Giải bài tập 31 hóa 10 cơ bản

Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.

Phương pháp giải

- Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới

- Điều kiện để xảy ra phản ứng:

+ Hai chất tham gia phản ứng: đều là dung dịch [nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit].

+ Sản phẩm: có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.

Hướng dẫn giải

Ba phản ứng trao đổi giữa axit HCl với ba hợp chất khác nhau:

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

2HCl + CaO → CaCl2 + H2O

2HCl + Ba[OH]2 → BaCl2 + 2H2O.

4. Bài 4 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa - khử và đóng vai trò:

  1. Chất oxi hóa
  1. Chất khử.

Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.

Phương pháp giải

- Chất oxi hóa là chất nhận e [ứng với số oxi hóa giảm]

- Chất khử là chất nhường e [ ứng với số oxi hóa tăng]

Hướng dẫn giải

Câu a: Axit HCl là chất oxi hóa:

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Câu b: Axit HCl là chất khử:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

5. Bài 5 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.

Phương pháp giải

- Sử dụng quỳ tím ẩm và dung dịch AgNO3

Hướng dẫn giải

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.

- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

6. Bài 6 trang 130 SGK Hóa 10 nâng cao

Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 [điều kiện tiêu chuẩn] tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 [lấy dư] thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.

Phương pháp giải

nCl2, nH2 = ?

H2 + Cl2 → 2HCl [1]

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 [2]

Theo pt [1] ⇒ nHCl = 2. nCl2 = ?

→ mHCl = ? → nHCl = nAgCl = ?

→ H% phản ứng

Hướng dẫn giải

Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:

nCl2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

nH2 = 10 : 22,4 = 0,45 mol

H2 + Cl2 → 2HCl [1]

Trước phản ứng: 0,45 0,3 0

Phản ứng: 0,3 0,6

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 [2]

0,05 0,05

Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2

Theo pt [1] ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol

Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 [g].

Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: [0,6. 50]/407,3 = 0,074 [mol].

Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng [2] là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.

Giải Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử hướng dẫn các em giải các bài tập tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa. Chúc các em học tốt môn Hóa lớp 10.

A. Giải bài tập Hóa 10 Sách giáo khoa MỚI

  • Giải Hóa 10 Bài 1 Thành phần của nguyên tử Sách Kết nối tri thức
  • Giải Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử CTST
  • Giải Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử - Sách Cánh diều

B. Tóm tắt lý thuyết bài Hóa 10 bài 1

1. Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

Loại hạt Kí hiệuĐiện tíchKhối lượng [m]Quan hệ giữa các hạtNhânProtonpqp= 1,602.10-19C hay qp= 1+

mp ≈ 1đvC

mp ≈ 1,6726 .10-27

Số p = số eNơtronnqn = 0

mn ≈ 1đvC

mn ≈ 1,6748 .10-27

VỏElectroneqe = -1,602.10-19C hay qe= 1-

me ≈ 0,000549 đvC

me ≈ 9,11.10-31kg

2. Kích thước và khối lượng nguyên tử

Kích thước

Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet [nm] hay angstrom

1nm = 10-9 m; 1 \= 10-10 m; 1 nm = 10

Khối lượng nguyên tử

1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27

Nguyên tử = mp + mn [bỏ qua e]

C. Giải bài tập SGK Hóa 10: Thành phần nguyên tử

Bài 1 Trang 9 SGK hóa 10

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

  1. Electron và proton.
  1. Proton và nơtron.
  1. Nơtron và electron.
  1. Electron, proton và nơtron.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đáp án đúng là câu B: Proton và nơtron.

Bài 2 Trang 9 SGK hóa 10

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

  1. Proton và electron.
  1. Nơtron và electron,
  1. Nơtron và proton.
  1. Nơtron, proton và electron.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đáp án đúng là câu D

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là Nơtron, proton và electron.

Bài 3 Trang 9 SGK hóa 10

Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là

  1. 200 m.
  1. 300 m.
  1. 600 m.
  1. 1200 m.

Chọn đáp số đúng.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Đường kính nguyên tử = 10000.đường kính hạt nhân

Đường kính hạt nhân = 6 cm = 0,06 m

\=> Đường kính nguyên tử = 10000.0,06 = 600 m

Đáp án án đúng cần chọn là C

Bài 4 Trang 9 SGK hóa 10

Tìm tỉ số về khối lượng của electron so với proton, so với nơtron.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Ta có: me = 9,1094.10-31 kg

mp = 1,672610-27 kg

mn = 1,6748.10-27 kg

Lập tỉ số giữa khối lượng electron với pronton và với notron ta được:

Tỉ số khối lượng electron với proton là:

Tỉ số khối lượng electron với notron là:

Bài 5 Trang 9 SGK hóa 10

Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u.

  1. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
  1. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6 nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết Vhình cầu = 4/3.πr3.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

  1. rzn =1,35.10-1 nm = 1,35.10-8 cm

1u = 1,6600. 10-24 g

mzn = 65 x 1,6600.10-24 g = 107,9.10-24 g

Vnguyên tử Zn = 4/3.π.r3 = 4/3.3,14.[1,35.10-8] = 10,3.10-24 cm3.

Dnguyên tử Zn = 107,9.10-24 g / 10,3.10-24 cm3 = 10,48g/cm3.

  1. mhạt nhân Zn = 65u => 107,9.10-24 gam

rhạt nhân Zn = 2.10-6 nm = [2.10-6. 10-7] cm = 2.10–13 cm

V hạt nhân nguyên tử Zn = 4/3.π.[2.10-13]3 = 33,49.10-39 cm3

D hạt nhân nguyên tử Zn = 107,9.10-24 gam / 33,49.10-39 cm3 = 3,22.1015 g/cm3 = 3,22.109 tỉ tấn/cm3

D. Giải bài tập sách bài tập hóa 10 bài 1

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa 10 bài 1, các bạn có thể tham khảo luyện tập thêm các dạng bài tập, sách bài tập hóa 10 bài 1 để củng cố nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng học tập. Mời các bạn tham khảo tại: Giải bài tập Hóa 10 SBT bài 1

E. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 1

Trên đây các bạn đã được làm quen với các dạng bài tập tự luận trong sách giáo khoa cũng như sách bài tập, để giúp các bạn rèn luyện kĩ năng giải bài tập nhanh, và nhiều bài tập mức độ khác nhau, VnDoc đã biên soạn tổng hợp các dạng câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan tại: Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử

..............................................

\>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Giáo án Hóa học 10 bài 1: Thành phần nguyên tử
  • Giải bài tập Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị
  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
  • Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử
  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử
  • Giải bài tập trang 13, 14 SGK Hóa học lớp 10: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng v

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải bài tập Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chủ Đề