Độ biến dạng tỉ đối đọc là gì

Bài giảng bài biến dạng cơ của vật rắn vật lý 10

  • pdf
  • 17 trang
Vật lý 10 - Bài 35:

BIẾN DẠNG CƠ
CỦA VẬT RẮN

ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI
Bình thường vật rắn luôn giữ nguyên kích
thước và hình dạng của nó.
Nhưng khi vật rắn chịu tác dụng của ngọai
lực đủ lớn thì kích thước và hình dạng của
nó bị thay đổi.
Sự thay đổi này có những đặc điểm gì và
tuân theo những quy luật nào?

I. Biến dạng đàn hồi:
1. Thí nghiệm:
a. Mức độ biến dạng của
thanh rắn xác định bởi
độ biến dạng tỉ đối:


l l0
l0



l
l0

I. Biến dạng đàn hồi:
1. Thí nghiệm:
b. Sự thay đổi kích thước và hình dạng của
vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là
biến dạng cơ.
Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và
hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác
dụng thì biến dạng của vật rắn là biến dạng
đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi.

I. Biến dạng đàn hồi:
C1: Em hãy đọc nội dung của C1
Nếu thanh thép chịu tác dụng của lực
nén đủ lớn để gây ra biến dạng thì thanh
bị co ngắn và có độ dài l nhỏ hơn độ dài
ban đầu l0, đồng thời tiết diện S ở phần
giữa của thanh hơi bị phình to ra.

I. Biến dạng đàn hồi:
C2: Em hãy đọc nội dung của C2

Lần đầu kéo nhẹ để lò xo hơi
dãn rồi buông tay ra thì lò xo bị
biến dạng đàn hồi.

I. Biến dạng đàn hồi:
2. Giới hạn đàn hồi:
* Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá
lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không
thể lấy lại kích thước và hình dạng ban
đầu biến dạng này là biến dạng không
đàn hồi [hay biến dạng dẻo].
* Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ
được tính đàn hồi của nó gọi là giới
hạn đàn hồi.

II. Định luật Hooke:
C3: Em hãy đọc nội dung của C3
Một thanh thép chịu tác dụng của lực
F, nếu tiết diện ngang S của thanh càng
to thì mức độ biến dạng của thanh càng
nhỏ, và ngược lại.

II. Định luật Hooke:
1. Ứng suất:

ε phụ thuộc vào lực F và tiết
diện ngang của thanh S.
nếu F càng lớn và S càng nhỏ
thì ε càng lớn

Vậy ε phụ thuộc vào thương
F
số: S

II. Định luật Hooke:
Đại lượng б gọi là ứng suất.

Đơn vị của ứng suất là paxcan [Pa].
1Pa = 1N/m2

II. Định luật Hooke:
2. Định luật Hooke về biến dạng cơ của vật rắn:

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ
đối của vật rắn [hình trụ đồng chất] tỉ lệ
thuận với ứng suất tác dụng vào nó.
= l/l0 = αб
là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vhất liệu của vật
rắn.

II. Định luật Hooke:
C4: Em hãy đọc nội dung C4

Theo định luật III Newton lực đàn
hồi Fđh phải cùng phương, ngược
chiều và có độ lớn bằng ngọai lực F
tác dụng làm vật rắn biến dạng.

II. Định luật Hooke:
3. Lực đàn hồi:

= F/S = E.l/l0
E = 1/α gọi là suất đàn hồi hay suất
Young, đơn vị của E là paxcan [Pa].

II. Định luật Hooke:
3. Lực đàn hồi:
Độ lớn lực đàn hồi:
Fđh = E.S/l0 l.= k l, với k = E.S/l0.
Hệ số k là độ cứng [hay hệ số đàn hồi]
của vật rắn, đơn vị: N/m.

Củng cố bài học
Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì?
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của
vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến
dạng cơ.
Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và
hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác
dụng thì biến dạng của vật rắn là biến dạng
đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi.

Củng cố bài học
Phát biểu và viết biểu thức của định luật
Hooke về biến dạng cơ của vật rắn.
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối
của vật rắn [hình trụ đồng chất] tỉ lệ thuận với
ứng suất tác dụng vào nó.
= l/l0 = .
là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vhất liệu của vật
rắn.

Giao nhiệm vụ về nhà:
* Học sinh làm các bài tập 4,5,6,7,8,9
trang 192.

* Học sinh chuẩn bị bài:
Sự nở vì nhiệt của vật rắn.

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề