Giá bò hơi hiện nay bao nhiêu một ký?

“Thấp thì đúng rồi vì đợt này ít người mua, hồi trước còn có Trung Quốc mua nhiều giờ Trung Quốc ít chạy. Hồi trước bán một con được 20 triệu giờ được 15 triệu thôi, mất năm, sáu triệu. Mình chăn nuôi nhỏ lẻ, lùa đi lùa về chứ chăn nuôi hàng đàn lỗ chết luôn.”

“Bò hơi lại xuống, có thể giảm mất một nửa. Tức con bò mình nuôi giảm một nửa nhưng thịt bò giá cả thị trường lại không giảm, mà trang trại phải giảm mất một nửa.

Con bò ở đây mình nuôi không có người để xuất đi nên dân mình chỉ mổ một vài con để bán trong dân thôi, nhưng mà con bò trang trại xuất khẩu đi thì không có người mua vì thịt bò tràn lan, họ giảm mình giảm họ mới mua.”

“Giá [thương lái mua] là 170-180, mà giá ngoài chợ bán lại hơn 200. Họ lấy ngay lò rẻ để ra chỗ khác bán kiếm lãi.”

Vừa rồi là chia sẻ của những người nuôi bò ở thị xã Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Giả sử mình bán bò tơ thì năm, sáu tháng, còn bò to để bán phải nuôi cả năm trời. Người nuôi lỗ rõ ràng, cám đồ cho ăn phải lỗ, giá cám cao.

Theo tâm sự của những người chăn nuôi nơi đây, việc buôn bán thịt bò hơi tại địa phương đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn do thương lái ép giá bằng mọi cách.

“Do người ta ép giá, định giá, do xuất ngoại nên hắn mua ép giá, không bán ký, bán con. Mua để xuất đi Trung Quốc nhiều.”

“Tiêu thụ thì nghe nói trước đây bên Trung Quốc. Trước đây đại thể cũng có thương lái đến mua nhưng thương lái họ không mua nữa, giờ họ không xuất khẩu được thì họ không mua.”

Theo ghi nhận của phóng viên RFA, dù giá thương lái thu mua thịt bò “hơi” tại chuồng bị giảm mạnh so với trước đây, nhưng giá thịt bò tại chợ dân sinh và siêu thị ở Hà Tĩnh hiện đang có giá từ 200.000-250.000 đồng/kg. Những người dân tại đây cũng xác nhận:

“Thịt bò bây giờ người ta vẫn bán ví dụ 220-250 [ngàn đồng]/kg nhưng con bò lại rẻ. Như ngày trước một con bò giả dụ 15 triệu nhưng giờ xuống mười triệu mà còn không có mấy người thu mua.”

Quầy bán thịt bò tại chợ Hà Tĩnh. RFA

“Giá không giảm, cứ 220-230 [ngàn đồng/kg] đó là loại một, [còn] loại hai, loại ba rẻ hơn.”

Nghịch lý giá thu mua bò xuống thấp, có lúc giảm còn 60 ngàn đồng/kg, thấp nhất trong năm năm qua, trong khi giá thành phẩm cao đến bốn lần đã gây thiệt hại nặng nề tới người nuôi.

“Tất nhiên là ảnh hưởng mạnh chứ. Đơn cử mình chuẩn bị cho con vào học, trước đây một con bò bán 20-30 triệu để lo trang trải cho con nhưng giờ đây còn 14-15 triệu hẳn là ảnh hưởng nặng nề đến đâu rồi. Làm gì thì người dân cũng chịu thiệt. Con bò mà giờ 15 triệu cũng phải 70-80 kg, có con trên một tạ.”

“Giả sử mình bán bò tơ thì năm, sáu tháng, còn bò to để bán phải nuôi cả năm trời. Người nuôi lỗ rõ ràng, cám đồ cho ăn phải lỗ, giá cám cao. Chăn nuôi phải cám, hèm, các thứ. Cám hồi trước 27-28, giờ 37-38.”

Mặt khác, theo người dân chia sẻ, thị trường thu mua và bán lẻ không được chính quyền địa phương kiểm soát nên gần như giá cả bị thả trôi, chỉ có người dân chịu thiệt:

“Bây giờ 100 ngàn mình chỉ mua được ba lạng trong khi đáng ra mua được năm lạng, có phải bị thiệt quá lớn? Thiệt hại về kinh tế thì rõ ràng ảnh hưởng đến người dân rồi!”

Dân đây chủ yếu chăn nuôi, trồng trọt mà giờ chăn nuôi, trồng trọt không tiêu thụ được thì biết làm gì?

Trao đổi với truyền thông nhà nước, một tiểu thương kinh doanh thịt bò ở chợ Bình Hương, TP. Hà Tĩnh được trích nguyên văn nguyên nhân giá thịt bò thành phẩm vẫn cao dù giá thu mua đang tấp: “Hiện giá bò hơi giảm song các chi phí khác từ tiền vận chuyển, nhân công, chi phí giết mổ đều tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, các chi phí này khi tính vào giá thịt thương phẩm sẽ đẩy giá lên cao.”

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh được báo Hà Tĩnh đăng tải ngày 3/9/2022, vào thời điểm bấy giờ, tổng đàn trâu bò trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có hơn 230.000 con, là nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn người dân Hà Tĩnh từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, với tình trạng giá cả thu mua bò hơi tại nơi chăn nuôi trên đà giảm sút trong hơn cả năm nay, nhiều người dân không khỏi cảm thấy bất lực và chỉ còn biết trông đợi vào sự vào cuộc của các cơ quan chức năng:

“Cơ quan chức năng, các cấp các ngành có thể giải quyết cho dân, về nghiên cứu làm sao tìm cách để giải thoát người dân. Dân đây chủ yếu chăn nuôi, trồng trọt mà giờ chăn nuôi, trồng trọt không tiêu thụ được thì biết làm gì? Ngóng vào nông thôn thì chỉ ngóng vào con trâu con bò với lúa gạo mà giờ cái đó không tiêu thụ được thì dân cũng bó tay chứ biết làm gì nữa.”

Bài được đọc nhiều nhấtRFA

  • Báo Mỹ chê xe VinFast đắt và pin kém: Hậu quả ra sao với VinFast?
  • Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an được điều đến TP HCM nói để giữ an ninh trước và sau Tết
  • Bắt tạm giam Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển [PLD] Hoàng Ngọc Giao
  • Đắk Lắk: 24 giáo viên gửi đơn tố cáo sai phạm của hiệu trưởng
  • Mày biết tao là ai không?

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Chủ Đề