Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2022 2025 nêu lên mấy giải pháp

Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg  Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″, theo đó:

Mục tiêu chung: Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử  văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực , hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cụ, sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu trên, đề án đưa ra 5 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.

+ Đối với nhà trường

– Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện lành mạnh  và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử  của cán bộ, nhà giáo và nhân viên nhà trường;

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025

– Chủ động, đề xuất, phối hợp với cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa , phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích; nhân rộng điển hình nói lời hay, cử chỉ đẹp;

– Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong việc tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Tổ chức học sinh, sinh viên trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, tại địa phương trong dịp tết trồng cây…

+ Đối với gia đình

– Có trách nhiệm chính trong việc giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử ở gia đình và cộng đồng.;

– Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa;

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

– Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh tham gia đầy đủ , hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch  tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến văn hóa ứng xử…

+ Đối với chính quyền địa phương

– Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử  trong trường học là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền;

– Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho người học tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho người học…
TẢI TOÀN VĂN Quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”

Phương Thảo

Skip to content

Trang chủ Tin tức Văn hóa ứng xử trong trường học – thực trạng và giải pháp

[Quang Binh Portal] - Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về văn hóa ứng xử, góp phần phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Xác định nhiệm vụ “Xây dựng văn hóa ứng xử trường học giai đoạn 2018 - 2025” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bồi dưỡng, phát triển nhân cách, đạo đức thế hệ trẻ, các sở, ngành đã tập trung thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Đặc biệt, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp xây dựng, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục; nâng cao năng lực ứng xử, giáo dục văn hóa ứng xử, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.

Bên cạnh đó, các Đoàn trường, Liên đội đã đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên; tuyên truyền, giáo dục đội viên thiếu niên, nhi đồng tìm hiểu lịch sử, truyền thống của dân tộc, Đảng, ngành Giáo dục…; triển khai sâu rộng mô hình hoạt động giáo dục trong trường học như tổ chức tọa đàm, mít tinh, nói chuyện truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương, gương anh hùng dân tộc… Các Đoàn trường, Liên đội cũng đảm nhận chăm sóc, tu sửa và làm vệ sinh tại các địa chỉ đỏ, nhà tưởng niệm, khu nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn; tổ chức chương trình về nguồn, thắp nến tri ân, hoạt động báo công, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thăm địa chỉ đỏ”, tham quan thực tế tại các di tích lịch sử của địa phương như Tượng đài Mẹ Suốt, Quảng Bình Quan, Đền tưởng niệm liệt sỹ hy sinh tại Bến Phà Long Đại, Tượng đài Thanh niên xung phong, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… nhằm giáo dục lòng yêu nước, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, thanh thiếu nhi.

Mặt khác, các ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm học, chào cờ đầu tuần; thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với các nội dung phù hợp, trong đó chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, gương mẫu trong đội ngũ giáo viên trẻ nhằm cụ thể hóa Cuộc vận động “Tuổi trẻ Quảng Bình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “Học tập và làm theo tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Các Đoàn trường tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” với giá trị cốt lõi, nền tảng “tâm trong”, “trí sáng”, “hoài bão lớn”. Cuộc vận động “Thiếu nhi Quảng Bình thi đua thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy” được các Liên đội kết hợp vào các buổi chào cờ thứ Hai đầu tuần để tổ chức nhiều hoạt động như “Mỗi tuần một câu chuyện”, “Mỗi tuần một chuyên đề”, “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”, Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, đồng thời lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thi hùng biện về 5 Điều Bác Hồ dạy và làm theo lời Bác như viết nhật ký “Chi đội em làm theo lời Bác” gắn với việc thực hiện sổ theo dõi rèn luyện đội viên, nhi đồng.

Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn cũng đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức có chất lượng các diễn đàn, chuyên đề sinh hoạt về “Xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường”; sinh hoạt lớp, Chi đoàn, Chi hội, Chi đội về “Phòng chống bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên” nhằm nêu cao tiếng nói, ý thức, vai trò nhìn nhận theo chiều hướng tích cực của học sinh trong việc chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ em, các tệ nạn xã hội và gian lận, tiêu cực trong thi cử, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Công an tỉnh, các nhà trường đã tổ chức tốt nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên và quan tâm đầu tư hơn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự. Cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn đã tin tưởng, cung cấp cho lực lượng Công an nhiều thông tin có giá trị, giúp lực lượng Công an làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học.

Cùng với đó, các cấp Hội Khuyến học tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường, hội cha mẹ học sinh, tổ chức đoàn thể tổ chức tốt hoạt động hỗ trợ giáo dục, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...; duy trì việc tham dự lễ chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần [Lệ Thủy, Bố Trạch], “Tổ chức xe đưa đón học sinh” [Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh] và mô hình “Tiếng trống khuyến học”, “Tiếng kẻng khuyến học”, “Tiếng loa khuyến học”, “Đội tuyên truyền măng non”; vận động hơn 500 học sinh bỏ học trở lại trường tiếp tục học tập...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả nên tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, ứng xử thiếu văn hóa của học sinh, cán bộ, giáo viên vẫn xảy ra. Hiện tượng xô xát giữa học sinh còn xảy ra, nhiều học sinh ứng xử thiếu văn hóa, một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các trường học chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, có hành vi và thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh thần, thể chất học sinh, bạo hành trẻ em. Trong 03 năm qua vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật, cá biệt còn xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, gây bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành Giáo dục…

Thời gian tới, các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên, gia đình và cộng đồng về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng, thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong toàn trường; phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Ngoài ra, các ngành, địa phương nâng cao năng lực ứng xử văn hóa, cải thiện môi trường giáo dục; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, nâng cao nhận thức, kỹ năng về văn hóa ứng xử trong trường học; nêu cao vai trò nêu gương của người đứng đầu; tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.

PV Mai Anh

Video liên quan

Chủ Đề