 giờ, khi có các cơn đau mãn tính

Massage:

Phương pháp này giúp thông kinh mạch, giảm đau và giảm viêm. Bạn có thể massage giảm đau lưng với rượu xoa bóp hoặc dầu gió. Đối với phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến chuyên môn.

  • Nằm sấp, dùng 2 bàn tay xòe rộng xoa tròn trên vùng lưng
  • Dùng tay xát dọc, xát ngang với 2 bàn tay ngược chiều nhau lên vùng lưng bị đau
  • Sử dụng ngón tay bóp mạnh vào phần lưng bị co cứng giúp lưu thông mạch máu
  • Dùng mu bàn tay vừa day vừa ấn mạnh sao cho vùng da xoay đều theo tay
  • Lấy ngón tay cái bấm vào phần lưng bị đau theo từng điểm. Sau đó day và xoa để khí huyết lưu thông

6.2. Sử dụng thuốc giảm đau lưng cho phụ nữ

Trường hợp các biện pháp giảm đau thông thường không có hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau kê đơn hoặc không kê đơn tùy thuộc vào tình trạng. Khi sử dụng thuốc cần thận trọng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ bị đau lưng sau sinh và đang trong thời gian cho con bú.

– Thuốc giảm đau chống viêm không steroid [NSAIDs] như Paracetamol, Acid acetylsalicylic [aspirin],… được dùng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình.

– Thuốc giảm đau nhóm 2 gồm: Codein và Tramadol, thường được dùng điều trị các cơn đau cường độ trung bình.

– Thuốc giảm đau nhóm 3: tiêu biểu là Morphin, có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh, dùng cho trường hợp đau nặng.

– Thuốc giãn cơ bao gồm thuốc chống co thắt [Soma, Parafon Forte, Norflex,…] và thuốc chống co cứng [Baclofen, Diazepam, Dantrolene,…].

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ về dạ dày, người mệt mỏi, dễ có vấn đề về tiêu hóa… Do đó nên uống theo chỉ định của bác sĩ.

6.3. Vật lý trị liệu chữa đau lưng ở nữ giới

Đây là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả.

Phương pháp này có hiệu quả với bệnh xương khớp. Nếu kiên trì điều trị có thể cải thiện được 80% – 90% tình trạng. Một số phương pháp vật lý trị liệu như:

Kéo giãn cột sống:

  • Dùng cho đau do thoát vị đĩa đệm
  • Giúp “nới rộng” không gian cho các đĩa đệm, từ đó giảm chèn ép dây thần kinh
  • Giảm đau nhức tại vị trí đốt sống được kéo giãn cũng như vùng lưng

Liệu pháp nhận thức hành vi [CBT]:

  • Có thể kiểm soát chứng đau lưng mãn tính bằng cách khuyến khích những suy nghĩ mới
  • Bao gồm các kỹ thuật thư giãn và duy trì thái độ tích cực
  • Đã có nghiên cứu chỉ ra sử dụng liệu pháp CBT có xu hướng năng động hơn và giảm nguy cơ đau lưng tái phát.

Nắn xương:

  • Đây là phương pháp tập trung chủ yếu ở cột sống, giúp căn chỉnh cột sống về trạng thái ban đầu
  • Cải thiện được tình trạng cong, vẹo cột sống

Massage Shiatsu:

  • Giúp đả thông kinh mạch bằng cách dùng ngón tay cái và lòng bàn tay ấn vào các huyệt đạo, vị trí đau nhức để khơi dậy năng lượng trong cơ thể để giảm đau.

Châm cứu:

  • Tùy vào nguyên nhân gây bệnh như do thời tiết, do tụ huyết hay kinh nguyệt sẽ có các huyệt đạo châm cứu khác nhau. Đây là phương pháp có thể cải thiện được chứng đau lưng khá hiệu quả.

Yoga giảm đau cho phụ nữ:

  • Yoga bao gồm các tư thế, chuyển động cũng như bài tập thở cụ thể giúp tăng cường sức mạnh cơ lưng và cải thiện tư thế.

6.4. Phẫu thuật chữa đau lưng ở nữ giới

Phẫu thuật chữa đau lưng ít được chỉ định. Nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thì đây có thể là một lựa chọn, đặc biệt nếu đau dai dẳng và bị chèn ép dây thần kinh. Một số cách phẫu thuật cho trường hợp thoát vị đĩa đệm như:

  • Nối đốt sống: các đốt sống được nẹp với nhau bằng tấm kim loại, đinh vít… Tuy nhiên người bệnh có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn ở các đốt sống liền kề.
  • Thay đĩa đệm: Thay thế đĩa đệm bị lồi [thoát vị] bằng đĩa đệm nhân tạo mới để cải thiện khả năng vận động.
  • Cắt bỏ đĩa đệm: Một phần đĩa đệm có thể bị cắt bỏ nếu chúng gây kích ứng hoặc chèn ép vào dây thần kinh.
  • Loại bỏ một phần đốt sống: Một phần nhỏ đốt sống cũng có thể bị loại bỏ nếu chúng gây chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh.
  • Tiêm tế bào tái tạo đĩa đệm cột sống: Phương pháp mới theo nghiên cứu từ đại học Duke, Bắc Carlonina đã phát triển vật liệu sinh học mới để cung cấp một loạt tế bào thay thế cho nhân tủy, loại bỏ cơn đau do đĩa đệm gây ra.

6.5. Mẹo dân gian chữa đau lưng ở nữ giới

Ngoài các phương pháp trị đau lưng ở phụ nữ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa đau lưng từ các loại thảo dược hoặc cây nhà lá vườn. Một số mẹo chữa đau lưng như:

  • Sắc uống lá đinh lăng
  • Sắc hoặc chườm ấm với lá lốt
  • Sắc uống rễ cây trinh nữ
  • Sắc uống thân, lá, rễ cây cỏ xước

Tuy nhiên những cách này chỉ nên áp dụng trong trường hợp đau lưng nhẹ hoặc người bệnh muốn kết hợp các phương pháp dân gian.

>>> Bạn có thể tham khảo: Top 10 bài thuốc chữa đau lưng tại nhà

7. Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cho phụ nữ bị đau lưng

Nên kết hợp hài hòa giữa chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh đau lưng, bạn nên kết hợp giữa chế độ sinh hoạt khoa học với dinh dưỡng hợp lý bằng cách:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa cho cơ thể
  • Thay thế các loại dầu mỡ động vật bằng dầu thực vật, giàu omega-3
  • Hạn chế các loại thực phẩm gây sưng viêm, đau nhức có trong đồ giàu chất béo, chất kích thích
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi cho người gặp các vấn đề xương khớp và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
  • Giữ trọng lượng cơ thể thích hợp, tránh áp lực lên cột sống
  • Duy trì tập thể dục thể thao để có thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức đề kháng. Nên lựa chọn bộ môn phù hợp với chị em phụ nữ
  • Nên ngồi đúng tư thế và thường xuyên đi lại để xương khớp được thả lỏng, tránh co cơ gây đau nhức
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Đau lưng ở nữ giới phổ biến và thường bị coi nhẹ. Tới khi trở nặng, việc điều trị trở nên tốn kém và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Do đó, nếu bạn có hiện tượng đau lưng kéo dài, hãy đến thăm khảm tại các cơ sở y tế. Để biết thêm thông tin có liên quan, bạn có thể truy cập Bệnh cơ xương khớp hoặc liên hệ ngay tới hotline 0343 44 66 99.

Chủ Đề