Fob HCM la gì

Nội Dung Chính

  • 1 Điều kiện FOB là gì ?
  • 2 Điều kiện FOB: Trách nhiệm người mua và người Bán
    • 2.1 Điều kiện FOB: Trách nhiệm của người bán
    • 2.2 Điều kiện FOB: Trách nhiệm của người mua
  • 3 Điều kiện FOB trong hợp đồng mua bán quốc tế
    • 3.1 Khó khăn khi xuất khẩu theo điều kiện FOB
    • 3.2 Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu theo giá FOB

Điều kiện FOB là một trong những điều kiện rất thường xuyên gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu về điều kiện FOB trong bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện FOB là gì ?

FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là ” Giao lên tàu”. Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB HCM”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

Điều kiện FOB: Trách nhiệm người mua và người Bán

Điều kiện FOB: Trách nhiệm của người bán

  1. Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán giao hàng [lên tàu], cung cấp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng giao hàng
  2. Giấy phép và các thủ tục: Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép [xuất khẩu] cho lô hàng được xuất đi.
  3. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Hợp đồng vận chuyển có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng chỉ định dưới chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận . Hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong trường hợp này không bắt buộc đối với người bán.
  4. Giao hàng: Người bán vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất chỉ định và chịu các chi phí cho việc đưa hàng lên tàu. Sau thời điểm này, việc giao hàng xem như hoàn tất
  5. Chuyển giao rủi ro: Sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu [On board], mọi chi phí và rủi ro của người bán được chuyển sang người mua.
  6. Cước phí: Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao lên tàu, kể cả chi phí khai quan, thuế và phụ phí phát sinh.
  7. Thông tin cho người mua: Người bán thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao hoàn tất qua lan can tàu bằng sự chi trả của người bán.
  8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các tài liệu điện tử tương đương [EDI]: Người bán cung cấp cho người mua bằng chứng về việc đã giao hàng lên tàu – tức chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI – Electronic Data Interchange – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán được nhanh chóng và hiệu quả.
  9. Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hóa: Người bán chịu mọi chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán phải thông báo cho người mua và chỉ đóng gói với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hoặc được tính thêm vào giá bán.
  10. Hỗ trợ khác : Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ kịp thời trong việc bảo đảm thông tin và các tài liệu cần thiết để vận chuyển và giao hàng đến điểm đến cuối cùng.

Điều kiện FOB: Trách nhiệm của người mua

  1. Thanh toán: Người mua thanh toán cho người bán tiền hàng theo đúng như cam kết trên hợp đồng
  2. Giấy phép và thủ tục: Người mua phải chuẩn bị giấy phép xuất khẩu [có từ người bán] và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào quốc gia họ.
  3. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đi chỉ định đến điểm đích cuối cùng [Cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa] Đối với hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này, trừ khi người mua muốn hàng hóa của mình được đảm bảo an toàn hơn.
  4. Nhận hàng: Người mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình sau khi hàng được bốc lên tại cảng đích quy định.
  5. Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng được giao xong qua lan can tàu. Rủi ro này là các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại [delay], người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.
  6. Cước phí: Người mua trả cước phí vận chuyển hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao qua lan can tàu. Các chi phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hóa tới đích đến cuối cùng bao gồm Cước tàu, bảo hiểm [nếu có], thuế và các loại phụ phí phát sinh.
  7. Thông báo cho người bán: Người mua thông báo cho người bán hàng hóa đã được chất lên trên con tàu có tên cụ thể, tại cảng chỉ định quy định trong hợp đồng mua bán.
  8. Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các văn bản điện tử tương đương:Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán bằng chứng của việc vận chuyển hàng hóa [Thông thường là vận đơn đường biển Bill of Lading hoặc Sea way bill]
  9. Kiểm tra hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra bởi hải quan [nước xuất khẩu], người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh.
  10. Nghĩa Vụ Khác: Người mua trả mọi chi phí phát sinh [bao gồm cước phí và phụ phí] để có được các chứng từ cần thiết [kể cả các chứng từ dưới dạng điện tử]

Điều kiện FOB trong hợp đồng mua bán quốc tế

Khó khăn khi xuất khẩu theo điều kiện FOB

Theo FOB người bán phải giao hàng lên tàu, nhưng người bán không thể tự đưa container hàng lên tàu. Họ chỉ có thể giao tại các bãi [CY-container yard] hoặc tại các kho hàng lẻ [CFS- container freight station]. Việc kiểm tra hàng hóa giữa hai bên và việc thông quan của hải quan đều diễn ra ở CY hoặc CFS. Trên thực tế người bán đã giao hàng tại CY/CFS nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho tới khi hàng hóa được bốc lên tàu.

Người bán còn lệ thuộc vào hãng tàu. Do người bán là người kí kết hợp đồng và quyết định phương thức vận chuyển. Vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho. Nhất là hàng nông sản, hàng lạnh,…

Để nhận được vận đơn [B/L- Bill of lading] của hãng tàu phải mất từ 5-7 ngày. Trong khi đó container hàng hóa đã giao cho người chuyên chở tại CY. Đây là thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì đã giao hàng nhưng chưa thể lấy được tiền. Trong khi nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký được hợp đồng. Làm phát sinh thêm số tiền lãi đã mượn.

Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu theo giá FOB

Tập quán: Điều kiện FOB đã được sử dụng rộng rãi từ khi ngành vận tải biển chưa phát triển. Các DN đã có thói quen với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB, ngại đổi sang điều kiện khác vì phải thay đổi thói quen làm việc, sợ rủi ro.

Thiếu thông tin và kỹ năng: Các DN chưa tiếp cận được nhiều thông tin về bảo hiểm; container, giá cước và lịch trình tàu. Chưa thật sự hiểu rõ các điều kiện INCOTERMS. Thường rất lung túng hay thực hiện sai khi thay đổi sang hình thức xuất khẩu khác. Nhân viên thường ngại tính toán tỉ lệ phí bảo hiểm, cước tàu,..nên thích chào hàng theo giá FOB.

Hoạt động khai thác Logistics, bảo hiểm: Để chuyển sang điều kiện xuất khẩu khác [ví dụ như FCA, CIF,…]. Các doanh nghiệp cần tìm được những đối tác tin cậy trong lĩnh vực Logistics; Forwarder, bảo hiểm, các hãng tàu,… Nhưng hiện nay các công ty dịch vụ Logistics; các hãng tàu trong nước vẫn chưa thực sự mạnh để các DN yên tâm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện FOB. Tìm hiểu ngay những kiến thức khác liên quan tới logistics và để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn gì thắc mắc.

Chủ Đề