Edison đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời

Edison và bà mẹ là truyện danh nhân thế giới, kể về sáng kiến thông minh của nhà bác học Edison ngày nhỏ, đã giúp bác sĩ có đủ ánh sáng phẫu thuật cho mẹ.

1. Nỗi lo của bác sĩ

1. Hôm đó, Edison vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Tania vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pende lại đây ngay cho mẹ.

Chị Tania vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Edison chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pende khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa [1]. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Edison ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù [2] thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Truyện Edison và bà mẹ

2. Sáng kiến của Edison

Thất vọng, Edison ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu [3] từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Edison chạy ngay đến hiệu tạp hóa [4], vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Edison đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

3. Edison trở thành nhà bác học nổi tiếng

Hồi đó, Edison đang học Tiểu học. Lớn lên, Edison vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm [5], v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

Truyện Edison và bà mẹ
Nguồn: Truyện đọc 2, trang 62, NXB Giáo dục – 2001

Chú giải trong câu chuyện Edison và bà mẹ

  1. Ruột thừa: mẩu ruột nhỏ chìa ra ở đầu trên ruột già, khi bị sưng lên thì gây ra đau đớn dữ dội cho người bệnh, nếu không mổ cắt bỏ kịp thời có thể gây chết người.
  2. Tù mù: mờ, không tỏ, không rõ.
  3. Phản chiếu: chiếu hắt ngược ánh sáng lại.
  4. Hiệu tạp hóa: cửa hiệu bán đủ các thứ hàng hóa thường dùng hàng ngày.
  5. Máy ghi âm: máy thu tiếng vào đĩa hoặc vào dây, sau có thể phát lại.

Câu hỏi gợi ý trong truyện Edison và bà mẹ

  1. Mẹ Edison bị bệnh gì? Edison lo lắng cho mẹ như thế nào?
  2. Do lòng thương mẹ, Edison đã nảy ra sáng kiến gì để giúp bác sĩ?
  3. Edison trở thành nhà bác học có những đức tính gì?

>>>>
Tải về ↓

Giải Bài 31: Đọc: Ánh sáng của yêu thương SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Nội dung chính
  • Phần IV
  • Câu 2

Phần II

Đọc:

ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

Hôm ấy, bố vắng nhà, mẹ bị đau bụng dữ dội. Ê-đi-xơn liền chạy đi mời bác sĩ.

Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết mẹ của Ê-đi-xơn đau ruột thừa, phải mổ gấp. Nhưng trời cứ tối dần, với ánh đèn dầu tù mù, chẳng thể làm gì được. Ê-đi-xơn lo lắng. Thấy mẹ đau đớn, cậu mếu máo: “Xin bác sĩ cứu mẹ cháu!”. Bác sĩ ái ngại nói: “Đủ ánh sáng, bác mới mổ được cháu ạ!”.

Thương mẹ, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ? Đột nhiên, cậu trông thấy ánh sáng của ngọn đèn hắt lại từ mảnh sắt tây trên tủ. Nét mặt cậu rạng rỡ hẳn lên. Ê-đi-xơn vội chạy sang nhà hàng xóm, mượn về một tấm gương. Lát sau, đèn nến trong nhà được cậu thắp lên và đặt trước gương. Căn phòng bỗng ngập tràn ánh sáng.

Nhìn căn phòng sáng trưng, bác sĩ rất ngạc nhiên, bắt tay ngay vào việc. Ca mổ thành công, mẹ của Ê-đi-xon đã được cứu sống.

[Theo Truyện đọc 2, NXB Giáo dục, 1995]

Từ ngữ

- Ê-đi-xơn: nhà bác học người Mỹ, đã phát minh ra đèn điện, ống nghe điện thoại, máy chiếu phim, máy hát,... và nhiều vật dụng khác.

- Ái ngại: thương cảm, có phần lo lắng và không đành lòng trước tình cảnh của người khác.

- Sắt tây: sắt dát mỏng có tráng một lớp chống gỉ, sáng bóng.

