Em hay trình bày vệ sinh và nhân biết dụng cụ nhà hàng

Bạn là nhân viên nhà hàng và được phân công chịu trách nhiệm làm vệ sinh các đồ sứ, thủy tinh và dao nĩa? Bạn gặp khó khăn trong thao tác vệ sinh và cất trữ, bảo quản những công cụ dụng cụ này? Nếu vậy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để tìm ra giải pháp hữu ích cho mình!

Bạn đã biết quy định tiêu chuẩn vệ sinh - cất trữ đồ sứ, thủy tinh và dao nĩa trong nhà hàng?

Lau rửa các đồ sành sứ, thủy tinh và dao nĩa không chỉ nhằm làm sạch, loại bỏ chất bẩn mà còn để khử trùng. Việc vệ sinh và cất trữ, bảo quản công cụ dụng cụ trong nhà hàng tưởng đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn và cẩn thận sẽ rất dễ gây bể vỡ, trầy xước thậm chí tiềm ẩn nguy cơ sinh sôi vi khuẩn, ẩm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của món ăn, chất lượng dịch vụ phục vụ thực khách, gây lây lan và truyền nhiễm mầm bệnh…

Quy định tiêu chuẩn vệ sinh - cất trữ công cụ dụng cụ trong nhà hàng

Tùy theo quy mô, cơ sở vật chất của nhà hàng mà việc lau rửa các đồ sành sứ, thủy tinh, dao nĩa hay các đồ dùng khác có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy chuyên dụng. Nhưng dù là rửa bằng phương pháp nào thì cũng đều phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn sau:

- Nếu rửa bằng tay

  • Các công cụ dụng cụ thường được rửa theo trật tự chuẩn sau: đồ thủy tinh - dao nĩa - đồ sành sứ - các dụng cụ đựng - các dụng cụ nhỏ.
  • Nước rửa và nước sả phải được thay liên tục khi có dấu hiệu đục hay bám bẩn
  • Lưu ý: không bao giờ được úp ngược đáy lên trên

Tất cả các đồ sành sứ, đồ thủy tinh và dao nĩa phục vụ khách cần được làm sạch và khử trùng đúng tiêu chuẩn

  • Các bước rửa và sả sẽ được thực hiện tương tự như phương pháp rửa bằng tay nhưng được thực hiện một cách tự động bằng máy móc.
  • Phương pháp này hiện được khá nhiều nhà hàng ưa chuộng vì sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và nhân lực, an toàn cho người sử dụng và mang lại chất lượng vệ sinh cao… Tuy nhiên, vẫn sẽ có những vị trí mà máy rửa không thể làm sạch hoàn toàn
  • Đồ thủy tinh là loại cần được lưu ý nhiều nhất khi rửa, nhất là những ly dáng cao gây khó khăn cho việc đưa dụng cụ lau rửa vào sâu bên trong để làm sạch. Có nhiều loại thiết bị rửa đồ thủy tinh khác nhau được quy định rõ bởi nhà sản xuất
  • Đồ thủy tinh sau khi rửa xong phải đảm bảo sạch - sáng - không bám bụi, cặn/ nước bẩn - không tồn tại dấu vân tay trên thành ly - không sứt mẻ, rạn nứt…

Đồ thủy tinh sau khi rửa cần sạch - sáng - không bám bụi - không trầy xướt, rạn nứt

  • Cần hết sức cẩn thận và tuân theo quy định vệ sinh an toàn của công việc khi thao tác với đồ sành sứ, thủy tinh hay dao nĩa; tránh tối đa mọi tác động khiến chúng bị sứt mẻ hay bể vỡ làm giảm chất lượng phục vụ hay gây mất an toàn cho nhân viên và thực khách
  • Luôn luôn kiểm tra chất lượng công cụ dụng cụ trước khi sử dụng; không sử dụng những loại bị sứt mẻ, rạn nứt, bể vỡ hay bám bẩn, chúng được bỏ đi hoặc trả lại kho để thay thế. Lưu ý: nhớ ghi lại tên, số lượng, tình trạng để phục vụ cho việc kiểm kê
  • Sử dụng vải lau không tạo sợi, vải bông mềm hoặc máy sấy để làm khô hoàn toàn công cụ dụng cụ - sắp xếp chúng cẩn thận vào đúng chỗ và ngăn nắp
  • Nước rửa bát phải là loại có đặc tính sát trùng
  • Nhiệt độ của nước rửa phải đạt tối thiểu 500C và tối đa 600C trong suốt quá trình rửa. Nếu dùng nước có nhiệt độ cao hơn, khi đó, nước có thể làm các chất protein đông cứng lại, tạo một màng cứng chứa trứng côn trùng hoặc các chất bẩn khác rất khó làm sạch, nhất là những nơi khó vệ sinh như rãnh răng của nĩa…
  • Nhiệt độ của nước sả phải cao hơn 800C và các đồ đang rửa phải được ngâm trong nước ít nhất 2 phút trước khi vớt lên cho vào kệ hoặc máy sấy; việc làm này giúp loại bỏ tất cả các mầm bệnh còn sót lại sau khi rửa

Mọi công cụ dụng cụ cần đảm bảo được làm sạch và khử trùng để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và mầm bệnh

