Đi làm thêm có ảnh hưởng việc học

Ngoài việc có thêm một khoản thu nhập nhất định, công việc làm thêm cũng giúp sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, lựa chọn công việc gì để làm thêm cũng là điều các bạn sinh viên cần cân nhắc kĩ, để không ảnh hưởng đến việc học tập. Một lời khuyên hữu ích cho bạn, hãy chọn công việc nào không mất quá nhiều thời gian hoặc bản thân có thể làm chủ thời gian làm việc càng tốt.

Những công việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian của sinh viên không phải là sự lựa chọn hoàn hảo

Bởi nếu làm những công việc tốn quá nhiều thời gian như nhân viên bán hàng tại shop quần áo, cửa hàng đồ ăn… bạn phải làm việc liên tục và trong một khoảng thời gian dài. Và thường, sau khi làm xong bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ điều gì. Những công việc bạn có thể tham khảo như: gia sư, cộng tác viên cho một trang tin, tạp chí nào đó hoặc có thể tranh thủ những ngày cuối tuần làm hướng dẫn viên du lịch nếu bạn học chuyên ngành ngoại ngữ… Những công việc này, thời gian làm không quá nhiều mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa.

Học tập vẫn là sự ưu tiên số 1 của bạn

Dù làm công việc gì, bạn cũng phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy. Bởi bạn đang ngồi trên giảng đường đại học, nhiệm vụ chính của bạn vẫn là học hỏi, tiếp thu kiến thức và phát triển nó trong tương lai. Bản thân mỗi sinh viên cần phải xác định rõ cái nào quan trọng hơn, cần được ưu tiên, chỉ như thế mới cân bằng được giữa việc học và làm.

Đừng vì ham một chút chi phí kiếm được từ việc làm thêm mà bỏ bê, chểnh mảng việc học. Vì suy cho cùng, đây chỉ là công việc ngắn hạn, tạm thời của bạn. Nếu bỏ dở học hành vì nó thì bạn sẽ mất đi cơ hội tìm kiếm một công việc ổn định, lâu dài trong tương lai.

Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện

Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, bạn phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp.

Bạn sẽ chẳng thể làm tốt bất cứ điều gì nếu không quyết tâm, chiến thắng sự lười biếng của bản thân

Và điều quan trọng là, kế hoạch lập ra không phải để đấy, sinh viên cần nghiêm túc và có ý thức tự giác để hoàn thành nó. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể thực hiện được từng phần việc một và hoàn thành mọi việc đúng deadline nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực. Và tin tôi đi, bạn sẽ chẳng thể làm tốt bất cứ điều gì nếu không quyết tâm, chiến thắng sự lười biếng của bản thân!

Đôi khi hãy biết "hi sinh" những cuộc hẹn với đám bạn

Bạn không thể đòi hỏi vừa có một công việc làm thêm, việc học hành có tiến bộ mà lại vẫn không thiếu mặt trong bất cứ cuộc vui nào của bạn bè được. Trong cuộc sống cũng như học tập, bạn cần hiểu rằng để đạt được một điều gì đó, bản thân mỗi người cũng phải tạm thời gác lại một số sở thích cá nhân. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tham gia những hoạt động tập thể ở trường lớp, vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè tán gẫu… nhưng đừng quá chán nản, buồn bực nếu chẳng may có một buổi nào đó bạn không thể bỏ việc, hoặc bài vở để "tíu tít" cùng đám chiến hữu!
Theo Tri thức trẻ

Làm thêm đối với sinh viên rất hữu ích, có thể mang lại kinh nghiệm và có thêm thu nhập nhưng cũng rất nhiều cạm bẫy và hệ lụy, vậy sinh viên có nên đi làm thêm không?

[Nguồn ảnh: Internet]

Trong thời buổi hiện nay, điều kiện gia đình khó khăn hay nỗi lo thiếu kinh nghiệm dẫn đến không có việc làm cũng khiến các bạn sinh viên băng khoăn. Chính vì vậy, cân nhắc giữa việc dành nhiều thời gian đi làm thêm hoặc ở nhà cố gắng học tập thật tốt sẽ là một điều khó khăn đối với các bạn sinh viên. Dưới đây sẽ là những lợi ích và hệ lụy từ việc đi làm thêm để các bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Edu2review 1. Những lợi ích từ việc đi làm thêm

Làm thêm để có thu nhập

Đối với sinh viên năm nhất mới bước vào cổng trường đại học, không phải ai cũng có điều kiện để đóng học phí hay ăn uống đầy đủ, ở những nơi đầy đủ tiện nghi phục vụ cho học tập, chính vì thế mà các bạn tìm việc làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Lúc này, việc làm thêm trở thành một điều bắt buộc các bạn sinh viên năm nhất phải dấn thân vào.

Sinh viên năm nhất đi làm thêm kiếm tiền vì phải trang trải cuộc sống [Nguồn ảnh: internet]

Làm thêm để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm

Đối với các bạn sinh viên năm nhất, khi mới “chân nước chân ráo” bước vào trường đại học, vẫn chưa được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sống thì nên đi làm thêm. Đi làm thêm để có thêm được kinh nghiệm sống, có thêm kiến thức về công việc mình đang theo làm.

Có thể kinh nghiệm của các bạn ở đây chưa phải là những kinh nghiệm về chuyên ngành sẽ học giúp ích cho công việc sau này hay việc học của các bạn, nhưng nó sẽ giúp cho các bạn sinh viên năm nhất cứng cáp hơn khi bước vào đời bằng chính đôi chân của mình.

Sinh viên năm nhất đi làm để trau dồi kinh nghiệm sống [nguồn ảnh: Diginomica]

Mở rộng mối quan hệ

Khi mới bước vào cổng trường đại học, các bạn sinh viên năm nhất thường rất ít bạn bè và các mối quan hệ có ích. Chính vì vậy mà các bạn nên dành thời gian đi làm thêm, để mở rộng mối quan hệ của mình và học được nhiều điều từ chính các mối quan hệ bổ ích ấy.

Sinh viên năm nhất nên đi làm thêm để trau dồi các mối quan hệ [nguồn ảnh: theodysseyonline]

Edu2review 2. Những hệ lụy của việc đi làm thêm

Sinh viên dành thời gian đi làm thêm thường xuyên mệt mỏi và áp lực việc học [nguồn ảnh: quantrimang]


Ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học

Một trong những hệ lụy đầu tiên của việc đi làm thêm là cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều đến việc học. Sinh viên năm nhất thường không quen với nhịp độ và cách thức học mới tại giảng đường đại học nên nếu đi làm thêm sẽ rất dễ bị sốc và gây ra cảm giác mệt mỏi, stress và gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.

Gặp phải đa cấp lừa đảo

Sinh viên khi đi làm thêm sợ nhất là gặp phải các công ty bán hàng đa cấp lừa đảo. Đặc biệt, các bạn sinh viên năm nhất vẫn còn non nớt kinh nghiệm có dễ dàng né tránh được những công ty này?

Bằng những lời mời chào ngon ngọt “không cần bằng cấp”, “không cần kinh nghiệm” vẫn thành công khiến các bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm nếu không nhận ra sẽ sập vào bẫy ngay. Từ các mối quan hệ thân thiết trở nên rạn nứt đến nợ nần chồng chất vì mức phí bỏ ra quá cao để “thành công” như lời mời chào của các tổ chức đa cấp lừa đảo.

Các mối quan hệ dần dần rạn nứt khi các bạn sinh viên năm nhất hoạt động đa cấp [nguồn ảnh: vnmedia]

Một dạng lừa đảo khác

Một hệ lụy nữa đó cũng chính là sự lừa đảo vì tâm lý ham đi làm thêm, muốn làm ít, lương cao, công việc ổn định, nhiều ca làm mà còn tương đối đơn giản. Các cơ sở lừa đảo này dùng fanpage tuyển dụng ảo rồi mượn tên các thương hiệu nổi tiếng như Ministop hay CGV để đăng tuyển thông tin việc làm nhiều ca, không giới hạn thời gian tuyển và lương cao khiến các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất thấy hấp dẫn.

Thế nhưng, sự thật nằm đằng sau đó chính là những cơ sở môi giới việc làm bảo vệ. Các bạn sinh viên tới cơ sở này đăng ký thì bắt đóng một khoản tiền không quá lớn nhưng tương đối cao để thế chân đồng phục đi làm, và khi đến nhận việc làm thì lại gặp công ty tuyển bảo vệ. Không làm thì mất tiền vì đã thế chân, còn làm thì chả như ý gì, đã vậy còn ảnh hưởng việc học.

Những fanpage tuyển dụng lừa đảo làm mất uy tín các thương hiệu lớn [nguồn ảnh: thethaovanhoa]

Đối với các bạn sinh viên, đi làm thêm hay không thì phải xem xét đến điều kiện cá nhân thì mới có thể quyết định. Nếu các bạn có thể cân bằng được việc học và đi làm thêm thì hãy tìm ngay một công việc phù hợp với mình để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình, mà còn được trau dồi thêm kinh nghiệm sống cũng như là cải thiện được mối quan hệ cá nhân. Chúc các bạn sinh viên năm nhất thành công với quyết định của mình.

Chúng tôi không phải lừa đảo! EBIV có thể hứa với bạn điều đó, nơi đây hội tụ đầy đủ những lợi ích khi làm thêm của sinh viên, bạn còn chờ gì nữa? Nhanh chân đăng ký thôi nào.

** CƠ HỘI THỰC TẬP HẤP DẪN**

Bạn đang muốn tìm nơi thực tập tốt nhất?

Bạn đang khát khao trải nghiệm môi trường công sở thực tế?

Bạn quyết tâm có được công việc tốt ngay khi ra trường?

Chương trình QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ CHUYÊN NGHIỆP chính là cơ hội duy nhất của bạn!

>> Chi tiết về Quản Trị Viên Tập Sự

Gởi CV tới: [emailprotected]

*****

*Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.

Thành An tổng hợp

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tags

Sinh viên


Video liên quan

Chủ Đề