Đồng phục trường Đại học GTVT TPHCM

Bạn là Tân sinh viên Đại học Giao Thông Vận tải TP.HCM? Bạn muốn biết ngôi trường mình học có điều gì đặc biệt? Cùng Edu2Review khám phá những sự thật được "bật mí" dưới đây nhé!

Danh sách

Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh

8.2

Tốt 24 đánh giá

Xem thêm

Xem thêm

Bài viết

Đại học Giao thông Vận tải, nghe có vẻ khô khan, nhưng thật ra bên trong ngôi trường này có rất nhiều điều đang đợi chúng ta khám phá!

EBIV1. Sinh viên tới trường phải mặc Đồng phục.

Đồng phục sinh viên trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Khi lên Đại học, chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng sẽ được tự do mặc những "bộ cánh" thật phong cách, thật fashionista mà khi thuở cấp 3 không được mặc. “Ước mơ” đó sẽ thành hiện thực nếu như bạn được học ở những trường đại học khác, thế nhưng với một ét-vê Giao thông vận tải thì "ước mơ chỉ là mơ ước". Vì nhà trường có quy định về đồng phục riêng, bắt buộc tất cả sinh viên phải tuân theo; nhưng suy cho cùng thì nó cũng có mặt lợi, nhất là với các bạn nữ, không còn tốn thời gian chọn lựa sẽ mặc gì đi học mỗi ngày.

EBIV2. Kí túc xá nằm trong khuôn viên trường

Ký túc xá ĐH GTVT Tp.HCM vừa khánh thành năm 2014 - Ảnh: Như Hùng

Khu ký túc xá được tích hợp với khu giảng đường, toạ lạc trên con đường Trần Não, Quận 2, TP.HCM. Chi phí ở KTX trung bình 900.000 đồng/học kì. Với mức chi phí cho việc sinh hoạt khá rẻ như vậy, đây quả là tin vui cho những bạn tân sinh viên của ngôi trường này. Mỗi phòng ở KTX được trang bị 1 ổ điện ở mỗi giường, các bạn không được tự ý câu dây dẫn điện vì đề phòng những nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra trong thời gian đầu mới khánh thành, cũng có những bất cập trong việc bố trí trang thiết bị ở mỗi phòng, như không được tự thêm kệ để sách, không sử dụng các thùng đựng đồ cá nhân, cấm treo đồ trên các móc treo quần áo vì sẽ làm thu hẹp không gian phòng...

EBIV3. Học phí

Học phí theo tín chỉ năm 2016

Mỗi năm hầu như các trường Đại học đều tăng học phí và ĐH Giao thông vận tải cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tỉ lệ thuận với học phí mỗi năm tăng một “ít” thì sinh viên cũng than phiền thêm một “ít”. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cũng đừng quá lo lắng, học phí tăng sẽ đi kèm với sự khẳng định của nhà trường về việc tăng chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất.

EBIV4. Nhiều CLB sinh hoạt cho sinh viên lựa chọn

Hình ảnh một buổi sinh hoạt của CLB Kỹ năng – ĐH Giao thông vận tải

Trường cũng có rất nhiều CLB hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, có thể là nơi cho các bạn tụ họp, sinh hoạt sau những giờ học áp lực. Tuỳ vào mục đích của bạn mà chọn một nơi mình sẽ đóng góp, tụ điểm “ăn chơi” sau này; nếu bạn thích công việc tình nguyện, các hoạt động đóng góp cho cộng đồng thì hãy tham khảo Đội Công tác xã hội và CLB sống đẹp; nếu thích thể thao, có thể lựa chọn CLB cầu lông, bóng rổ, patin, bóng đá. Thanh niên nghiêm túc chút xíu thì xem qua CLB TIT [công nghệ thông tin], CLB Truyền thông [chụp ảnh, viết lách,...], CLB Kỹ năng... Nói chung dù bạn chọn nơi nào đi chăng nữa thì chắc chắn rằng khoảng thời gian 4 năm đại học sắp tới sẽ không nhạt nhoà đâu.

