Dây quấn của máy biến áp phải đạt những yêu cầu

Skip to content

Khi vận hành máy biến áp cần tuân theo những yêu cầu cơ bản nào? Theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Duy trì trạng thái làm việc thường xuyên của máy biến áp cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép

 1.1 Theo dõi và khống chế nhiệt độ máy biến áp

– Nhiệt độ cho phép cao nhất của máy biến áp là 1050C.

– Nguyên nhân nhiệt độ máy biến áp tăng cao là do:

  • Máy biến áp bị quá tải.
  • Tiếp xúc của các phần tử mang điện kém.
  • Điều kiện làm mát không tốt.
  • Một số lá thép trong lõi thép bị chập.
  • Chạm chập một vài vòng dây.

=> Nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho cách điện của máy biến áp nhanh chóng bị hóa già, tuổi thọ của máy biến áp bị giảm đi.

 1.2 Theo dõi và khống chế tình trạng phụ tải máy biến áp

  • Khi vận hành quá tải thì dòng điện tăng lên.
  • Khi vận hành lệch pha cũng gây ra tạo ra phụ tải 3 pha không đối xứng, không cân bằng dẫn đến nhiệt độ tăng.
  • Dòng điện tăng lên tạo ra nội lực tác dụng trên các vòng dây tăng lên làm dãn cách điện cuộn dây, gây nứt vỡ cách điện của các vòng dây.
  • Máy biến áp bị quá tải cộng thêm việc làm mát không tốt là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ của máy biến áp.

 1.3 Theo dõi và khống chế tình trạng điện áp máy biến áp

Điện áp là một chỉ tiêu quan trọng của hệ thống điện. Cần phải giữ cho điện áp luôn bằng điện áp định mức.

  • Nếu điện áp tăng cao:
    • Lõi thép bị bão hòa sinh ra từ thông có dạng hình thang [đường cong bằng đầu]. Từ thông này được phân thành hai: từ thông hình sin bậc 1 có tần số 50Hz, bậc 3 có tần số 150Hz. Hai từ thông bậc 1 và bậc 3 cảm ứng trong cuộn dây hai sức điện động E bậc 1 và E bậc 3.
      Tổng của hai sức điện động này là e = e1 = e3 có dạng nhọn đầu gây ra quá điện áp nguy hiểm cho cách điện máy biến áp.
    • Tình trạng quá điện áp thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của cách điện máy biến áp.
    • Nếu điện áp tăng cao 5% so với định mức tuổi thọ giảm đi 1/2.
    • Nếu điện áp tăng 10% so với định mức thì tuổi thọ giảm đi 3 lần.
  • Nếu điện áp giảm thấp:
    • Đối với máy biến áp không bị ảnh hưởng gì.
    • Hệ thống điện tự dùng trong trạm biến áp chịu ảnh hưởng xấu cụ thể là nếu điện áp thấp hơn 5% điện áp định mức thì:
      • Đối với đèn chiếu sáng: Quang thông giảm đi 18%. Thiếu ánh sáng dễ gây ra đọc thông số sai, có thể làm cho người vận hành thao tác nhầm.
      • Đối với động cơ điện quạt gió: Mômen quay trên cánh quạt giảm đi 10%. Động cơ bị phát nóng, tuổi thọ của động cơ giảm đi.

 1.4 Theo dõi và đảm bảo tốt hệ thống làm mát máy biến áp

– Các máy biến áp lớn điện áp cao thường áp dụng phương pháp làm mát bằng dầu biến áp kết hợp với quạt gió thổi không khí ngoài vỏ máy biến áp.

– Quạt gió chỉ cho phép ngừng hoạt động khi phụ tải của máy biến áp 60% đến 80% dung lượng định mức hoặc nhiệt độ lớp dầu trên cùng dưới quy định cho phép trong quy trình hoặc theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Chế độ khởi động hệ thống quạt gió được thực hiện tự động hoặc dùng nút nhấn điều khiển xa bằng điện. Trong vận hành phải thường xuyên kiểm tra các tay gạt “van cánh bướm” đang đóng hay mở, các van cánh bướm đặt ở vị trí trên và dưới cánh tản nhiệt nơi tiếp giáp giữa cánh tản nhiệt và thùng dầu chính. Nếu van không mở, việc lưu thông tuần hoàn của dầu trong cánh tản nhiệt và thùng dầu chính sẽ bị ngừng, khả năng làm mát của dầu bị suy giảm đi.

