Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp là

            Là những mối quan hệ có liên quan đến việc tổ chức nhà nước tức là đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp, để từ việc nghiên cứu này khoa học luật Hiến pháp phải có nhiệm vụ tìm ra những mô hình, những quy luật khách quan của tổ chức quyền lực nhà nước. Nói rõ hơn, khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ của chỉ ngành luật Hiến pháp, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp tốt nhất cho việc hoàn thiện các quy phạm, chế định, các quan hệ luật Hiến pháp hiện hành.

Ngoài ra, khoa học luật Hiến pháp còn nghiên cứu cả quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp để nhận biết đặc điểm, tính kế thừa, quy luật phát triển cũng như những mặt còn hạn chế  để góp phần hoàn thiện chúng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu phải có sự so sánh, đối chiếu với những vấn đề tương ứng trong luật Hiến pháp của các nước khác để thấy rõ bản chất giai cấp, đặc điểm của luật Hiến pháp Việt Nam; đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước khác, phê phán những quan điểm sai lầm trong luật Hiến pháp.

Trong tất cả các khoa học pháp lý chuyên ngành, khoa học luật Hiến pháp là khoa học duy nhất nghiên cứu một cách toàn diện tổ chức của xã hội Việt Nam được phản ánh trong hình thức pháp luật.

Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Khoa học Luật Hiến pháp

Tác giả: Tô Văn Hòa

1. Đối tượng nghiên cứu Khoa học Luật Hiến pháp

Nói tới một ngành khoa học tức là nói tới tập hợp tất cả tri thức được hình thành qua quá trình nghiên cứu một đối tượng nào đó. Như vậy, nếu ngành luật có đối tượng điều chỉnh thì khoa học pháp lí có đối tượng nghiên cứu.

Nói một cách chung nhất, đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam chính là ngành Luật Hiến pháp; nói cách khác, khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan tới ngành Luật Hiến pháp. Mục đích của khoa học Luật Hiến pháp là làm sáng tỏ tất cả tri thức liên quan tới ngành Luật Hiến pháp và từ đó xây dựng được các chế định, quy phạm Luật Hiến pháp phù hợp với từng thời kì phát triển của lịch sử.

Ở góc độ tương đối cụ thể, khoa học Luật Hiến pháp tập trung nghiên cứu một số nhóm đối tượng sau:

– Các vấn đề lí luận về ngành Luật Hiến pháp;

– Các quan điểm, tư tưởng, chính sách, mô hình tổ chức, hoạt động làm nền tảng hình thành các chế định, quy định cụ thể của ngành Luật Hiến pháp;

– Các chế định, quy định cụ thể của ngành Luật Hiến pháp trong từng giai – đoạn lịch sử;

– Thực tiễn áp dụng, thi hành các chế định, quy định cụ thể của ngành Luật Hiến pháp trong từng giai đoạn lịch sử.

Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam nghiên cứu ngành Luật Hiến pháp Việt Nam từ hai góc độ:

– Về thời gian: Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu ngành Luật Hiến pháp không những trong thực tại mà cả trong quá trình lịch sử cũng như tương lai. Tất nhiên, các nghiên cứu về ngành Luật Hiến pháp trong tương lai là những nghiên cứu mang tính dự báo sự phát triển của ngành luật này.

– Về không gian: Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu không chỉ ngành Luật Hiến pháp Việt Nam mà còn nghiên cứu ngành luật này trong sự so sánh với ngành Luật Hiến pháp của các quốc gia khác trên thế giới.

Xem thêm bài viết về “Đối tượng nghiên cứu“, “Phương pháp nghiên cứu”

2. Phương pháp nghiên cứu Khoa học Luật Hiến pháp

Phương pháp nghiên cứu là các cách thức, biện pháp mà một ngành khoa học áp dụng để tìm kiếm và xử lí các thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu nhằm đạt được tri thức về đối tượng nghiên cứu. Khoa học Luật Hiến pháp là một môn khoa học xã hội cho nên khoa học này cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến của các khoa học xã hội, bao gồm các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, mô tả, phân tích, so sánh, thống kê.

Bên cạnh các phương pháp nêu trên, khoa học Luật Hiến pháp cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của các khoa học pháp lí, đó là phương pháp luật học kinh điển. Bằng phương pháp này, người nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ các QPPL, các chế định từ các nguồn luật của ngành Luật Hiến pháp của Việt Nam và các nước, đặc biệt là trong mối liên hệ giữa chúng để làm rõ tư tưởng, nội dung của Luật Hiến pháp điều chỉnh về một vấn đề cụ thể nào đó./.

Xem thêm bài viết về “Khoa học Luật Hiến pháp”

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là các quy phạm, chế định và những quan hệ xã hội nhất định, bao gồm cả những quy phạm và chế định đã hết hiệu lực hoặc đang hiện hành.

_Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu:

+Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp.

+Thực tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định nhằm hoàn thiện chúng.

+Những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được Quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: Dân chủ là 1 vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp

+Các quan điểm chính trị pháp lí có liên quan đến Luật Hiến pháp. Ví dụ: Quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

[Tư vấn Miễn phí 24/7] --- Gọi ngay 1900.0191 ---

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail:

Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là các quy phạm, chế định và những quan hệ xã hội nhất định, bao gồm cả những quy phạm và chế định đã hết hiệu lực hoặc đang hiện hành.

_Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu:

+Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp.

+Thực tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định nhằm hoàn thiện chúng.

+Những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được Quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: Dân chủ là 1 vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp

+Các quan điểm chính trị pháp lí có liên quan đến Luật Hiến pháp. Ví dụ: Quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 [Miễn phí] số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Khoa học Luật Hiến pháp là tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về cơ sở chính trị, xã hội và các quy luật khách quan của việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Cũng giống như các ngành khoa học khác, sự hình thành ngành khoa học pháp lý của luật Hiến pháp, trước hết phải bằng sự có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Trước hết là đối tượng nghiên cứu. Khoa học luật Hiến pháp có đối tượng nghiên cứu riêng. Đó là hiện tượng tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, cùng với việc quy định hiện tượng này bằng các quy định pháp luật, và xung quanh những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, quyền lực Nhà nước. Đó là những mối quan hệ có liên quan đến việc tổ chức Nhà nước tức là khách thể của luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp. Từ việc nghiên cứu này khoa học luật Hiến pháp phải có nhiệm vụ tìm ra những mô hình, những quy luật khách quan của tổ chức quyền lực Nhà nước. Hiện tượng tổ chức quyền lực Nhà nước là một hiện tượng của thượng tầng kiến trúc, hiện tượng có sự tham gia của con người, cho nên rất phức tạp, chứa đựng nhiều quy luật khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn đối kháng, mang nhiều phương diện khác nhau: tâm lý, văn hoá, xã hội...

Hiện tượng này, ngay từ mới xuất hiện Nhà nước đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu để lại một khối lượng kiến thức phức tạp, khổng lồ và đa ngành. Những khối lượng tri thức này, trở thành nguồn của khoa học luật Hiến pháp. Đó là những tác phẩm, những quan điểm, học thuyết của các nhà triết học cổ Hy Lạp, Ai Cập, Phương Đông cổ đại, của Phương Tây thời cách mạng tư sản, và nhất là các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác, của Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Muốn tiếp thu được tinh hoa tri thức của nhân loại trong lĩnh vực này, đòi hỏi trước hết phải hiểu. Sự hiểu này cũng đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc không khác nào một ngành khoa học.

Khoa học luật Hiến pháp cũng như các ngành khoa học xã hội khác có đối tượng nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu riêng. Theo truyền thống của nền khoa học pháp lý của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tương ứng với mỗi một ngành luật đều có một ngành khoa học pháp lý. Khoa học luật Hiến pháp là một loại khoa học pháp lý chuyên ngành. Sự ra đời của ngành khoa học pháp lý này gắn liền với cuộc đấu tranh dành quyền dân chủ của nhân loại, đoạt tuyệt với chế độ độc tài chuyên chế, và tuyên bố quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Là một ngành khoa học nằm trong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm pháp luật về việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, sự hình thành và phát triển của các quy phạm, các tri thức khoa học , các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Đây là đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp. Đối tượng này được bắt đầu nghiên cứu từ khi có cách mạng tư sản. Hay nói một cách chính xác hơn kể từ khi có Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới 1787 [Hiến pháp Mỹ] luật Hiến pháp mới thực sự trở thành một bộ môn khoa học pháp lý.

Khoa học Luật Hiến pháp là tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về cơ sởchính trị, xã hội và các quy luật khách quan của việc tổ chức quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, về việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Khoa học này trước hết nó nghiên cứu các quy phạm, sự phát triển các quy phạm luật Hiến pháp, các quan điểm học thuyết của các học giả, qua đó tìm ra được quy luật phát triển khách quan của ngành luật, nhằm mục đích loại trừ những quy phạm đã lỗi thời, vạch ra khuynh hướng phát triển của tổ chức quyền lực Nhà nước ứng với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của việc tổ chức quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. [Xem thêm tại Luật hành chính Việt Nam]

2. Phương pháp nghiên cứu

Đòi hỏi hình thành một ngành khoa học không những cần phải có đối tượng nghiên cứu mà còn cần thiết phải có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Những phương pháp đó là:

Phương pháp biện chứng Mác- Lênin

Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả các khoa học xã hội. Khoa học luật Hiến pháp cũng sử dụng phương pháp biện chứng Mác - Lênin khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ của mình, cũng như những đặc điểm, quy luật phát triển của luật Hiến pháp Việt Nam. Cụ thể khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ, chúng ta phải xem xét các quy phạm, chế định, quan hệ đó như những bộ phận cấu thành của luật. Vì vậy, giữa chúng phải có những mối quan hệ nhất định. Phải xem xét những mối quan hệ đó trong sự thống nhất của luật Hiến pháp, giữa các quy phạm chế định, quan hệ đó phải hỗ trợ lẫn nhau, không được mâu thuẫn đối lập nhau.

