Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Đại học của bạn la gì

23.02.2022

WElearn Wind

Hè sang báo hiệu một năm học nữa lại sắp trôi qua. Và đây cũng là thời điểm cam go: định hướng ngành nghề cho các bạn cuối cấp. Bài viết dưới đây là một số điểm mấu chốt giúp các em lựa chọn ngã rẽ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hy vọng phần nào giúp các em có cái nhìn “lạc quan” hơn trong việc xác định tương lai cho mình. Cùng Trung tâm gia sư WElearn tìm hiểu nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 12

Có một sự thật là không ai hiểu bản thân mình kể cả cha mẹ. Chính vì vậy các em nên nhìn nhận đúng năng lực của mình một cách nghiêm túc. Hiện tại có rất nhiều bài trắc nghiệm kiểm tra chính mình các em có thể tham khảo trên internet:

SWOT: đây là công cụ phân tích quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về nó các bạn có thể áp dụng nó để phân tích bản thân. Trong trường hợp các em còn lăn tăn vì không biết bản thân thích gì? Hay phân vân giữa một vài ngành nghề mà bản thân đã khoanh tròn thì hãy áp dụng SWOT nhé!

  • Điểm mạnh [Strengths]
    Thế mạnh của bản thân là gì? Bạn làm tốt điều gì với tính cách cá nhân của bản thân. Điều đó giúp ích cho công việc nào của các em hơn?
  • Điểm yếu [Weaknesses]
    Những điều bản thân chưa làm tốt, hạn chế đó ảnh hưởng đến nghề nghiệp bạn chọn như thế nào? Liệu bạn có thể cải thiện trong tương lai?
  • Cơ hội [Opportunities]
    Những cơ hội việc làm nào cho nghề các em chọn sau khi tốt nghiệp? Với ngành đã chọn sẽ có những công ty nào? lĩnh vực gì? mình có thể đăng ký tham gia ứng tuyển.
  • Nguy cơ [Threats]
    Những rủi ro và trở ngại của ngành nghề các em chọn ảnh hưởng tới bản thân như thế nào? Liệu bản thân bạn có chấp nhận được những tác động tiêu cực đó?

Áp dụng SWOT để định hướng ngành nghề

Từ những cơ hội và thách thức mà SWOT mang lại cùng những ưu nhược điểm của bản thân. Điều đó sẽ là một gợi ý hoàn hảo giúp các em định hướng ngành nghề phù hợp với bản thân.

Khám phá chính mình dựa trên kết quả khảo sát của các chỉ số về năng lực cá nhân. Đây là học thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận. Nó giúp các bạn nhận biết kỹ năng của bản thân từ đó định hướng ngành nghề cho các bạn chính xác hơn.

  • IQ: chỉ số thông minh
  • EQ: trí tuệ xúc cảm
  • PQ: chỉ số đam mê
  • SQ: chỉ số thông minh xã hội
  • CQ: khả năng thông minh sáng tạo
  • AQ: chỉ số vượt khó

Hãy thẳn thắn nhìn nhận về điều bản thân yêu thích, việc các em làm giỏi, trình độ năng lực của bản thân như thế nào. Từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp hơn:

  • Nên đi làm, học nghề hay tiếp tục học lên cao đẳng, đại học?
  • Điểm chuẩn của từng ngành ở mỗi trường là bao nhiêu? Liệu bản thân có đạt được số điểm đó hay không?
  • Chọn nghề dễ kiếm tiền hay theo sở thích cá nhân?
  • Có nên nối nghiệp cha mẹ hay tự tạo con đường riêng cho mình?

Khi đã xác định được lĩnh vực mình thích, việc kế đến là chọn ngành cụ thể và trường để thi. Hiện tại có 4 khối ngành chính cho các em lựa chọn:

  • Khối ngành kinh tế
    Đây là khối ngành dễ xin việc làm nhất, nó liên quan hầu hết các vị trí trong các bộ phận công ty: kế toán, nhân sự, mua hàng, marketing, quản trị kinh doanh,…Khối ngành này tương đối dễ học. Nhưng để phục vụ công việc các em nên kết hợp thực hành để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
  • Khối ngành kỹ thuật
    Cơ khí, xây dựng, điện tử, công nghệ thông tin, giao thông vận tải,…Riêng khối ngành này có lẽ thích hợp với nam nhiều hơn nữ. Ở nước ta, nhân sự ở mảng này còn thiếu rất nhiều kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Nên các em không phải lo lắng việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Khối ngành nghệ thuật
    Đây là khối ngành dành cho các bạn có năng khiếu về hội họa, điện ảnh, âm nhạc, thể dục thể thao,…
  • Khối ngành chuyên môn – giáo dục
    Sư phạm, y dược, ngoại ngữ, truyền thông, văn hóa học các nước, luật, hàng hải… Những ngành đặc thù mang tính chuyên môn cao thì có lẽ các em cũng đã hiểu rõ. Vì khối ngành này thật không dễ để xin việc làm.