Với những chia sẻ trên đây, Hoteljob.vn hy vọng đã cung cấp đến bạn [nhất là Steward] những thông tin hữu ích, tưởng đơn giản nhưng lại có giá trị vô cùng lớn, góp phần không nhỏ vào mục tiêu mang đến dịch vụ khách hàng hoàn hảo, khẳng định thương hiệu và chất lượng phục vụ của nhà hàng, giữ chân khách hàng trung thành, thu hút khách hàng tiềm năng, ổn định kinh doanh, gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

​Ms. Smile

Cốc, ly và đặc biệt là những dụng cụ bằng bạc trong nhà hàng khách sạn thường khó làm sạch bóng nhằm đem lại cảm giác tuyệt vời cho khách. Để góp phần rút ngắn thời gian thực hiện, tăng hiệu quả công việc, Hoteljob.vn xin chia sẻ đến bạn các bước đơn giản để có thể vệ sinh các đồ thủy tinh, đồ bạc, đồ dao kéo dễ - nhanh - sạch trong nhà hàng - bar - khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Lau chùi và đánh bóng các ly thủy tinh

Cốc, ly thủy tinh sau khi sử dụng thường có các vết bẩn nếu không biết cách sẽ rất khó làm sạch. Với Hoteljob.vn, bạn cần thực hiện theo trình tự đầy đủ 9 bước đơn giản sau:

  1. Chuẩn bị nước nóng [lượng nước nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng cốc, ly cần rửa nhé]
  2. Cho 25% nước đun sôi vào bồn ngâm hay thùng ướp rượu lạnh [phải thay nước nóng mới nếu nước đang dùng bắt đầu chuyển lạnh]
  3. Chuẩn bị một cái khăn khô, sạch để lau chùi các ly thủy tinh [khăn phải là loại khăn vải cotton hay vải sợi siêu nhỏ, không nên dùng khăn bông vì có thể để lại những sợi tơ bám vào ly sau khi lau] 
  4. Dùng tay trái [tay không thuận] giữ chân/đế của ly bằng một phía cuối của chiếc khăn được thấm nước nóng, việc làm này giúp hơi nước từ khăn tỏa ra bao xung quanh cái ly.
  5. Tay còn lại cũng cầm khăn, nhấn khăn xuống vào đáy ly.
  6. Đặt ngón trỏ tay phải vào bên trong ly, các ngón còn lại ở ngoài ly.
  7. Di chuyển khăn lau theo chiều kim đồng đồ để đánh bóng.
  8. Đặt tất cả các ly đã cọ rửa chốc ngược xuống trên khay
  9. Luôn luôn cầm các ly ở vị trí thân hay đáy; tránh không để tay chạm vào ly khi lau vì sẽ để lại vết vân tay mờ sau khi hoàn tất.

Ảnh nguồn Internet

Ngoài nước nóng thì các thứ như chanh, muối, dấm, rượu,...cũng được sử dụng trong việc lau chùi và đánh bóng cốc thủy tinh.

Xem thêm: 9 mẹo hay rửa ly thủy tinh sạch bóng nhân viên khách sạn, nhà hàng cần biết

Lau chùi và cọ rửa các dụng cụ dao kéo

Dao kéo là dụng cụ không thể thiếu tại nhà hàng - khách sạn. Qua thời gian sử dụng, các vật dụng này rất dễ bị rỉ nếu không biết vệ sinh đúng cách sẽ rất khó làm sạch. Dưới đây là quy trình 11 bước lau chùi và cọ rửa các dụng cụ dao kéo cực hữu ích dành cho bạn.

  1. Chuẩn bị nước nóng
  2. Đổ 25% nước nóng vào một cái chảo ngâm hay thùng ướp rượu lạnh [nước cần được thay đổi nếu nước chuyển sang lạnh]
  3. Chuẩn bị một khăn khô và sạch để lau chùi các dụng cụ.
  4. Đặt các dao kéo ngâm vào nước nóng sao cho phần tay cầm được để lên trên.
  5. Phân chia các loại dao kéo theo từng loại.
  6. Giữ tay cầm của dụng cụ và nhúng dụng cụ vào nước nóng.
  7. Gấp khăn lại một nửa, đặt phía cuối trái của khăn vào tay phải.
  8. Tay trái/tay không thuận giữ tay cầm của dao kéo, tay còn lại dùng khăn chùi. 
  9. Dùng góc cuối còn lại của khăn để đánh bóng dao kéo
  10. Tay cầm sẽ được đánh bóng cuối cùng trước khi đặt nó vào khay khô.
  11. Đánh bóng 1 lần, và không được chạm vào dụng cụ dao kéo

Ảnh nguồn Internet

Những điểm quan trọng cần chú ý trước khi đem ra phục vụ:

  • ​Đồ thủy tinh chắc chắn không có vết mẻ, vết dơ,vết bẩn và vết nước còn lại.
  • Những đồ bạc hay set dụng cụ dao nĩa muỗng thìa không được mờ, vỡ, vảy, mòn, hư hỏng hoắc lồi lõm bằng bất cứ giá nào.
  • Không được đưa một ly nóng cho khách
  • ​Đồ bạc không được dùng nếu nó bị cong xoắn.

Xem thêm: 9 mẹo bếp núc “học lỏm” từ đầu bếp nhà hàng​

Ms.Smile

Video liên quan

Chủ Đề