Giải bài tập vật lý 8 trong sách bài tập bài 3

  • Giải SBT Toán 10 trang 106, 107, 108 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 105, 106 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 99, 100 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 92, 93 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 85, 86 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 79, 80, 81 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 75 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 61, 62, 63 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 59, 60, 61 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 56, 57 Cánh Diều tập 1

Page 2

  • Giải SBT Toán 10 trang 106, 107, 108 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 105, 106 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 99, 100 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 92, 93 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 85, 86 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 79, 80, 81 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 75 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 61, 62, 63 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 59, 60, 61 Cánh Diều tập 1
  • Giải SBT Toán 10 trang 56, 57 Cánh Diều tập 1

Bài 3.1 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hình 3.1 ghi lại các vị trí của hòn bi khi nó lăn từ A đến D trên các đoạn đường AB, BC, CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong các câu của mỗi phần sau đây, câu nào mô tả đúng tính chất chuyển động của hòn bi ?

Phần 1

A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyến động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.

D. Hòn bi chuyến động đều trên cả quãng đường từ A đến D.

Phần 2

A. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyến động nhanh dần trên đoạn đường BC.

C. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường CD.

D. Hòn bi chuyến động nhanh dần trên suốt đoạn đường AD.

Giải

Phần 1: C

Phần 2: A

Bài 3.2 trang 8 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một người đi quãng đường Si với vận tốc V1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường S1 và S2 ?

A. \[{v_{tb}} = {{{v_1} + {v_2}} \over 2}\]

B. \[{v_{tb}} = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}}\]

C. \[{v_{tb}} = {{{v_1}} \over {{S_1}}} + {{{v_2}} \over {{S_2}}}\]

 D. Cả ba công thức trên đều không đúng.

Giải

=> Chọn C. \[{v_{tb}} = {{{v_1}} \over {{S_1}}} + {{{v_2}} \over {{S_2}}}\]

Bài 3.3 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Giải

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:

\[\eqalign{ & {t_1} = {{{S_1}} \over {{v_1}}} = {{3000} \over 2} = 1500{\rm{s}} \cr

& v = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}} = {{3000 + 1950} \over {1500 + 1800}} = 1,5m/s \cr} \]

Bài 3.4 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim — người Mĩ — đạt được là 9,86 giây[1]

a] Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều ? Tại sao ?

b] Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.

Giải

a] Không đều

b] \[{v_{tb}} = {s \over t} \approx 10,22m/s \approx 36,8km/h\]

Giaibaitap.me

Page 2

Bài 3.5 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Cứ sau 20s, người ta lại ghi quãng đường chạy được của một vận động viên chạy 1000m. Kết quả như sau :

Thời gian [s]

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Quãng đường [m]

0

140

340

428

516

604

692

780

880

1000

 a] Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian. Có nhận xét gì về chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua ?

b] Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đường đua.

Giải

a] 7m/s; 10m/s; 4,4m/s; 4,4m/s; 4,4m/s; 4,4m/s; 4,4m/s; 4,4m/s; 5m/s; 6m/s.

Nhận xét: vận tốc chuyển động của vận động viên luôn thay đổi. Lúc xuất phát thì tăng tốc. Sau đó giảm xuống chuyển động đều, gần về đến đích lại tăng tốc.

b] 5,56m/s

Bài 3.6 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau [H.3.2]:

Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.

Quãng đường từ B đến c : 30km trong 24 phút.

Quãng đường từ c đến D : 10km trong 1/4 giờ.

