Dòng điện ngắn mạch máy biến áp

Trước khi tìm hiểu các chế độ không tải và chế độ ngắn mạch của máy biến áp, thì chúng ta cùng ôn lại máy biến áp là gì?

Máy biến áp là một thiết bị từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này [U1, I1, f] thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác [U2, I2, f], với tần số không thay đổi.

  • Máy biến áp là gì? cấu tạo, công dụng của máy biến áp?

  • Chế độ không tải
  • Thí nghiệm không tải
  • Chế độ ngắn mạch
  • Thí nghiệm ngắn mạch

Chế độ không tải

Chế độ không tải của máy biến áp là chế độ phía thứ cấp hở mạch [I2 = 0] phía sơ cấp được đặt vào điện áp U1.

Thí nghiệm không tải

Hình ảnh: Sơ đồ thí nghiệm không tải
  • Thí nghiệm không tải xác định hệ số biến áp k, tổn hao sắt từ và các thông số không tải của máy.
  • Sơ đồ thí nghiệm: V1, V2 đo điện áp sơ cấp và thứ cấp; A đo dòng điện không tải; W đo công suất tác dụng không tải. Điện áp đặt vào máy là điện áp định mức U1đm.

Chế độ ngắn mạch

Hình ảnh: Sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch
  • Máy biến áp đang làm việc, đột nhiên phía thứ cấp bị nối tắt lại trong khi phía sơ cấp vẫn nối với điện áp nguồn gọi là chế độ ngắn mạch.
  • Tổng trở nhánh từ hóa rất lớn hơn tổng trở dây quấn thứ cấp qui đổi về sơ cấp nên có thể bỏ nhánh từ hóa [dòng điện nhánh rất nhỏ].
  • Sơ đồ thay thế của máy biến áp chỉ còn tổng trở ngắn mạch.
  • Dòng điện sơ cấp được gọi là dòng ngắn mạch In.
  • Tổng trở ngắn mạch rất nhỏ nên dòng điện ngắn mạch thường lớn gấp 10,25 lần dòng điện định mức.
  • Điều này rất nguy hiểm với các máy biến áp đang vận hành đột nhiên bị ngắn mạch phía thứ cấp.
  • Để tránh điều này người ta phải dùng các máy tự động cắt mạch ở cả 2 phía sơ cấp khi bị sự cố ngắn mạch, quá tải…

Thí nghiệm ngắn mạch

  • Thí nghiệm ngắn mạch xác định tổn hao trên các điện trở dây quấn sơ cấp và thứ cấp, các thông số ngắn mạch của máy.
  • Để tránh chế độ ngắn mạch, trong thí nghiệm ngắn mạch ta phải đưa vào điện áp ngắn mạch Un bằng cách tăng bộ phận điều chỉnh điện áp từ 0 đến khi dòng điện ở dây quấn sơ cấp bằng dòng định mức.
  • Các dụng cụ đo: A1, A2 đo dòng điện sơ cấp và thứ cấp; V đo điện áp ngắn mạch; W đo công suất tác dụng ngắn mạch.
  • Các dụng cụ đo: A1, A2 đo dòng điện sơ cấp và thứ cấp; V đo điện áp ngắn mạch; W đo công suất tác dụng ngắn mạch.
  • Công suất đo được ở thí nghiệm ngắn mạch Pn chính là tổn hao trong điện trở 2 dây quấn sơ cấp và thứ cấp [điện trở ngắn mạch].

Hy vọng qua bài viết trên mang lại kiến thức về các chế độ không tải và ngắn mạch của máy biến áp. Hẹn bạn tại các bài viết tiếp theo!

Đọc thêm:

  • Máy biến áp tự ngẫu là gì? Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm?
  • Cách chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm biến áp?

Cẩm nang dành cho công tác giám sát và thi công Cơ Điện

Sổ Tay Kỹ Sư Cơ Điện [ 4 cuốn ] - Sách thiết kế và thi công điện công trình

Được tổng hợp qua nhiều dự án lớn, được áp dụng và triển khai trong hầu hết những công trình đã và đang thực hiện, có nội dung chi tiết phù hợp với nhiều đối tượng và đặc biệt là tính thực tiễn cao, dành cho những kỹ sư thực sự muốn tạo đột phá.

Tìm hiểu cuốn sách đã giúp hàng nghìn kỹ sư giải quyết khó khăn trong công việc !!

__CONFIG_colors_palette __ {"active_palette": 0, "config": {"Colors": {"62516": {"name": "Main Accent", "parent": - 1}}, "gradient": []}, " bảng màu ": [{" name ":" Bảng màu mặc định "," giá trị ": {" màu sắc ": {" 62516 ": {" val ":" rgb [19, 114, 211] "," hsl ": {" h ": 210," s ": 0,83," l ": 0,45}}}," gradient ": []}}]} __ CONFIG_colors_palette__

Sổ Tay Kỹ Sư

__CONFIG_colors_palette __ {"active_palette": 0, "config": {"Colors": {"62516": {"name": "Main Accent", "parent": - 1}}, "gradient": []}, " bảng màu ": [{" name ":" Bảng màu mặc định "," giá trị ": {" màu sắc ": {" 62516 ": {" val ":" rgb [19, 114, 211] "," hsl ": {" h ": 210," s ": 0,83," l ": 0,45}}}," gradient ": []}}]} __ CONFIG_colors_palette__

Sách Thiết kế thi công cơ điện

Chủ Đề