Ghép gan ỏ trẻ 2 tuổi dược bao nhiêu năm năm 2024

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đoàn Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em [Tokyo, Nhật Bản] đến tổng kết và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ghép gan trẻ em.

Đây cũng là dịp để đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện và các bệnh nhi, gia đình bệnh nhi cùng nhìn lại hành trình 2 năm viết tiếp những câu chuyện diệu kỳ cho các bé mắc bệnh lý về gan nặng, có chỉ định ghép gan.

Trước đó, vào tháng 10/2021, ê-kíp ghép gan của Bệnh viện đã tham gia chương trình đào tạo trực tuyến về ghép gan trẻ em từ các Giáo sư của Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em.

Đến tháng 12/2021, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bệnh viện đã phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, nỗ lực triển khai và thực hiện thành công ca ghép gan trẻ em đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Ca ghép này được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia nước ngoài, mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhi chờ ghép gan.

Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với các chuyên gia để thực hiện thường quy phẫu thuật ghép gan trẻ em tại bệnh viện.

Đến nay, bệnh viện đã thực hiện 12 ca ghép gan trẻ em. Đa số các bé phục hồi tốt, tiếp tục tái khám và theo dõi định kỳ tại bệnh viện. Tại buổi gặp mặt, các bé vui vẻ nô đùa, chạy nhảy và được nhận quà từ các y, bác sĩ của bệnh viện và các chuyên gia Nhật Bản.

Giáo sư Mureo Kasahara, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em chia sẻ: “Buổi gặp mặt hôm nay là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi khi nhìn thấy các bệnh nhi được ghép gan tại UMC đã được cứu sống và khỏe mạnh.

Đó chính là giá trị lớn nhất từ sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau rất tốt giữa chúng tôi và các y bác sĩ UMC. Các y bác sĩ UMC có trình độ, kỹ năng rất tốt và ham học hỏi. Tôi tin chắc rằng với sự hợp tác, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau sẽ giúp cho lĩnh vực ghép gan tại Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai”.

Thay mặt Ban lãnh đạo và các y, bác sĩ, nhân viên y tế, TS. BS Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của các chuyên gia Nhật Bản đã góp phần tạo nên thành công cho các ca ghép, cứu sống các bệnh nhi.

Trong thời gian tới, bệnh viện hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ bệnh viện trong lĩnh vực ghép gan nói riêng và ghép tạng nói chung, góp phần thực hiện các ca ghép một cách hiệu quả, an toàn và cứu sống ngày càng nhiều người bệnh.

TS. BS Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước năm 2021, các bé mắc bệnh lý gan cấp tính và mạn tính hầu như không có cơ hội được phục hồi, nhiều trẻ trong lúc chờ được ghép gan tử vong, vì Việt Nam chưa hoàn toàn tự chủ kỹ thuật này, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 không có sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia nước ngoài.

"Bệnh viện rất trăn trở và tâm huyết triển khai ghép gan trẻ em để kịp thời cứu sống các bệnh nhi. Sau 2 năm, lĩnh vực ghép gan trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã được cải thiện đáng kể, các bệnh nhi tái khám trong tình trạng ổn định, được đến trường và phát triển rất tốt.

Đến nay, các Bác sĩ Việt Nam đã có thể tự chủ kỹ thuật này, các bệnh nhi đã có cơ hội được cứu sống mà không phải rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như trước đây" TS. BS. Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thực hiện thành công ca ghép gan cứu sống bệnh nhi 1 tuổi, nặng 6,7kg. Tại thời điểm hiện tại, đây là ca ghép gan nhỏ tuổi, cân nặng thấp nhất được thực hiện tại Việt Nam.

Em bé đã lên được 500 gram sau 20 ngày được ghép gan

TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi T.V.H.V [1 tuổi, trú tại Mỹ Lộc, Nam Định] được chẩn đoán vàng da ứ mật từ lúc 3 tháng tuổi do hội chứng rối loạn chuyển hoá mật hiếm gặp PFIC type 2. Bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị, xuất hiện các triệu chứng vàng da nặng, gan lách to, suy gan và thường xuyên phải nhập viện điều trị các triệu chứng suy gan. “Nếu không được ghép gan kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong vì các biến chứng của suy gan”, BS Anh Hoa cho biết.

Bé T.V.H.V rất may mắn, bởi khi được giải thích về tình trạng bệnh nặng của con và phương pháp ghép gan điều trị, bố mẹ cháu bé và gia đình đều đồng thuận cứu cháu bằng mọi giá. May mắn hơn nữa, qua kiểm tra, cả bố và mẹ cháu đều có gan phù hợp để hiến cho con.

Anh T.V.T [27 tuổi] bố bệnh nhi cho biết khi con sinh ra khỏe mạnh, da vàng nhưng vẫn bú bình thường. “Con được theo dõi điều trị và khi đến thời điểm lá gan đã không còn chức năng, chúng tôi sẵn sàng, quyết định ngay không một phút do dự để cứu con. Cả hai vợ chồng đều giành việc hiến gan cho con. Nhưng sau em đã động viên vợ, vì con còn nhỏ, sau ghép cần quá trình chăm sóc dài nên vợ đã đồng ý cho em hiến gan”, anh T. cho biết.

Có nguồn gan hiến, nhưng với một trường hợp em bé chỉ nặng 6,7kg, kỹ thuật ghép gan vô cùng khó khăn.

“Chúng tôi chỉ thực hiện ca ghép khi đảm bảo được tỷ lệ thành công cao, vì một ca phẫu thuật ghép gan không đơn giản là tốn về chi phí điều trị mà còn có đến hai người trong cùng một gia đình cùng lên bàn mổ. Mặt khác, bệnh nhi chưa tròn 1 tuổi, cân nặng chỉ 6,7kg, đây thực sự là thách thức về kỹ thuật đối với các phẫu thuật viên ghép tạng”, TS.BS Phạm Duy Hiền, trưởng khoa ngoại Bệnh viện Nhi TW cho biết.

GS Chin – su Liu cùng các y bác sĩ theo dõi các chỉ số của bệnh nhân

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện, ca ghép gan cho bệnh nhi được thực hiện sáng 1/4/2019 bởi hơn 40 y bác sĩ với sự hỗ trợ về chuyên môn của nhóm chuyên gia ghép tạng, GS Chin-Su Liu – Trưởng khoa phẫu thuật Nhi và các cộng sự tới từ bệnh viện Taipei Veterans General Hospital, Đài Bắc. Trải qua 12 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã ghép thành công một phần gan trái của người bố cho em bé với nhiều khó khăn, trong đó khó khăn nhất là kích thước một số mạch máu vô cùng nhỏ [chỉ khoảng 1,3mm] của em bé mới chỉ 6,7kg.

“Với các mạch máu có kích thước nhỏ, phải nối dưới kính hiển vi điện tử, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề rất cao. Đây là không chỉ là cơ hội vàng để cứu cháu bé, mà đồng thời cũng là cơ hội để bác sĩ tiếp tục được học hỏi kỹ thuật ghép gan ở trẻ nhỏ từ các chuyên gia hàng đầu như GS Chin-Su Liu”, TS Hiền cho biết.

Sau ca ghép, việc đảm bảo chức năng khối ghép hoạt động tốt là một chặng đường dài. “Bệnh nhi tiếp tục được cách ly và chăm sóc toàn diện tại khoa Hồi sức ngoại trong sự lo lắng và chờ đợi của các y bác sĩ. Tất cả các hoạt động của bé, dù nhỏ nhất như phân, nước tiểu, nhiệt độ…đều được ghi nhận và thông báo tới toàn ê kíp” – TS.BS Đặng Ánh Dương, phó trưởng khoa Hồi sức ngoại chia sẻ. Suốt 13 ngày sau ghép, bệnh nhân liên tục đi ngoài phân bạc trắng là 13 ngày căng thẳng tới tột độ, đe doạ nguy cơ phải phẫu thuật lại. Bao lo lắng, thử thách sự kiên trì của các bác sĩ và gia đình, đêm ngày thứ 14 sau mổ, bé đi đại tiện có màu vàng.

“Đây là một tin vui, giải tỏa áp lực 14 ngày căng thẳng sau ca ghép. Vì việc bé đi đại tiện có màu vàng như bình thường thể hiện mật đã lưu thông tốt, ca ghép đã thành công. Vì thế, vừa nhận được thông báo từ kíp trực tại khoa Hồi sức ngoại, dù đã rất muộn, song toàn bộ kíp ghép đều được chia sẻ tin mừng”.

Theo TS Hiền, mức cân nặng dưới 7kg để tiến hành ghép gan là rất khó khăn. Đến nay, BV Nhi Trung ương đã thực hiện được 14 ca ghép gan cho trẻ em. Trong đó, chỉ trong vòng 10 tháng, từ tháng 7 năm 2018 đến nay, GS Chin – Su Liu đã sang Việt Nam hỗ trợ thực hiện thành công 3 ca ghép gan, trong đó có 2 ca đòi hỏi kỹ thuật cao trong ghép tạng gồm 1 ca ghép bất đồng nhóm máu, 1 ca cân nặng thấp.

Những trường hợp ghép gan thành công, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Ban giám đốc Bệnh viện Nhi TW và sự nỗ lực của các y bác sĩ trong việc từng bước nâng cao trình độ, thực hiện được các kỹ thuật y khoa tiên tiến, thực hiện các phẫu thuật phức tạp với kinh phí điều trị cao nhằm mục đích cứu chữa người bệnh.

Chủ Đề