Giá thép giảm sau khi mỹ đánh thuế năm 2024

Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 2/7 nói sẽ áp thuế 456% lên thép nhập khẩu từ Việt Nam 'có nguồn gốc từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan'

Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp thuế lên tới 456% đối với một số loại thép sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan, sau đó được đưa sang Việt Nam để gia công và cuối cùng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Cơ quan này cho biết trong một thông cáo hôm 2/7 rằng họ khám phá ra hai sản phẩm thép tại Việt Nam trốn thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ. Đó là các sản phẩm thép chống gỉ và thép cuộn cán nguội sử dụng thép chất nền có từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan, theo Reuters.

Thuế đối với các sản phẩm của Hàn Quốc và Đài Loan được áp dụng vào tháng 12/2015 và tháng 2/2016. Kể từ các thời điểm nói trên đến tháng 4/2019, các lô hàng thép chống ăn mòn và thép cán nguội từ Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đã tăng thêm 332% và 916% so với các giai đoạn tương tự ngay trước đó, thông cáo cho biết.

Thông cáo cũng cho hay cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được bắt đầu theo yêu cầu của ArcelorMittal SA Hoa Kỳ, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, California Steel Industries và AK Steel Corp.

Thông cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng cáo buộc một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép từ Việt Nam để trốn thuế trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai đối tác thương mại Hòa Kỳ và Việt Nam, theo Bloomberg.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi đối với yêu cầu bình luận về vụ việc từ Bloomberg.

"Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số công ty sẽ tìm cách đưa hàng sang các nước như Việt Nam. Bạn tăng chi phí và người ta tìm cách để tránh, đó là bản chất của con người," Robert Carnell, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Ngân hàng ING cho Bloomberg hay.

Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đang điều tra sáu công ty Mỹ với cáo buộc trốn thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu và phân loại sai các phụ kiện ống thép carbon do Trung Quốc sản xuất qua Campuchia, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh.

Hoa Kỳ đang gia tăng chỉ trích Việt Nam, một trong những đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ và là một nền kinh tế hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Ông Trump đã mô tả Việt Nam tuần trước 'gần như là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất', khi được hỏi liệu ông có muốn áp chính sách thuế lên hàng hóa của Việt Nam hay không.

Chính phủ Việt Nam sau đó nói đang 'tích cực' làm giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ và đang có cách biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc tuồn hàng sang Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết họ đã nói chuyện với chính quyền Việt Nam trong tuần này và hy vọng Việt Nam "sẽ có động thái trong thời gian tới để giải quyết các quan ngại của chúng tôi trên tinh thần xây dựng", theo Bloomberg.

Các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Mỹ để cung cấp đầy đủ thông tin, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, quy trình sản xuất thép tại Việt Nam.

Liên quan đến việc Bộ Tài chính Mỹ công bố áp thuế chống bán phá giá và chống trợ giá đối với các sản phẩm thép được nhập từ Việt Nam nhưng sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].

“Các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Mỹ để cung cấp đầy đủ thông tin, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, quy trình sản xuất thép tại Việt Nam”, bà Hằng nói.

Cũng theo bà Hằng, Việt Nam cho rằng các vấn đề thương mại giữa Việt Nam và Mỹ cần được xem xét một cách khách quan, công bằng phù hợp với những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] và thông lệ của quốc tế, tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ.

Hiện nay, Mỹ đã thông báo cho phép miễn trừ áp dụng biện pháp nếu doanh nghiệp Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu của Bộ Thương mại Mỹ. Việt Nam đề nghị phía Mỹ tạo thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện được hưởng miễn trừ theo quy định.

Trước đó, ngày 21.5 tuyên bố áp thuế nhập khẩu mạnh tay lên các sản phẩm thép vận chuyển từ Việt Nam nhưng được cho là có xuất xứ Trung Quốc, sau khi kết quả điều tra cuối cùng của Washington xác định những sản phẩm thép này "né" thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, giới chức hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá lên đến 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với các mặt hàng thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc.

Ngoài ra, thép chống ăn mòn từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%. Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ áp cùng mức thuế này lên thép chống ăn mòn và thép cán nguội từ Việt Nam, vốn làm từ thép cán nóng của Trung Quốc.

Được biết, các mức thuế mới này được đưa ra cùng với lệnh áp thuế nhập khẩu 25% lên hầu hết thép nhập khẩu sau khi Mỹ điều tra an ninh quốc gia theo “khoản mục 232” của chính quyền Donald Trump lên thép và nhôm nhập khẩu.

Vụ việc bắt đầu phanh phui từ một bản kiến ​​nghị của các nhà sản xuất trong nước ArcelorMittal USA [MT.AS], Tập đoàn Nucor [NUE.N], Tập đoàn thép AK [AKS.N] và Tập đoàn thép Hoa Kỳ [X.N] cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu các lô hàng thép đến Việt Nam ngay lập tức sau khi thuế cho thép Trung Quốc được áp dụng.

Dù các mặt hàng thép bị đánh thuế trong đợt mới nhất đều được gia công xử lý tại Việt Nam, nhưng Bộ Thương mại Mỹ cùng với các nhà sản xuất nước này đều cho rằng phải đến 90% giá trị mặt hàng bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trước đây, Mỹ từng áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên thép Trung Quốc trong năm 2015 và 2016, nhưng điều này chỉ khiến thép của Trung Quốc tràn sang những quốc gia khác. Giới ngành thép cho rằng các sản phẩm Trung Quốc đã được vận chuyển sang các quốc gia khác để né tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết, sau khi áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm thép từ Trung Quốc trong năm 2015, lượng thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng từ mức 9 triệu USD/năm lên 215 triệu USD/năm, trong khi thép chống ăn mòn từ Việt Nam vào Mỹ tăng từ 2 triệu USD lên 80 triệu USD.

Chủ Đề