 1.5 Theo dõi và duy trì tốt điện trở cách điện của máy biến áp

– Thông thường điện trở cách điện của máy biến áp bị suy giảm theo thời gian sử dụng, sự sai khác này được xác định qua thí nghiệm định kỳ. Phải so sánh kết quả đo điện trở cách điện qua thí nghiệm định kỳ với tiêu chuẩn kỹ thuật, các số liệu thí nghiệm xuất xưởng hoặc thí nghiệm lắp đặt để đánh giá chất lượng cách điện của máy biến áp. Thông thường Rcđ [điện trở cách điện] của máy biến áp được đo bằng mêgômmét 2500V.

– Khi đo Rcđ phải đo cả hai trị số R15″ và R60″ để tính “hệ số k hấp thụ”. Hệ số hấp thụ Kht cho ta biết cuộn dây cuộn có bị nhiễm ẩm không.

Kht = R60″/R15″

Trong đó:

  • Kht là hấp thụ.
  • R60″ là điện trở đo được bằng mêgômmét sau 60″.
  • R15″ là điện trở đo được bằng mêgômmét sau 15″.

Kht < 1,3 cuộn dây đã bị nhiễm ẩm. Kht ≈ 1 cuộn dây đã bị nhiễm ẩm nặng cần phải sấy. Kht > 1,3 cuộn dây cách điện tốt.

Kht > 2 cuộn dây cách điện rất tốt.

2. Kịp thời phát hiện những hiện tượng không bình thường

Trong vận hành thường xuất hiện những trạng thái không bình thường của máy biến áp:

 2.1 Nhiệt độ máy biến áp tăng lên một cách khác thường

  • Do tiếp xúc ở đầu phân nấc không tốt, điện trở tiếp xúc tăng cao. Khi có dòng điện lớn đi qua gây ra tổn hao công suất lớn làm cho nhiệt độ của máy biến áp tăng lên. Nguyên nhân do bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm bị bẩn hoặc rỗ, lực ép tiếp điểm bị kém, diện tiếp xúc của bề mặt tiếp điểm nhỏ không đủ cho dòng điện phụ tải đi qua.
  • Do ngắn mạch một số vòng dây do cách điện của vòng dây bị hư hỏng. Nguyên nhân là do khuyết tật của các vòng dây từ khi chế tạo, do dầu biến áp không đạt tiêu chuẩn vận hành. Do cách điện của một số vòng dây bị dập gẫy sau khi đã xảy ra ngắn mạch gần…
  • Do các lá thép của mạch từ bị chạm chập. Thông thường trên lõi thép máy biến áp sẽ có hai điểm tiếp đất, nếu để xảy ra ngắn mạch các lá thép sẽ có dòng điện phu cô lớn chạy quẩn trong lõi thép dẫn đến nhiệt độ lõi thép tăng lên. Với các máy biến áp thì sự chạm chập mạch từ của lõi thép rất nguy hiểm làm lõi thép bị phát nóng lâu dài dẫn đến sự suy giảm cách điện của máy biến áp.
  • Do chất lượng của mối nối trong các cuộn dây máy biến áp kém, điện trở tiếp xúc lớn, khi có dòng điện lớn đi qua sẽ gây ra phát nhiệt tại mối nối.