EBIV5. Chiến dịch tình nguyện, thi đấu thể thao

Vừa qua, ĐH Giao thông vận tải đã tham gia cuộc thi RMIT Open Futsal 2016, vào vòng chung kết thi đấu với ĐH Sài Gòn và đã giành giải nhất. Ngay từ hiệp 1, GTS đã có điểm số áp đảo 3-0, hiệp 2 là 5-1 và phần thưởng cuối cùng cho chức vô địch đó là 30 triệu đồng, hơn nữa GTS cũng đã giành ngôi vị cầu thủ phá lưới xuất sắc nhất.

Hình ảnh các SV ĐH GTVT đoạt giải vô địch trong Open Futsal Tournament 2016 diễn ra tại ĐH RMIT

Trong đợt Mùa hè xanh 2016, các GTSer đã để lại dấu ấn tốt đẹp ở các công trình đầy ý nghĩa phục vụ cho xã hội, cộng đồng trên địa bàn TP.HCM, và các tỉnh Vĩnh Long, Bình Phước, huyện đảo Thổ Chu. Một số đóng góp có thể kể ra như là hỗ trợ xây và sửa chữa nhà cửa [bê tông hoá], lắp đặt cống thoát nước, thực hiện vận động quyên góp tập vở, ve chai...Điều đặc biệt trong mùa hè xanh năm nay là có 3 chiến sĩ tình nguyện được kết nạp vào Đảng ngay tại mặt trận.

Lễ kết nạp Đảng của 3 chiến sỹ Mùa hè xanh 2016

Nếu bạn đồng tình với những điều trên hay có những ý kiến nào khác, hãy chia sẻ cùng Edu2Review để chúng tôi hoàn thiện hơn các bài đánh giá về những trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục, cung cấp những thông tin khách quan nhất, phục vụ cho cộng đồng người học.

EBIV6. Cũng có đôi lời "phàn nàn"

Theo như nhiều bạn chia sẻ trên các diễn đàn, Edu2Review nhận được một vài lời phàn nàn như sau: "Một số bạn trường Giao thông vận tải TP.HCM [GTS] đã tạo một số ấn tượng không tốt đối với sinh viên bên ngoài và cả những đồng môn của mình tại ngôi trường này. Cụ thể như vấn đề KTX không sạch sẽ, đồng ý rằng tất cả sinh viên năm nhất khi dọn vào ở đều sẽ phải tự tổng vệ sinh toàn bộ, nhưng có những trường hợp không ý thức được vệ sinh chung như vứt rác bừa bãi, hiện trạng nhà vệ sinh "cha chung không ai khóc", "để nguyên hiện trường không xử lý" sau khi đi vệ sinh là những điều thường gặp phải..."- P.T.P chia sẻ.

Những tật xấu của một số bạn không chỉ diễn ra tại chính ngôi trường của mình, nó còn xuất hiện cả bên ngoài xã hội như một confession từng than phiền về sự ồn ào trên xe buýt của một số bạn nam GTS, vứt rác bừa bãi ngay trong chính khuôn viên trường,... Hay như hình ảnh bên tdưới, không biết đây có phải là “món quà” dành cho chủ nhân chiếc xe máy không, nhưng chắc không ai “tặng” ai một ly nước dang dở đâu nhỉ.

.

Theo lời than phiền của chủ nhân bức ảnh này đó là "Tại sao kế bên có thùng rác mà lại không bỏ"

Một con sâu làm rầu nồi canh, câu nói đã quá quen thuộc với bất cứ một sinh viên nào, hãy nghĩ đến điều này trước khi bạn làm điều gì đó bên ngoài môi trường của mình vì khi đã khoác trên người nhãn mác Sinh viên một trường đại học, điều đó có nghĩa với từng hành động nhỏ của bạn dường như sẽ đại diện cho cả một tập thể dưới góc nhìn là người đánh giá bên ngoài.

Xem thêm những điều "không thể không biết" của trường đại học Giao thông Vận tải.

Ngôi trường nào cũng có những mặt tốt và mặt xấu nên các bạn GTS cũng đừng quá thất vọng khi nghe những lời than phiền trên mà hãy xem đó như một lời nhận xét giúp bản thân mỗi cá nhân trong một tập thể ý thức được hành động của mình để chúng ta mỗi ngày một tốt hơn các bạn nhé!

* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Hồng Ngọc/Edu2Review Team

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tags

đại học giao thông vận tải tp hcm

Ký túc xá

Sinh viên


Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện tại có 237 trường đại học, học viện, mỗi trường đều có những nét văn hóa riêng, và điều này được thể hiện qua chính đồng phục mà sinh viên đang mặc. Đồng phục là công cụ quảng bá hình ảnh nhà trường, giúp dễ dàng nhận biết sinh viên đó đang theo học ngôi trường nào. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số mẫu đồng phục học sinh các trường đại học tại Việt Nam hiện nay.

1. Có nên may đồng phục học sinh, sinh viên tại các trường đại học hay không?

Vào đầu mỗi năm học mới, sinh viên một số trường đại học phải may đồng phục từ đồng phục trường, đồng phục khoa cho đến đồng phục thể dục. Việc may đồng phục tạo nên những luồng dư luận trái chiều.

1.1. Bị đuổi ra khỏi lớp vì không có đồng phục

Một sinh viên trường ĐH GTVT TPHCM đã chia sẻ, bạn ấy từng bị đuổi ra khỏi lớp vì không mặc đồng phục. Không chỉ riêng gì bạn sinh viên này, rất nhiều sinh viên khác trong khoa Kinh tế vận tải cũng nhiều lần bị giảng viên nhắc nhở và đuổi ra khỏi lớp.

Theo đó, trường ĐH GTVT TPHCM quy định tất cả sinh viên khi đến trường phải mặc chung mẫu áo đồng phục màu trắng, in phù hiệu của trường, mặc cùng quần đen, xanh hoặc tối màu.

Bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh, sinh viên năm thứ nhất chia sẻ: “Mình mới chân ướt chân ráo bước vào trường chưa lâu, mới trúng tuyển nguyện vọng 2, lên văn phòng thì hết, đợi 3 tuần chưa có, thế là em và nhiều bạn bị giảng viên mời ra khỏi lớp”.

1.2. Không mặc đồng phục, bị hạnh kiểm

Trường đại học Dân lập Văn Lang cũng quy định về đồng phục riêng với từng khoa, nhưng bắt buộc sinh viên nữ phải mặc áo dài. Theo giảng viên khoa ngoại ngữ của trường cho biết: “Việc mặc đồng phục được tính vào điểm rèn luyện của mỗi sinh viên”. Chính điều này đã gây tâm lí “sợ” với không ít sinh viên.

1.3. Bắt mua nhưng không bắt mặc

Có không ít các trường đại học hiện nay yêu cầu sinh viên phải mua đồng phục ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, sinh viên mua thì vẫn mua, nhưng mặc hay không lại là do sinh viên bởi nhà trường chỉ quy định việc mua chứ không có bất kì quy định nào liên quan đến việc mặc khi đến trường.

Bạn Lê Thị Phương Thúy, sinh viên năm cuối khoa châu Á, chia sẻ: “Mình mua đồng phục từ khi mới nhập học, nhưng chỉ mặc đúng một lần trong tuần nhập học rồi thôi”. Thúy cho rằng điều này là quá lãng phí, nhưng đây lại là quy định của nhà trường nên thích hay không vẫn phải mua.

1.4. Thu nhập của trường?

Học sinh, sinh viên có thể mua đồng phục tại trường hoặc những địa chỉ mà nhà trường giới thiệu. Tuy nhiên, giá cả mỗi nơi lại khác. Trên thực tế, giá bán đồng phục học sinh, sinh viên tại các trường đại học cao hơn nhiều so với giá thị trường. Ghi nhận giá thành của những bộ đồng phục tại một số trường đại học ở TPHCM như sau: Trường ĐH GTVT bán áo sơ mi nam với giá  40.000 đồng/chiếc, quần áo thể dục: 32.000 đồng/bộ, trường Đại học Dân lập Hùng Vương bán vải may áo dài từ 120.000 đồng – 150.000 đồng, quần áo thể dục của trường ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghệ tăng từ 35.000 đồng/bộ năm 2004 – 2005 lên tới 60.000 đồng/bộ từ năm 2005 – 2006,… Nhiều sinh viên cho rằng, chất lượng đồng phục không xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra, bởi vải thì rất xấu mà giá lại đội lên gấp đôi giá thị trường.