Chia sẻ

Bình luận

Tải về

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Thomas Edison, 1847 – 1931, người Mỹ, nhà phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông có hơn một ngàn bằng phát minh sáng chế. Edison, nhà phát minh nổi tiếng thế giới nhờ tài trí thông minh và kiên trì tự học. Riêng mình ông đã có hơn một ngàn bằng phát minh sáng chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát minh ra bóng đèn điện dây tóc và máy hát. Nhưng nhà phát minh lỗi lạc này, trong tuổi thơ ấu chỉ được đi học có 3 tháng, vừa mới biết đọc đã phải nghỉ học vì nhà nghèo. Lúc 7 tuổi, Edison cùng cả gia đình phải chuyển nhà đến một địa phương khác, tại nơi ở mới, tuy Edison được vào trường học công không phải đóng học phí, nhưng thầy giáo lại là một người tính khí khó chịu, ích kỷ và lười nhác. Ông chỉ biết dạy cho trẻ em kiến thức trong sách giáo khoa, ngoài ra không biết dạy gì hơn. Ông đối sử với học trò thô bạo và thiếu văn hóa. Vì thế, nhân một lần cãi nhau với thầy giáo, bà mẹ của Edison tức giận, bắt cậu con bỏ học, ở nhà tự học và phụ giúp gia đình. Edison là người rất ham học và rất nỗ lực tự học. Năm 11 tuổi, Edison đã đọc hết bộ Bách khoa toàn thư về khoa học, do nhà khoa học nổi tiếng người Anh là Niu tơn biên soạn. Đồng thời còn xây dựng hẳn một “ phòng thí nghiệm” cho riêng mình trong căn phòng nhỏ trên gác xép của mình căn nhà bỏ hoang gần đó. Một lần ,từ “ phòng thí nghiệm” quay trở về nhà, Edison thấy bà mẹ đang nằm trên giường, lăn lộn kêu la, tỏ vẻ đau đớn không chịu nổi. Trên đầu giường, một ngọn nến leo lét, bác sĩ khoanh tay đứng bên giường tỏ vẻ lo lắng. Bác sĩ nói với Edison. “ Mẹ cháu bị bí đường tiểu trầm trọng, cần phải tiến hành phẫu thuật gấp !” Nhà Edison rất nghèo, làm sao có đủ tiền đưa mẹ đi bệnh viện điều trị. Mọi người yêu cầu bác sĩ tiến hành phẫu thuật ngay ở nhà. Bác sĩ thông cảm cảnh nhà nghèo nên đồng ý giúp đỡ, nhưng nói trong nhà tối quá không thấy gì cả, không thể thực hiện được công việc phẫu thuật. Bệnh của mẹ Edison càng lúc càng nặng thêm, bà lăn lộn trên giường, đau tưởng chết đi sống lại. Edison thương mẹ đến phát khóc. Cậu khẩn cầu với bác sĩ : “ Ông làm ơn phẫu thuật sớm cho mẹ cháu, cháu xin cầm nến soi sáng cho ông làm việc,” Bác sĩ lắc đầu nói. “ Không được !Nếu tập trung mấy ngọn nến lại, thì ánh sáng vẫn rất yếu không thể tiến hành phẫu thuật được. hơn nữa nếu tiến hành phẫu thuật trong hoàn cảnh như vậy thì nước sáp nến chảy ra có thể rơi vào vết mổ, rất nguy hiểm ! Không thể làm liều lĩnh như vậy được. Edison lập tức nín khóc, cậu đăm chiêu suy nghĩ nếu có cách nào đó tập trung ánh sáng của nhiều ngọn nến lại và đặt ở một vị trí cách xa nơi tiến hành phẫu thuật, rồi từ đó truyền chiếu ánh sáng tới nơi mổ thì chẳng những có đủ ánh sáng, vừa không sợ bị nước sáp nến rơi vào vết mổ. Thế rồi như nghĩ ra được điều gì, Edison vui sướng hét to: “ Có cách rồi, có cách rồi” Cậu liền chạy ra ngoài mượn bạn bè mang về mấy chiếc gương to, cái thì tháo từ tủ gương, cái thì gỡ ở trên tường xuống thành một bó nến to. Edison cho đốt nhiều cây nến cắm xung quanh giường nằm của bà mẹ. Sau đó bố trí vị trí các tấm gương với các góc độ khác nhau một cách hợp lý, làm cho các ánh sáng của các ngọn nến tập trung lại, chiếu sáng vị trí sẽ tiến hành phẫu thuật. Như vậy, bà mẹ vẫn nằm thoải mái trên giường phẫu thuật mà không lo bị sáp nến rơi vào lại vết mổ, lại vẫn đủ ánh sáng để phẫu thuật. Nhìn thấy “buồng phẫu thuật” kỳ lạ nhất trên đời được Edison bố trí xong, bác sĩ vô cùng kinh ngạc không nói nên lời. Ông hết sức cảm phục chú bé đặc biệt thông minh tài giỏi lại rất yêu thương mẹ, bác sĩ liền bắt tay vào phẫu thuật cho bà. Công việc thành công ngoài sức tưởng tưởng của mọi người. Bà mẹ được cứu chữa kịp thời, thoát khỏi cơn nguy kịch.

Lạm bàn :

Edison là một người thông minh sáng tạo, giỏi ứng dụng các kiến thức từ trong sách vở vào công việc thực tế. Trong tình trạng sức khỏe của bà mẹ bị đe dọa, Edison không hề bối rối, hoảng sợ, mà còn biết bình tĩnh suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã có để cứu sống người mẹ. Edison suy nghĩ và làm việc không ngừng nghỉ. Cuộc đời ông là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Xứng đáng được toàn nhân loại tôn vinh và ngưỡng mộ.

Theo VHTT

Video liên quan

Chủ Đề