Định hướng ngành nghề cho các bạn cuối cấp

Ngoài ra, các em có thể tìm đến các diễn đàn [facebook] của các anh chị sinh viên để biết thêm về lộ trình cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành trong thị trường lao động hiện nay. Từ đó có thể an tâm hơn với sự lựa chọn của mình.

Bên cạnh đó, hằng năm các trường đều triển khai chương trình tư vấn tuyển sinh. Đây là kênh chia sẻ thông tin cực kỳ hữu ích. Nếu các em có câu hỏi nào thì hãy gửi đến quý thầy cô hoặc các anh chị cựu sinh viên trường để có câu trả lời nhé! Việc định hướng ngành nghề cho các bạn cuối cấp là điều mà các thế hệ đi trước rất quan tâm và chú trọng.

Không có lựa chọn nào mà không tồn tại rủi ro. Để có được chỗ đứng trong công ty các em phải chứng minh được năng lực của bản thân. Và đại học không phải là nơi duy nhất để các em rèn luyện bản thân. Nếu các em không muốn bước vào cánh cửa đại học thì có thể nghĩ đến việc: Học nghề.

Các em đừng cho rằng học nghề là đơn giản. Nó cũng gian nan không kém với việc các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp đi xin việc làm. Công việc nào cũng đòi hỏi rất nhiều tố chất ở người lao động: cần cù, siêng năng, kiên trì, ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề,… Các em có thể cân nhắc một số nghề có thể tự lập hiện nay như: pha chế, nhiếp ảnh, đầu bếp, chuyên viên make up, huấn luyện viên thể hình, dịch vụ sửa chữa [máy tính, điện thoại, xe máy, ô tô,…]

Theo khảo sát thực tế sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Các em không cần quá lo lắng nếu như các em nghĩ bản thân chọn sai nghề. Đừng ngại va chạm, đừng sợ…khổ cực. Nếu như người khác có thể làm thì các em cũng làm được, phải không? Công việc sẽ không tự dưng tìm đến bạn, nếu như bạn quá lười biếng.

Công việc nào cũng vậy, từ người không biết gì trở thành chuyên gia có chuyên môn cực giỏi. Tất cả đều cần thời gian để trải nghiệm, để trui rèn, để trao dồi học hỏi. Có những người may mắn tìm được đam mê đích thực ở công việc đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn còn chưa tìm ra con đường thực sự của bản thân khi đã tốt nghiệp đại học. Để xác định đâu là con đường của mình chỉ có cách là các em phải…thử. Như ông bà ta có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Còn chúng ta sẽ thử làm trái ngành để tìm đúng nghề.

>>>> Xem thêm: Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

Rất khó để các em xin được việc làm ở mức lương mong muốn nếu chỉ có tấm bằng đại học. Do vậy, khi còn là sinh viên các em hãy cố gắng trao dồi: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng ứng phó với áp lực,…khi chưa có “kinh nghiệm” làm việc. Đặc biệt, ngoại ngữ và tin học là hai chìa khóa cực kỳ quan trọng để các em tìm đến “kho báu” việc làm. Sẽ là một dấu cộng cực kỳ lớn nếu như các em có trong tay hai ngoại ngữ phải không nào?

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học

Việc chọn nghề đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Khi cái đích cần đến của mỗi người là khác nhau. Trên hành trình đó các em phải tự quyết định tương lai cho bản thân mình. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc định hướng ngành nghề cho các bạn cuối cấp.

Những câu hỏi các bạn có thể gửi về địa chỉ Email của Trung tâm gia sư uy tín WElearn TPHCM hoặc gọi trực tiếp cho cho chúng tôi qua Hotline: 0789.88.22.91
WElearn Gia sư rất hân hạnh đồng hành cùng các bạn ở thời điểm nhạy cảm này. Chúc các bạn thật nhiều may mắn trong kỳ thi sắp tới để lựa chọn đúng ngành, đúng nghề nhé!

Trung Tâm Gia Sư WElearn
Văn phòng chính: 38 Đường số 23, Khu phố 3, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0789882291
Mail:
Fanpage: //www.facebook.com/welearngiasu

Video liên quan

Chủ Đề