2. Một số mẫu đồng phục học sinh các trường đại học đẹp nhất tại Việt Nam

Cho dù việc may đồng phục học sinh, sinh viên của các trường đại học luôn có những ý kiến trái chiều, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được giá trị mà đồng phục mang lại. Đặc biệt, với những trường đại học lớn, đồng phục như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của nhà trường. Sinh viên mặc đồng phục khi đến trường thể hiện nét đẹp chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, góp phần quảng bá hình ảnh nhà trường tới rộng rãi công chúng. Ngay sau đây, chúng ta sẽ khám phá những mẫu đồng phục học sinh của các trường đại học hàng đầu hiện nay:

2.1. Đồng phục Đại học Tôn Đức Thắng

Năm 2020, trường Đại học Tôn Đức Thắng được Times Higher Education xếp trong Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới. Không chỉ ấn tượng về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, đồng phục ĐH Tôn Đức Thắng cũng để lại ấn tượng không nhỏ.

Đồng phục của Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Đồng phục học sinh nữ vẫn là chiếc áo dài truyền thống, quen thuộc. Tà áo dài toát lên sự thanh lịch, duyên dáng của người con gái Việt Nam. Bộ đồng phục mang một nét rất riêng, khó có thể nhầm lẫn với trang phục của những ngôi trường khác. Sinh viên đều tỏ ra thích thú và tự tin khi diện trang phục 2 lần mỗi tuần và trong các ngày lễ quan trọng. Nhà trường không chỉ muốn sinh viên đến trường học kiến thức mà phải rèn luyện cho mình tác phong chuyên nghiệp nhất.

2.2.Đồng phục Đại học Hutech

Đồng phục Hutech 2019 vẫn quen thuộc với sắc cam làm nên thương hiệu. Gam màu đã thể hiện được phần nào sự trẻ trung, năng động của các bạn sinh viên trường HUTECH.

Đồng phục của Trường Đại học Hutech 2019

2.3. Đồng phục Đại học Duy Tân

Đồng phục sinh viên luôn là nét đẹp văn hóa được coi trọng trong môi trường học đường. Vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị mà đồng phục học đường mang lại, đồng phục ĐH Duy Tân vẫn mang trong mình một nét riêng rất độc đáo. Khi khoác lên mình trang phục của chính ngôi trường mà các bạn sinh viên đang theo học, các “thần dân” DTU sẽ cảm thấy gắn bó hơn, thêm yêu ngôi trường của mình, không ngừng cố gắng học tập để nâng cao thương hiệu nhà trường.

Đồng phục của Trường Đại học Duy Tân

2.4. Đồng phục Đại học Bách Khoa

Đại học Bách Khoa không chỉ là ngôi trường nổi tiếng tại Việt Nam mà tên tuổi nhà trường đã được thế giới ghi nhận. Đồng phục ĐH Bách Khoa cũng để lại dấu ấn rất riêng, mang bản sắc văn hóa của nhà trường. Áo đồng phục ngôi trường này nổi bật với gam màu đỏ rất bắt mắt, thể hiện cho sự mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Ngoài ra, 3 đường kẻ dọc trắng chạy dài 2 bên ống tay áo giúp chiếc áo thêm phần trẻ trung, thể thao hơn, không còn đơn điệu và nhàm chán.