 2.2 Có tiếng kêu khác thường phát ra từ máy biến áp

  • Khi vận hành máy biến áp thường phát ra tiếng kêu o…o đều đặn, đây là trạng thái bình thường. Nguyên nhân là do khi có điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp thì trong cuộn dây sơ cấp sẽ có dòng điện kích từ đi qua.
    • Dòng điện kích từ tạo ra từ thông chính đi trong lõi thép, từ thông lại sinh ra lực điện từ F. Do các lá thép dùng để chế tạo mạch từ có độ dày mỏng khác nhau và có cấu tạo không hoàn toàn giống nhau nên lực từ hóa xuất hiện trên các lá thép F1, F2, F3… sẽ khác nhau, các lực từ hóa này tác dụng với nhau tạo ra sự rung động của các lá thép.
    • Dòng điện từ hóa còn tạo ra từ thông tản khép mạch qua dầu và vỏ máy biến áp, từ thông tản sinh ra lực điện từ tác động vào các lá thép ngoài cùng của trụ lõi thép cũng gây nên sự rung động của lá thép.
  • Tiếng o…o đều đặn nhưng to hơn, rõ hơn:
    • Trong lưới điện có trung tính không nối đất khi có một pha chạm đất điện áp có thể tăng lên đến 3Upha. Điện áp càng cao thì mức độ rung của các lá thép càng mạnh hơn.
    • Khi có quá tải đột biến, từ thông tản tăng làm cho các lá thép bên ngoài cùng trụ lõi thép rung mạnh hơn, lúc đó kim đồng hồ ampe mét tăng vụt lên báo dòng điện phụ tải đột biến.
    • Bu lông ép lõi thép bị lỏng cũng là nguyên nhân gây ra tiếng kêu o…o to, rõ hơn nhưng lúc này kim đồng hồ ampe mét không báo dòng điện tăng.
  • Khi điểm nối đất lõi thép máy biến áp bị đứt cũng gây ra phóng điện tại điểm tiếp xúc do xuất hiện điện dung cảm ứng trong môi trường điện áp cao, điện trường mạnh.
  • Có tiếng kêu lách cách của hiện tượng phóng điện tại cuộn dây máy biến áp, tại các điểm tiếp xúc bộ phân nấc. Dầu biến áp bị sôi nhẹ và sinh khí. Hệ thống rơ le của máy biến áp có độ nhạy và độ chọn lọc cao, khi xảy ra phóng điện trong nội bộ máy biến áp hoặc trong bộ điều chỉnh điện áp thì rơle gaz, rơle so lệch rơle dòng dầu sẽ khởi động nhanh [không thời gian] đi cắt điện các phía máy biến áp.

3. Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà chế tạo, theo quy trình vận hành và bảo vệ máy biến áp

Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà chế tạo, theo quy trình vận hành và bảo vệ máy biến áp là một yêu cầu rất cần thiết, bắt buộc người vận hành phải thực hiện để tránh mọi sai sót. Người làm công tác vận hành trạm biến áp phải nắm vững các nội dung quy định trong các văn bản:

  • Các tài liệu kỹ thuật, giới thiệu về thiết bị.
  • Các quy trình lắp đặt thiết bị điện.
  • Các quy trình hướng dẫn quản lý vận hành thao tác thiết bị điện.
  • Quy trình duy tu bảo dưỡng thiết bị điện.
  • Quy trình xử lý sự cố.

AT Đông Dương là đơn vị nhập khẩu và phân phối máy biến áp, xây dựng trạm biến áp chất lượng và chuyên nghiệp. Tất cả quy trình đều được áp dụng theo tiêu chuẩn quy định trong nước và quốc tế. Ngoài ra, AT Đông Dương còn sản xuất và phân phối Máy biến áp của các hãng Hyundai, Hyosung và ATELEC….với giá thành cạnh tranh nhất thị trường.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH AT Đông Dương
Hotline: 096 233 6666 – 096 883 6666
Email:

  • Sinh viên dựa vào kích thước lõi thép và sơ đồ nguyên lý MBA cách ly để tính toán dây quấn theo yêu cầu.
  • Số liệu tính toán phải đầy đủ các thông số sau: số vòng dây quấn [sơ cấp và thứ cấp], đường kính dây quấn.
  • Kiểm tra điều kiện lắp đầy, ước tính số vòng 1 lớp và số lớp dây trước khi thi công.
  • Tính toán tiết diện dây thứ cấp sao cho MBA đạt công suất tối đa ở thứ cấp. Các cấp điện áp còn lại sử dụng tiết diện dây của cấp điện áp cao nhất đó.
  • Giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của các thông số tính toán nêu trên lý thuyết như: hệ số lắp đầy, số vòng trên lớp và số lớp, vv.
  • Dựa vào thông số tính toán theo lý thuyết cho dây quấn, chúng ta thực hiện bố trí các đầu dây ra MBA đúng tiêu chuẩn, nhưng phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề