Điều khiển xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Bạn đọc có email dotamxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồnthì bị xử phạt thế nào?

Vi phạm về nồng độ cồn, lái xe sẽ bị xử phạt. Ảnh: LDO

Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:   

Điểm c, Khoản 6, Điểm c, Khoản 7, Điểm e, Khoản 8, Điểm đ, e, g, Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng. Mức phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể được áp dụng theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn để được luật sư tư vấn trực tiếp.

812 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch

Ngoài ghi nhận các vụ tai nạn trong 3 ngày Tết dương lịch [từ 1-3.1], lực lượng cảnh sát giao thông cả nước còn xử lý 812 tài xế vi...

12 người chết vì tai nạn, 281 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong ngày 2.1

Trong ngày thứ 2 Tết dương lịch 2022, lực lượng cảnh sát giao thông ghi nhận vẫn nhiều vụ tai nạn , nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn...

Bị xử phạt nồng độ cồn, người vi phạm phân trần "nhậu từ trưa"

TPHCM - 2 trong số hơn 100 trường hợp được lực lượng CSGT kiểm tra phát hiện trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định khi đang...

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;
- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng;
- Ngoài ra hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đi xe máy có nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Nồng độ cồn 0 26 phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước ...

Lái xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Chủ Đề