Đồng phục của Trường Đại học Bách Khoa

2.5. Đồng phục Chuyên ngoại ngữ – ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia HN

Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ – ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia HN gây ấn tượng với bộ đồng phục mang phong cách phương Tây. Đồng phục bao gồm áo vest, áo gile, nam sinh sẽ mặc cùng quần ống đứng, nữ sinh mặc với chân váy xếp li. Một bộ đồng phục đủ toát lên vẻ lịch sự, hiện đại, nghiêm túc. Đây không chỉ là món quà mà nhà trường dành đến cho các bạn học sinh, mà hơn trên hết đó la mong muốn những nét đẹp trong học sinh sẽ mãi phát huy qua từng thế hệ.

Đồng phục Chuyên ngoại ngữ – ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia HN

2.6. Đồng phục Học viện Hàng không Việt Nam

Đồng phục Học viện Hàng không Việt Nam

Học viện Hàng không Việt Nam được biết đến là cái “lò” đào tạo toàn trai xinh gái đẹp. Bộ đồng phục mà những “người mẫu sinh viên” mặc cũng trở nên thật thời trang và ấn tượng.

Đồng phục của Học viện Hàng không Việt Nam là áo sơ mi thắt cà vạt, đính cầu vai. Những cậu học sinh nam đã đẹp trai, lại còn mặc áo sơ mi trắng nữa thì chuẩn “soái ca” khỏi phải bàn rồi.

Đối với nữ, thắt cà vạt lại không khiến các bạn ấy “đàn ông” mà hoàn toàn ngược lại, bên ngoài tuy cứng cáp những bên trong lại vô cùng nữ tính. Đặc biệt, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được học sinh đó đang học năm mấy nhờ vào số ngôi sao trên mỗi cầu vai hai bên. Tuy nhiên, với các bạn học Tiếp viên, đồng phục sẽ là áo ghi lê kết hợp váy ôm.

2.7. Đồng phục Đại học Ngoại Thương

Năm 2009, Đại học Ngoại Thương đã tổ chức cuộc thi tự thiết kế đồng phục dành cho tất cả sinh viên. Kết quả chung cuộc, đồng phục sinh viên FTU bao gồm áo sơ mi trắng thắt cà vạt màu đỏ, ton-sur-ton với logo truyền thống của trường. Tương tự sắc đỏ trên màu áo của Đại học Bách Khoa, tất cả đều tượng trưng cho sự nhiệt huyết, năng lượng của tuổi trẻ.

Đồng phục của Trường Đại học Ngoại Thương

2.7. Đồng phục Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Đồng phục ĐH Công Nghiệp TPHCM được đánh giá rất cao về tính thanh lịch. Phong cách thiết kế đồng phục mang hơi hướng công sở. Đồng phục sinh viên nam thiết kế đơn giản bao gồm áo sơ mi có in logo của trường, mặc cùng quần tối màu. Đối với sinh viên nữ, đồng phục ấn tượng hơn với o sơ mi trắng kết hợp với đường viền xám to bản, có in logo nhà trường, cà vạt, chân váy xám.

Đồng phục của Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh

2.8. Đồng phục Đại học Hàng Hải

Những bộ đồng phục sinh viên của ngôi trường này mang đậm chất Hàng hải của Việt Nam. Đồng phục ĐH Hàng Hải Việt Nam sử dụng 2 gam màu chính là đen và trắng. Bộ đồng phục đầy đủ bao gồm áo sơ mi trắng thêu logo của trường, chân váy đen hoặc quần, không thể thiếu chiếc cavat có huy hiệu của ngành trên đó.

Đồng phục của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

2.9. Đồng phục Đại học Nguyễn Tất Thành

Đại học Nguyễn Tất Thành là cơ sở giáo dục chất lượng nhất hiện nay, mức học phí tại ngôi trường này cũng “không phải dạng vừa đâu”. Ngoài ra, đồng phục của trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng được đánh giá là rất đẹp và hài hòa.

Mẫu đồng phục học sinh của các trường đại học tại Việt Nam

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 10 mẫu đồng phục học sinh các trường đại học tại Việt Nam. Bạn ấn tượng với bộ đồng phục của ngôi trường nào, hãy chia sẻ để Đồng phục Hải Anh được biết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề