F1 cách ly tại nhà bao lâu

Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp

Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT-YT về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 khi học sinh trở lại trường học.

Với hướng dẫn này, các nhà trường đã được giải đáp nhiều nội dung quan trọng như quy trình xử trí F0 thế nào; cách xác định F1 ra sao, thời gian cách ly là mấy ngày…

Buổi học có nhiều F0 tại 1 lớp, có thể tạm thời cho lớp nghỉ học trực tiếp

Nội dung quan trọng tại văn bản hướng dẫn quy trình xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 [F0], F1, nghi ngờ mắc COVID-19 tại trường học. Cụ thể, khi phát hiện F0 trong giờ học/làm việc tại trường, cần thực hiện 4 bước:

- Bước 1: Báo ngay hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường; chuyển ngay F0 đến phòng cách ly tạm thời của trường theo lối đi riêng [nếu F0 do gia đình thông báo cho nhà trường hoặc F0 được phát hiện ở địa điểm không phải là phòng cách ly] hoặc tiếp tục cách ly tạm thời F0 ở phòng cách ly nếu phát hiện F0 do xét nghiệm nhanh tại phòng cách ly.

- Bước 2: Thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công để phối hợp hỗ trợ trường học xử lý trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; đánh giá tình trạng sức khỏe F0 để phối hợp chuyển đến cơ sở điều trị COVID-19 hoặc tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương nơi cư trú để theo dõi và hướng dẫn điều trị.

Sau khi xét nghiệm cho học sinh là F1, nếu F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định. Ảnh minh họa

- Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0, giáo viên đang dạy lớp cho học sinh ngồi yên tại chỗ; tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 ở trong lớp đó và các F1 khác ở ngoài lớp đó [nếu có]; cho F1 di chuyển đến phòng cách ly y tế; tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 cho các trường hợp F1 của lớp, F1 đang có mặt tại trường [mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 3 người, ưu tiên mẫu đơn cho người nghi mắc/có triệu chứng].

Tùy tình hình thực tế, nhà trường có thể cho học sinh tiếp tục học trực tiếp hoặc tạm thời cho lớp học nghỉ không học trực tiếp [nếu trong buổi học có nhiều F0 tại 1 lớp].

Hướng dẫn liên ngành quy định rõ: Nếu học sinh không phải là F1 thì cho học bình thường. Nếu F1 có kết quả xét nghiệm dương tính thì xác định là F0; tiếp tục cho cách ly tại khu vực cách ly y tế tạm thời của nhà trường và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định. Nếu F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định.

- Bước 4: Đối với lớp có học sinh F0, sau khi xác định F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng [nếu có] và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh các lớp học khác, nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường. Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần [F1] với F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với F1 và xử lý F1 theo quy định.

Xác định F1 như thế nào?

Để có căn cứ cho các nhà trường trong việc xác định các trường hợp học sinh là F1, hướng dẫn liên ngành quy định rõ: Việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

Cụ thể, người tiếp xúc gần [F1] là một trong số các trường hợp sau:

+ Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp [bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...] với ca bệnh xác định [F0] trong thời kỳ lây truyền của F0.

+ Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

+ Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

+ Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân.

+ Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định [F0] được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát [đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính] cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.

Sau khi xét nghiệm cho học sinh là F1, nếu F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định.

Việc cách ly tại nhà được thực hiện cụ thể như sau:

- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm [RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh] ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1.

Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại. Nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 5 ngày tiếp theo, hướng dẫn học sinh thực hiện "5K".

- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm [RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh] ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại. Nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 3 ngày tiếp theo, hướng dẫn học sinh thực hiện "5K".

Trong quá trình cách ly, nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn, nhà trường để theo dõi và xử trí theo quy định.

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 1 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 [F0] thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm [RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh] vào ngày thứ 7.

Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… hoặc triệu chứng nghi ngờ khác thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí đúng theo quy định.

Rà soát các điều kiện bảo đảm an toàn về sức khỏe cho giáo viên, học sinh

Bộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, trẻ em, học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và thời tiết rét hại ở các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và việc học tập của các em.

Cụ thể: Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp. Rà soát, củng cố điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bảo đảm an toàn về sức khỏe cho giáo viên, trẻ em, học sinh.

Tăng cường phối hợp với gia đình trẻ em, học sinh để theo dõi thường xuyên về sức khỏe; tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ học sinh về học tập, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường các hoạt động vận động thể lực giúp các em thích nghi, ổn định việc học tập và rèn luyện trong bối cảnh dịch bệnh. Quan tâm và có biện pháp hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với trẻ em, học sinh ở vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch năm học, dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và thời tiết ở địa phương, đối với từng cơ sở giáo dục và lớp học...

Các bước xử lý khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học


21 tháng 2 2022

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các xét nghiệm cho thấy kết quả âm tính với Covid-19

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho hay thời gian cách ly của F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 ở Việt Nam được giảm xuống còn 5 ngày, thay vì 7 ngày như trước đây.

Chiều ngày 21/2, Bộ Y tế vừa ban hành công văn mới hướng dẫn cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần [F1].

Theo công văn mới này, F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 thì thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

Sau 5 ngày, F1 cần tiến hành xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện, hoặc tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 5 ngày tiếp theo.

Hà Nội có số ca nhiễm Covid tăng chưa từng có, phụ huynh lo lắng

Covid: Người lao động VN coi 'sức khỏe là trên hết'

'Việt Nam nên tiêm vaccine cho trẻ em tuổi 5-11'

Với trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine COVID-19 thì thực hiện cách ly 7 ngày, và tự theo dõi sức khoẻ trong 3 ngày tiếp sau khi xét nghiệm âm tính.

Trang VnExpress cập nhật thông tin từ Bộ Y tế đến ngày 20/2 cho thấy Việt Nam đã có 79,3 triệu người tiêm vaccine Covid-19 [chiếm 82,2% dân số], trong đó 75,9 triệu người tiêm đủ liều [787,6% dân số] và 36,5 triệu người đã tiêm mũi 3 [37,8% dân số], chỉ có 3,4 triệu người chưa tiêm đủ liều [3,6% dân số].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tại Anh, theo quy định mới nhất [từ 15/02] thì người đã tiêm vaccine đủ liều không còn phải cách ly kể cả khi tiếp xúc với người nhiễm Covid

F1 ở các nước khác có phải cách ly?

Thông tin trên website www.gov.uk của chính phủ Anh quy định người đã có tiếp xúc với người bị nhiễm Covid-19, sẽ không bị bắt buộc tự cách ly tại nhà với các trường hợp sau:

  • đã tiêm đủ liều vaccine được cấp phép
  • dưới 18 tuổi
  • người đã hoặc đang tham gia chương trình thử nghiệm vaccine Covid-19 được phê duyệt
  • không thể tiêm vaccine vì lý do y tế.

Tuy nhiên, những người này được khuyên làm xét nghiệm nhanh trong vòng 7 ngày vì vẫn thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.

Người có tiếp xúc với người bị nhiễm Covid bị bắt buộc tự cách ly theo luật [legally] nếu trên 18 tuổi và không tiêm đủ liều vaccine Covid-19.

Thời gian cách ly là 10 ngày kể từ ngày cuối tiếp xúc với người bị nhiễm.

Trang web của chính phủ Anh cũng đưa ra các quy định cụ thể với từng trường hợp để người dân có thể tự tìm hiểu thông tin và làm theo hướng dẫn.

Tuy nhiên, chiều ngày 21/02, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nước Anh sẽ "bỏ các hạn chế Covid như quy định về cách ly từ ngày 24/02". Điều này đồng nghĩa với việc F0 và F1 đều không còn phải tự cách ly nữa.

Trang web cdc.gov của chính phủ Hoa Kỳ, cập nhật ngày 4/2/2022, hướng dẫn người có tiếp xúc gần [close contact] với người nhiễm Covid và chưa tiêm vaccine sẽ phải tự cách ly ít nhất 5 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối, theo dõi triệu chứng trong vòng 10 ngày và xét nghiệm ít nhất 5 ngày sau khi có tiếp xúc gần.

Người đã tiêm đủ liều vaccine và liều tăng cường, người bị nhiễm Covid trong vòng 90 ngày và đã khỏi sẽ không phải cách ly.

Tuy nhiên, họ vẫn được khuyến cáo xét nghiệm ít nhất 5 ngày sau khi có tiếp xúc gần, và theo dõi triệu chứng trong 10 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nhiễm thì phải tiếp tục cách ly theo quy định với người bị nhiễm Covid-19.

Tờ Nikkei Asia, ngày 3/2/2022, cập nhật thông tin cho biết chính phủ Nhật Bản giảm thời gian tự cách ly với người có xúc gần xuống còn 7 ngày, thay vì tối đa là 17 ngày như trước đây.

Trước đây, thời gian "tiếp xúc gần gũi" đối với các hộ gia đình có trẻ bị nhiễm coronavirus, chẳng hạn, được coi là kết thúc vào ngày thứ 10 sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện và các thành viên trong gia đình phải cách ly thêm bảy ngày sau đó.

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang dần nới lỏng quy định cách ly với trường hợp F1 trong điều kiện 'bình thường mới'

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh một điểm ở Sài Gòn thời dịch Covid còn cao tháng 10/2021

Ngay cả những bậc cha mẹ có con không có triệu chứng cũng cần phải cách ly tổng cộng 14 ngày.

Theo quy định mới này, sau 7 ngày cách ly và không xuất hiện triệu chứng nào xuất hiện thì thời gian cách ly có thể kết thúc.

Trang web của Bộ Y tế Singapore đưa ra hướng dẫn 8 bước thực hiện đối với người có tiếp xúc gần với trường hợp bị nhiễm Covid.

Theo đó, người có tiếp xúc gần phải cách ly 10 ngày, thực hiện xét nghiệm hàng ngày có báo cáo kết quả, xét nghiệm PCR ở ngày đầu và ngày cuối của thời kỳ cách ly.

Nếu kết quả xét nghiệm PCR ở ngày thứ 10 là âm tính thì sẽ được kết thúc thời kỳ cách ly.

Nghiên cứu mới khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19

Các loại thuốc chữa trị Covid hiệu quả hoạt động ra sao?

Covid: VN mở du lịch từ 15/3 nhưng doanh nghiệp 'không mấy lạc quan'

Video liên quan

Chủ Đề