Đề thi văn lớp 9 học kì 1 năm 2020

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021 gồm 10 đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Nội dung trong 10 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn được biên soạn bám sát chương trình học theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 9 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

TINH DẦU SẢ 100% NGUYÊN CHẤT, BÁN BUÔN, BÁN SỈ ZALO 0985364288

  • Ma trận đề thi Văn học kì 1 lớp 9 năm 2020
    • Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 1
    • Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 2
    • Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 3
    • Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 4
    • Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 5
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020
    • Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 1
    • Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 2
    • Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 3
    • Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 4
    • Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 5
  • Đáp án đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2020
    • Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 1
    • Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 2
    • Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 3
    • Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 4
    • Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 5

Ma trận đề thi Văn học kì 1 lớp 9 năm 2020

Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 1

Mức độ
NLĐG
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng

I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: văn bản tự sự.

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.

– Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề, phương thức biểu đạt…

– Hiểu và xác định đúng cách liên kết đoạn văn, ý nghĩa của chi tiết/ từ ngữ trong văn bản…

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

2

20%

3

3

30%

II. Tạo lập văn bản

Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu

Viết 1 đoạn văn NLXH

Viết bài văn nghị luận văn học.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Số điểm toàn bài

Tỉ lệ % điểm toàn bài

1

1

10%

1

1

10%

2

3

30%

1

5

50%

5

10

100%

Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 2

Mức độ
NLĐG
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng

I. Đọc hiểu.

– Ngữ liệu: Văn bản văn học

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích

– Phương thức biểu đạt

– Nhận diện được dấu hiệu , nội dung văn bản bằng kiến thức TV, đề tài, chủ đề của VB…

– Biết phân biệt loại từ đã được học.

– Nắm được kiểu câu chia theo cấu trúc ngữ pháp.

– Hiểu được nội dung của đoạn trích.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5%

3

2.5

25%

4

3.0

30%

II. Tạo lập văn bản

Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân về đề đặt ra trong đoạn trích.

Viết một bài văn phân tích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5%

3

2.5

25%

1

2.0

20%

1

5.0

50%

6

10.0

100%

Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 3

Nội dung Mức độ cần đạt Cộng
Chủ đề Nguồn ngữ liệu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  
        Vận dụng thấp Vận dụng cao  

I. ĐỌC – HIỂU

Ngữ liệu: Khổ thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

– Nhận biết được phương thức biểu đạt.

– Chỉ ra được các từ láy có trong khổ thơ.

– Nêu được nội dung chính của khổ thơ.

– Rút ra được cho mình thái độ sống phù hợp với quan điểm chung

  Số câu 2 2     4
  Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm     3,0 điểm
  Tỉ lệ 10 % 20 %     30 %

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn

– Khoảng 5 – 7 câu

– Về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình

Viết đoạn văn

  Số câu     1   1
  Số điểm     2,0 điểm   2,0 điểm
  Tỉ lệ     20 %   20 %
  Câu 2. Văn tự sự. “Thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.”       Viết bài văn  
  Số câu       1 1
  Số điểm       5,0 điểm 5,0 điểm
  Tỉ lệ       50 % 50 %
Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6
  Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 10,0 điểm
  Tỉ lệ % 10 % 20 % 20 % 50 % 100 %

Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 4

Mức độ/Tên Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
      Cấp độ thấp Cấp độ cao

1. Văn bản

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Số câu:1

Số điểm:1 điểm

Tỉ lệ: 30%

2.Tiếng việt

– Các hình thức trau dồi vốn từ.

– Lấy ví dụ.

Số câu :1

Điểm 2.0điểm

Tỉ lệ: 20%

3.Tập làm văn

– HS vận dụng viết bài văn tự sự có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh.

-Sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí

T.Số câu 3

T.Số 10 điểm

Tỉ lệ 100%

Số câu : 1

Số điểm: 3 điểm

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1

Số điểm 2.0 điểm

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1/2

Điểm 2.5 điểm

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1/2

Điểm 2.5 điểm

Tỉ lệ: 25%

Ma trận đề thi Văn lớp 9 kì 1 – Đề 5

Nội dung Mức độ cần đạt Cộng
Chủ đề Nguồn ngữ liệu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  
        Vận dụng thấp Vận dụng cao  

I. ĐỌC – HIỂU

Ngữ liệu: Chuyện người con gái Nam Xương

– Chỉ ra được từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.

– Nhận biết được sắc thái của các từ ngữ xưng hô.

– Nêu được nội dung khái quát đoạn trích.

– Hiểu được vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”

  Số câu 2 2     4
  Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm     3,0 điểm
  Tỉ lệ 10 % 20 %     30 %

II. LÀM VĂN

Viết đoạn văn

– Khoảng 7 – 9 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”

Viết đoạn văn

  Số câu     1   1
  Số điểm     2,0 điểm   2,0 điểm
  Tỉ lệ     20 %   20 %

Văn tự sự. “Thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.”

Viết bài văn

  Số câu       1 1
  Số điểm       5,0 điểm 5,0 điểm
  Tỉ lệ       50 % 50 %
Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6
  Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 10,0 điểm
  Tỉ lệ % 10 % 20 % 20 % 50 % 100 %

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020

Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 1

I. Đọc hiểu văn bản:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí… Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ. Ông đã viết trong Truyện Kiều:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.”.

[Theo //tailieuvan.net]

Câu 1. [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. [0,5 điểm] Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du trân trọng và ca ngợi điều gì?

Câu 3. [1,0 điểm] Em hiểu như thế nào về câu văn: “Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí…”?

Câu 4. [1,0 điểm] Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

II. Tạo lập văn bản:

Câu 1: [2,0 điểm] Viết một đoạn văn [khoảng 10 – 15 dòng] nêu suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người.

Câu 2: [5,0 điểm] Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 2

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

[ Tuổi Thơ im lặng – Duy Khán]

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7.0 điểm]:

Câu 1 [2.0 điểm] Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Câu 2 [5.0 điểm]

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?

Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 3

Phần I. Đọc, hiểu văn bản [3,0 điểm]

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

[Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD năm 2014]

Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 [0,5 điểm]. Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 [1,0 điểm]. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 [1,0 điểm]. Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]. Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn [từ 8-10 câu] về lòng vị tha.

Câu 2 [5,0 điểm]. Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 4

Câu 1 [2,0 điểm]: Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2 [3.0 điểm]: Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới.

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào?

b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm

Câu 3 [5.0 điểm]: Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 – Đề 5

Phần I. Đọc – hiểu văn bản [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

[Trích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 9, tập 1]

Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích trên. [0,5 điểm]

Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? [0,5 điểm]

Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. [1,0 điểm]

Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”? [1,0 điểm]

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1. Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [từ 7-9 câu] nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. [2,0 điểm]

Câu 2. Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. [5,0 điểm]

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2020

Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 1

Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc – hiểu 1 Thuyết minh. 0,5

2

Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc.

0,5

3

– Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng: Giá trị hiện thực.

– Khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí: giá trị nhân đạo.

0,5

0,5

4

– Thơ chữ Hán có 3 tập gồm 243 bài [Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục].

– Thơ chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều dài 3254 câu lục bát.

0,5

0,5

Phần Tạo lập văn bản

1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

– Lòng yêu thương con người là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người..

– Lòng yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ. Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

– Tình yêu thương con người giúp mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Giúp tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn, xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

· – Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

· – Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn,…

– Khẳng định lại nhận định của em về lòng yêu thương con người [quan trọng, cần thiết,…]. Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

[Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm].

0,25

0,25

1,0

0,25

0,25

  2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn NLVH: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề và yêu cầu nghị luận. 0,25

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

A- Mở bài:

– Thời chống Mĩ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà thơ – chiến sĩ; và hình tượng người lính đã rất phong phú trong thơ ca nước ta. Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định được mình trong những thành công về hình tượng người lính.

– “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm.

B- Thân bài:

1. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường

– Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trong thời chiến, thực đến mức thô ráp.

– Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: như một câu nói tỉnh khô của lính:

Không có kính, không phải vì xe không có kính.

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.

– Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiến tranh ác liệt.

– Những chiếc xe ngoan cường:

Những chiếc xe từ trong bom rơi ;

Đã về đây họp thành tiểu đội.

– Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì Miền Nam,

2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.

– Tả rất thực cảm giác người ngồi trong buồng lái không kính khi xe chạy hết tốc lực : [tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá] gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim [câu thơ gợi cảm giác ghê rợn rất thật].

– Tư thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

– Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái [những câu thơ tả rất thực thiên nhiên đường rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiên nhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.]

– Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời [ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, phì phèo châm điếu thuốc,], ở giọng đùa tếu, trẻ trung [bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.].

3. Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy

– Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa: Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

– Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim.

* Đánh giá:

– Hình ảnh, chi tiết rất thực được đưa vào thơ và thành thơ hay là do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo.

– Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái hấp dẫn đặc biệt của bài thơ.

C- Kết bài :

Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ hình tượng người lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tưởng, hiên ngang, dũng cảm; Liên hệ trách nhiệm bản thân.

4.0

0,5

1,0

1,0

0,5

0,5

0,5

    d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. 0,25
    e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25

Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 2

Phần

Câu

Yêu cầu

Điểm

Đọc hiểu     3.0
  1 Phương thức biểu đạt : Tự sự 0.5
  2 Từ láy 0.5
  3 Câu trần thuật đơn 0.5
    Vì: Câu chỉ có một kết cấu C – V 0.5
  4 Thế hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . 1.0
  1 Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. 2.0
   

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn

0.25

    b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. 0.25

c. Nội dung cần trình bày:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý.

+ Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích.

+ Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể.

0.5

1.0

2

* Các yêu cầu:

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có

đầy đủ MB,TB,KB

Xác định đúng vấn đề cần phân tích.

0.5

b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau

+ NỘI DUNG

– Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên.

– Cách xuất hiện, hoàn cánh sống, công việc, quan niêm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc

– Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi..

+ NGHỆ THUẬT – Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ.

0.5

1.5

1.0

1.0

c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính

tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp.

0.5

Tổng điểm

10.0

Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 3

Phần Câu Nội dung Điểm

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

[3 điểm]

1

Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

0,5

2

Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Lưu ý :

– HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;

– HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.

0,5

3

Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

1,0

4

HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.

1,0

PHẦN II. LÀM VĂN

[7 điểm]

1

[2 điểm]

HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu

0,25

b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

– Nêu khái niệm của lòng vị tha.

– Biểu hiện của lòng vị tha.

– Ý nghĩa của lòng vị tha.

– Rút ra bài học cho bản thân.

1,0

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

2

[5 điểm]

Viết bài văn biểu cảm

Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

0,25

b. Xác định đúng nội dung kể

0,25

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể

– Giới thiệu nhân vật kể chuyện

– Nêu hoàn cảnh [nỗi nhớ, lòng tự hào] của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

– Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

– Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

4,0

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Tổng điểm

10,0

Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 4

I. Phần đọc – hiểu: 5 điểm

Câu 1 [2,0 điểm]: Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?

– Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. [0,5 điểm]

– Rèn luyện để nắm thật đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. [0,5 điểm]

– Học sinh nêu ví dụ minh họa đúng. [1,0 điểm]

Câu 2 [3.0 điểm]:

a. Đoạn thơ trên thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. [0.5đ]

– Của nhà thơ Phạm Tiến Duật. [0.5đ]

b. Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ. [0.5đ]

c. Đoạn thơ thể hiện : Hình ảnh những chiếc xe không kính. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước. [0.75đ]

– Đồng thời cho thấy người chiến sĩ lái xe có thái độ ung dung, lạc quan đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. [0.75đ]

II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm

Câu 3 [5.0 điểm]: Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

A YÊU CẦU CHUNG CẦN ĐẠT

1. Về nội dung:

– Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của bài văn tự sự; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.

– Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.

2. Về hình thức:

– Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh;

– Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; chữ viết rõ ràng; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

I. DÀN Ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa em và anh bộ đội trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.

– Suy nghĩ chung của em về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi gặp anh bộ đội, nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

– Giới thiệu giới hạn vấn đề: Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1.

2. Thân bài

HS: tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội về các vấn đề sau:

– Anh bộ đội xuất thân từ nông dân; họ yêu quê hương mình tha thiết, nhớ quê hương đến quặn lòng khi phải xa quê nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.

– Trích dẫn các câu thơ có liên quan trong việc cảm nhận, phân tích các từ ngữ, hình ảnh [các biện pháp nghệ thuật]:

+ Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Ruộng nương …. Lung lay

+ Mặc kệ

+ Giếng nước, gốc đa

– Những người lính cách mạng trải qua nhiều gian lao, thiếu thốn tột cùng, đó là những cơn sốt run người, trang phục mỏng manh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, làm sáng lên nụ cười của người lính [sốt run người, cơn ớn lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày, miệng cười buốt giá]; những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ cường điệu, được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao.

– Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết: sự cảm thông, chia sẻ, kề vai sát cánh hoàn thành nhiệm vụ.

– Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội

+ HS: tưởng tượng, cảm nhận về sự gắn kết giữa ba hình ảnh: Khẩu súng, vầng trăng và người lính giữa rừng hoang sương muối;

+ Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích giặc của chính tác giả nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú hay đó chính là sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

– Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc [Nghị luận]

3. Kết bài

– Kết thúc cuộc gặp gỡ và trò chuyện.

– Tác dụng to lớn của văn học: giúp chúng ta cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của con người, hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời.

Đáp án đề thi kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 5

Phần Câu Nội dung Điểm
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU [3 điểm] 1 Các từ ngữ xưng hô: Chàng, thiếp. 0,5
  2 Sắc thái của các từ ngữ xưng hô: Cổ xưa. 0,5
  3 Nội dung khái quát đoạn trích: Lời dặn dò chồng một cách đằm thắm đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương. 1,0

4

HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.

– Thể hiện sự cảm thông của Vũ Nương với những vất vả gian lao mà Trương Sinh phải gánh chịu ở chiến trường.

– Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.

– …

1,0

PHẦN II. LÀM VĂN

[7 điểm]

1

[2 điểm]

HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

    a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. 0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

– Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương.

– Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản.

– Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”.

– Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ.

– Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.

– Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu.

– Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

– …

1,0

    d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25

2

[5 điểm]

Viết bài văn biểu cảm

Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

0,25

b. Xác định đúng nội dung kể

0,25

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể :

* Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật kể chuyện.

* Thân bài

– Nêu hoàn cảnh [nỗi nhớ, lòng tự hào] của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

– Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

* Kết bài

– Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước.

1,0

3,0

1,0

    d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc 0,25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
Tổng điểm 10,0

………………

  • DANH BẠ DOANH NGHIỆP
  • DANH BẠ DOANH NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT ĐỨC ANH Tên giao dịch: DUC ANH CHEMICALS JOINT STOCK COMPANY Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần Mã số thuế: Địa chỉ: Số 31B BT2 Bán Đảo Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Đại diện pháp […]

Video liên quan

Chủ Đề