Phương pháp biện chứng Mác - Lênin cũng được sử dụng để nghiên cứu luật Nhà nước trong quá trình phát triển. Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, pháp luật nói chung và luật Hiến pháp nói riêng luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi đó nhằm đạt tới sự hoàn thiện. Vì vậy, phải nghiên cứu luật Hiến pháp Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó rút ra những kết luận, những quy luật phát triển nhất định thấy được sự kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định luật Hiến pháp.

Khi nghiên cứu, chúng ta phải so sánh các quy phạm chế định, quan hệ luật Nhà nước hiện hành với các quy phạm, chế định quan hệ tương ứng của luật Hiến pháp trước đây để thấy được mối quan hệ giữa chúng về sự giống nhau và khác nhau tính kế thừa và phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ đó. Qua so sánh, chúng ta có thể thấy xu hướng phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp. Khi nghiên cứu, chúng ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quy phạm chế định, quan hệ luật Nhà nước mà phải đối chiếu các ngành luật khác của nước ta để tìm ra mối quan hệ giữa luật Nhà nước với các ngành luật khác, vai trò của luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Chúng ta còn phải so sánh các quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp Việt Nam với những vấn đề tương ứng của luật Hiến pháp các nước khác để thấy được đặc điểm của luật Hiến phápViệt Nam, học hỏi kinh nghiệm các nước khác đồng thời phê phán những quan điểm sai lầm về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hiến pháp. [Tìm hiểu thêm: Công chức là gì]

Phương pháp phân tích hệ thống

Các hiện tượng xã hội và tự nhiên đều có mối liên quan mật thiết với nhau, thậm chí giữa chúng có mối tương quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng gì cho dù là hiện tượng của tự nhiên hay của xã hội đều phải đặt chúng trong mối tương quan với các hiện tượng khác. Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp, mà các hiện tượng được xem như một hệ thống nhất định. Hệ thống này lại là một bộ phận cấu thành của một bộ phận khác của một hệ thống lớn hơn. Hệ thống nhỏ thực hiện những chức năng nhất định trong hệ thống lớn và gắn bó với hệ thống lớn bởi nhiều quan hệ khác nhau. Phương pháp này thường được áp dụng trong khoa học xã hội nói chung và kể cả trong khoa học luật hiến pháp nói riêng. Với phương pháp này cho phép chúng ta làm sáng tỏ mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả của đối tượng được nghiên cứu bằng cách xem xét một cách toàn diện cả về vị trí và vai trò cũng như những quan hệ nhất định trong hệ thống. Ví dụ, khi nghiên cứu các cơ quan toà án nhân dân, chúng ta phải xem như đó là một hệ thống có cơ cấu tổ chức nhất định, có cùng một chức năng và gắn bó với nhau bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Hệ thống tổ chức các cơ quan toà án là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà nước, vì vậy trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan toà án không thể vượt ra ngoài những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung. Trong hoạt động, các cơ quan toà án nhân dân có quan hệ mật thiết với các hệ thống cơ quan Nhà nước khác, chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước, phối hợp với các cơ quan quản lý và các cơ quan kiểm sát trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử mà các quy phạm, chế định luật hiến pháp ra đời và tồn tại. Vì pháp luật nói chung không thể vượt ra ngoài điều kiện, kinh tế chính trị - xã hội, nên mỗi quy phạm, chế định, quan hệ luật hiến pháp in dấu ấn của một thời kỳ nhất định. Do đó chỉ có thể hiểu được nội dung, những mặt tích cực của hạn chế vấn đề được nghiên cứu trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Ví dụ, khi tìm hiểu Điều 1, Hiến pháp 1946: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Nếu không hiểu được hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta không thể hiểu được tại sao Quốc hội lại quy định như vậy. Phải chăng nhà nước ta trong giai đoạn này không mang tính giai cấp nên quyền lực Nhà nước thuộc về người nghèo và người giàu, thuộc về tất cả các giai cấp.

Phương pháp lịch sử còn giúp chúng ta thấy được sự phát triển của luật Hiến pháp gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử nhất định, giai cấp thống trị đặt ra những mục tiêu nhất định. Là công cụ đấu tranh giai cấp, pháp luật nói chung và luật Nhà nước nói riêng thể hiện một cách tập trung thống nhất trong bản chất nhà nước Việt Nam, một nhà nước của dan, do dân và vì dân.

Tham khảo thêm: Mẫu văn bản hành chính

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình

Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài 19006198.

Video liên quan

Chủ Đề