Đề thi ngữ văn 6 học kì 2 năm 2023

Đề thi học kì 2 văn 6 có đáp án SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG năm 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi học kì 2 văn 6 có đáp án về ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

BẮC GIANG

[Đề gồm có 02 trang]

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề​

  1. Đọc hiểu [6.0 điểm]

    Lễ hội Xương Giang được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân [mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng âm lịch] để kỷ niệm chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427. Đây là chiến thắng quan trọng của miền biên ải Đông Bắc, quyết định cho nền độc lập dân tộc vào thế kỷ XV, được sử sách coi là trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, là một lễ hội phản ánh lịch sử hào hùng chống xâm lăng của dân tộc. Trải qua 595 năm, dư âm của chiến thắng Xương Giang vẫn còn vang dội mỗi mùa xuân về khi TP Bắc Giang tưng bừng mở hội. […]

    Lễ hội Xương Giang được tổ chức với nhiều địa điểm, chính hội là nơi làm lễ khai hội và dâng hương tưởng niệm các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn ở thành Xương Giang [nay là đền Xương Giang], thuộc khu ngã ba Quán Thành, phường Xương Giang, TP Bắc Giang. Ngoài trung tâm này, không gian văn hoá của lễ hội còn mở rộng tới các xã, phường của TP Bắc Giang. Trước ngày khai hội, tất cả các điểm thờ tự như đình chùa, đền miếu trong vùng đều mở cửa.

    Sáng sớm ngày mùng 6 tháng Giêng, các đoàn rước từ các thôn, làng, phường, xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với áo quần rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội. Không khí cờ hoa, biểu ngữ, các đoàn quân hành tiến trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang lừng. Cuộc rước tại lễ hội Xương Giang thật long trọng, uy nghi, đẹp đẽ, mang âm hưởng lịch sử và hào khí ngút trời.

    Hằng năm, mỗi khi đến giờ khai hội, đoàn đại biểu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Thành ủy, UBND TP Bắc Giang cùng các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố đều đến dự khai hội và làm lễ dâng hương, sau đó tất cả các đoàn rước lần lượt dâng hương tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ. Lễ dâng hương được tổ chức ở trung tâm khai hội rất trang trọng, thiêng liêng. Nơi dâng hương tưởng niệm chính là thành Xương Giang năm xưa nay là đền Xương Giang.

    Lễ hội Xương Giang là lễ hội có quy mô lớn, khí thế mạnh mẽ, có nhiều địa phương tham gia, hình thức khai hội thay đổi theo từng năm rất phong phú. Trong ngày hội, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cũng cử đoàn đại diện tham dự. Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng mở hội Cần Trạm - Phố Cát hưởng ứng. Lễ hội Xương Giang có tính chất liên tỉnh, liên huyện và để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các địa phương. Lễ hội Xương Giang vào mùa xuân hằng năm là dịp truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông thuở trước được khơi dậy và phát huy tốt đẹp trong lớp lớp con cháu mai sau.

[Theo Lễ hội Xương Giang hào khí ngút trời, baobacgiang.com.vn, ngày 06/02/2022]​

Câu 1. Lễ hội Xương Giang được tổ chức gắn với sự kiện lịch sử nào?

  1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
  2. Chiến Thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.
  3. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789.
  4. Chiến thắng dẹp loạn 12 sứ quân năm 968.

    Câu 2. Năm 2027 sẽ là kỷ niệm bao nhiêu năm chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang?

  5. 595. B. 597. C. Năm 598. D. 600.

    Câu 3. Trong các từ “địa điểm, rực rỡ, lần lượt, hào hùng, lễ hội” có bao nhiêu từ láy, từ ghép?

  6. Bốn từ láy, một từ ghép. B. Một từ láy, bốn từ ghép.
  7. Hai từ láy, ba từ ghép. D. Ba từ láy, hai từ ghép.

    Câu 4. Trong câu “Sáng sớm ngày mùng 6 tháng Giêng, các đoàn rước từ các thôn, làng, phường, xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với áo quần rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội. Không khí cờ hoa, biểu ngữ, các đoàn quân hành tiến trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang lừng.”, chức năng của cụm từ “Sáng sớm ngày mùng 6 tháng Giêng” là gì?

  8. Trạng ngữ chỉ thời gian. B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
  9. Trạng ngữ chỉ phương tiện. C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

    Câu 5. Câu văn “Lễ hội Xương Giang vào mùa xuân hằng năm là dịp truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông thuở trước được khơi dậy và phát huy tốt đẹp trong lớp lớp con cháu mai sau.” thể hiện điều gì?

  10. Đề tài của Lễ hội Xương Giang.
  11. Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Xương Giang.
  12. Nguồn gốc xuất hiện Lễ hội Xương Giang.
  13. Diễn biến Lễ hội Xương Giang.

    Câu 6. Từ “hào khí” trong câu “Cuộc rước tại lễ hội Xương Giang thật long trọng, uy nghi, đẹp đẽ, mang âm hưởng lịch sử và hào khí ngút trời.” được hiểu như thế nào?

  14. Chí khí mạnh mẽ, hào hùng.
  15. Không khí náo nhiệt, tưng bừng.
  16. Âm thanh sôi động, ồn ào.
  17. Thái độ tự tin, dũng cảm.

    Câu 7. Em có suy nghĩ gì về hoạt động dâng hương tưởng niệm các anh hùng nghĩa sĩ Lam Sơn trong Lễ hội?

    Câu 8. Ngoài Lễ hội Xương Giang, em còn biết đến lễ hội văn hóa, lịch sử nào khác của quê hương, đất nước mình? [Hãy nêu tên ít nhất hai lễ hội].

    Câu 9. Em đã hoặc sẽ làm gì để tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước?

    II. Viết [4,0 điểm]

    Trước thực trạng một bộ phận học sinh chưa thực sự đam mê đọc sách, em hãy bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của việc đọc sách và cách lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi.

………………. Hết ………………​

Họ và tên học sinh: ................................................................ SBD: .............................

Chủ Đề