Hãy tính:

a] Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường.

b] Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đuaế

Giải

a] Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường:5,56m/s; 20,83m/s; 11,1 m/s

b] Vận tốc trung bình trên cả quãng đường: Vtb = 8,14 m/s

Bài 3.7 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc V1 = 12km/h, nửa còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2

Giải

Gọi s là chiều dài nửa quãng đường 

Thời gian đi hết nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 là \[{t_1} = {s \over {{v_1}}}\]   [1]

Thời gian đi hết nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 là \[{t_2} = {s \over {{v_2}}}\]   [2]

Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường là \[{v_{tb}} = {{2s} \over {{t_1} + {t_2}}}\]  [3]

Kết hợp [1]; [2]; [3] có: \[{1 \over {{v_1}}} + {1 \over {{v_2}}} = {2 \over {{v_{tb}}}}\]

Thay số vtb = 8km/h; v1 = 12km/h

Vận tốc trung bình của người đi xe ở nửa quãng đường sau là v2 = 6km/h

Bài 3.8 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Giải

=> Chọn D

Giaibaitap.me

Page 3

Bài 3.9 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là

A. 10,5m/s              

B. 10m/s              

c. 9,8m/s

D. 11 m/s

Giải

=> Chọn B

Ta có:

\[\eqalign{ & {S_1} = {v_1}.{t_1} = 12{t \over 3} = 4t \cr & {S_2} = {v_2}.{t_2} = 9.{2 \over 3}t = 6t \cr

& {v_{tb}} = {{{s_1} + {s_2}} \over t} = {{10t} \over t} = 10m/s \cr} \]

Bài 3.10 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là V1 = 12m/s; v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ôtô cả chặng đường.

Giải:

Vận tốc trung bình:

\[\eqalign{ & {v_{tb}} = {{3{\rm{s}}} \over {{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = {{3{\rm{s}}} \over {{s \over {{v_1}}} + {s \over {{v_2}}} + {s \over {{v_3}}}}} \cr

& = {{3{v_1}{v_2}{v_3}} \over {{v_1}{v_2} + {v_2}{v_3} + {v_3}{v_1}}} \Leftrightarrow {v_{tb}} = 11,1m/s \cr} \]

Bài 3.11 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. Biết vận tốc của các em lần lượt V1 = 4,8m/s và v2 = 4m/s; Tính thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy

Giải

Vì em thứ nhất chạy nhanh hơn em thứ hai nên trong một giây em thứ nhất vượt xa em thứ hai một đoạn đường là v1 – v2 = 0,8m.

Em thứ nhất muốn gặp em thứ hai trong khoảng thời gian ngắn nhất thì em thứ nhất phải vượt em thứ hai đúng 1 vòng sân.

Vậy thời gian ngắn nhất đê hai em gặp nhau trên đường chạy:

\[t = {{400} \over {0,8}} = 500{\rm{s}}\] = 8phút 20s

Bài 3.12 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hà Nội cách Đồ Sơn 120km. Một ôtô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Đồ Sơn về Hà Nội

a] Sau bao lâu ôtô và xe đạp gặp nhau ?

b] Nơi gặp nhau cách Hà Nội bao xa ?

Giải

a] Sau 1 giờ ôtô và xe đạp gần nhau 1 khoảng

v = v1 + v2 = 60km/h

Để đi hết 120km thì mất thời gian: \[t = {{120} \over {{v_1} + {v_2}}} = 2h\]

b] Nơi gặp nhau cách Hà Nội: 45 x 2 = 90km

Giaibaitap.me

Page 4

Bài 3.13 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đường bằng, leo dốc và xuống dốc.

Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút. Trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bổn lần vận tốc khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB.

Giải

Lần lượt tính vận tốc xe leo dốc

\[{v_2} = {1 \over 3}{v_1} = 15km/h\], vận tốc xuống dốc 

v3 = 4v2 = 60km/h

Lần lượt tính quãng đường trên từng chặng đường:

\[\eqalign{ & {v_2} = {1 \over 3}{v_1} = 15km/h \cr & {S_1} = {v_1}.{t_1} = 45.{1 \over 3} = 15km \cr & {S_2} = {v_2}.{t_2} = 15.{1 \over 2} = 7,5km \cr

& {S_3} = {v_3}.{t_3} = 60.{1 \over 6} = 10km \cr} \]

Độ dài chặng đường S = S1 + S2 + S3 = 32,5km  

Bài 3.14 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hai bến M, N cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 120km. Nếu canô đi xuôi dòng từ M đến N thì mất 4h. Nếu canô chạy ngược dòng từ N về M với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 2h.

a] Tìm vận tốc của canô, của dòng nước

b] Tìm thời gian canô tắt máy đi từ M đến N ?

Giải

a] Khi canô đi xuôi dòng: 120 = [vcn + vn].4  [1]

Khi canô đi ngược dòng: 120 = [vcn - vn].6     [2]

Giải hệ phương trình: vcn = 25km/h; vn= 5km/h

b] Canô tắt máy thì trôi với vận tốc của dòng nước nên:

Thời gian canô trôi từ M đến N là: \[{{120} \over 5} = 24h\]

Bài 3.15 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đoàn tàu bắt đầu vào ga chuyển động chậm dần. Một người quan sát đứng bên đường thấy toa thứ 6 qua trước mặt trong 9 giây. Biết thời gian tòa sau quả trước mắt người quan sát nhiều hơn tòa liền trước là 0,5giay va chieu dai moi toa la 10m

a] Tìm thời gian toa thứ nhất qua trước mắt người quan sát

b] Tính vận tốc trung bình của đoàn tàu sáu toa lúc vào ga.

Giải

a] Thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5s nên thời gian toa thứ nhất qua trước mặt người quan sát:

9 - 0,5.5 = 6,5 s

b] Tổng thời gian đoàn tàu qua trước mặt người quan sát:

9 + 8,5 + 8 + 7,5 + 7 + 6,5 = 46,5s

Chiều dài cả đoàn tàu: 6.10 = 60m

Vận tốc trung bình của đoàn tàu vào ga: 60 : 46,5 = 1,3m/s 

Giaibaitap.me

Page 5

Bài 3.16 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h, gặp đoàn tàu đi ngược chiều. Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian 30 giây. Biết vận tốc của tàu là 36km/h

a] Tính chiều dài đoàn tàu

b] Nếu ôtô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ôtô vượt hết chiều dài của đoàn tàu là bao nhiêu ? Coi vận tốc tàu và ôtô không thay đổi?

Giải

54km/h = 15m/s; 36km/h = 10m/s

Ôtô và đoàn tàu chuyển động ngược chiều nên vận tốc của ôtô so với đoàn tàu: 15 + 10 = 25m/s

a] Chiều dài của đoàn tàu: 25 x 3 = 75m

b] Nếu ôtô vượt đoàn tàu thì vận tốc của ôtô so với đoàn tàu là:

15 - 10 = 5m/s Thời gian để ôtô vượt hết chiều dài đoàn tàu: 75 : 5 = 15s.

Bài 3.17 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Chuyển động “lắc lư” của con lắc đồng hồ [H.3.3] là chuyển động:

A. Thẳng đều

B. Tròn đều

C. Không đều, từ vị trí 1 đến vị trí 2 là nhanh dần, còn từ vị trí 2 đến vị trí 3 là chậm dần

D. Không đều, từ vị trí 1 đến vị trí 2 là chậm dần, còn từ vị trí 2 đến vị trí 3 là nhanh dần.

Giải

=> Chọn c

Bài 3.18 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một xe môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của môtô trên toàn bộ quãng đường là

A. 21km/h                

B. 48km/h

C. 45km/h

D. 37km/h

Giải

=> Chọn B. 48km/h

Dựa vào công thức: \[{v_{tb}} = {{{S_1} + {S_2} + {S_3}} \over {{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\]

Bài 3.19 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h, người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3km/h. Vận tốc của người soát vé so với đất là:

A. 33km/h      

B. 39km/h

C.36km/h

D. 30km/h

Giải

=> Chọn B. 39km/h

Vì vn/đ = vn/t + vt/đ = 3 + 36 = 39km/h

Giaibaitap.me

Page 6

Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?

A. Không thay đổi.  

B. Chỉ có thể tăng dần.

C. Chỉ có thể giảm dần.

D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Giải

Chọn D

Vì nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì có thể làm cho vận tốc tăng dần còn nếu lực tác dụng lên vật là lực cản thì có thể làm cho vận tốc giảm dần.

Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Nêu hai ví dụ chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc, trong đó một ví dụ lực làm tăng vận tốc, một ví dụ lực làm giảm vận tốc.

Giải

Có thể cho ví dụ như sau:

- Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của Trái Đất làm tăng vận tốc của viên bi.

- Xe đang chuyển động, nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm

Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Điền từ thích hợp vào chỗ trống :

Khi thả vật rơi, do sức................... vận tốc của vật.....................

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do.................. của cát nên vận tốc của bóng bị.....................

Trả lời :

Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất vận tốc của vật tăng.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.

Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau đây [H.4.1a, b]

Giải:

Vẽ hình 4.1 a, b SBT

a] Vật chịu tác dụng của 2 lực: lực kéo \[\overrightarrow {{F_k}}\] có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N; lực cản \[\overrightarrow {{F_c}}\] có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150N

b] Vật chịu tác dụng của 2 lực:

Trọng lực \[\overrightarrow {{P}}\] có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 200N lực kéo \[\overrightarrow {{F_k}}\] có phương nghiêng một góc 30° so với phương năm ngang, chiều hướng lên, cường độ 300N

Giaibaitap.me

Page 7

  • Giải bài 28.5, 28.6, 28.7 trang 77 Sách bài tập...
  • Giải bài 28.8, 28.9, 28.10, 28.11 trang 77, 78...
  • Giải bài 28.1, 28.2, 28.3, 28.4 trang 77 Sách bài...
  • Giải bài 27.11, 27.12, 27.13 trang 76 Sách bài...
  • Giải bài 27.8, 27.9, 27.10 trang 75, 76 Sách bài...
  • Giải bài 27.5, 27.6, 27.7 trang 75 Sách bài tập...
  • Giải bài 27.1, 27.2, 27.3, 27.4 trang 74, 75 Sách...
  • Giải bài 26.9, 26.10, 26.11 trang 72, 73 Sách bài...
  • Giải bài 26.5, 26.7, 26.8, 26.9 trang 72 Sách bài...
  • Giải bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 trang 71, 72 Sách...

Page 8

Bài 4.8 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hình nào trong hình 4.4 biểu diễn đúng các lực:

\[\overrightarrow {{F_1}}\] có: điểm đặt A; phương thẳng đứng; chiều từ dưới lên; cường độ 10N;

\[\overrightarrow {{F_2}}\] có: điểm đặt A; phương nằm ngang; chiều từ trái sang phải; cường độ 20N;

\[\overrightarrow {{F_3}}\] có: điểm đặt A; phương tạo với \[\overrightarrow {{F_1}}\], \[\overrightarrow {{F_2}}\] các góc bằng nhau và bằng 45°; chiều hướng xuống dưới; cường độ 30N

Giải:

=> Chọn D 

Bài 4.9 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đèn treo ở góc tường được giữ bởi hai sợi dây OA, OB [H.4.5]. Trên hình có biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên đèn. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố đặc trưng của các lực đó.

Giải:

Đèn chịu tác dụng của các lực:

- Lực \[\overrightarrow {{T_1}}\]: Gốc là điểm o, phương trùng với sợi dây OA, chiều từ O đến A và có độ lớn 150N.

- Lực \[\overrightarrow {{T_2}}\] : Gốc là điểm o, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn 150N

- Lực \[\overrightarrow {P}\]: Gốc là điểm O, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn 150N.

Bài 4.10 trang 14 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Kéo vật có khối lượng 50kg trên mặt phẳng nghiêng 30°. Hãy biểu diễn 3 lúc sau đây tác dụng lên vật bằng các vectơ lực:

- Trọng lực \[\overrightarrow {P}\]

- Lực kéo \[\overrightarrow {{F_k}}\] song song với mặt phẳng nghiêng, hướng lên trên, có cường độ 250N.

- Lực \[\overrightarrow {Q}\] đỡ vật có phương vuông góc với mặt nghiêng, hướng lên trên, có cường độ 430N.

Chọn tỉ xích 1cm ứng với 100N

Giải

Biểu diễn như hình 4.1G

Giaibaitap.me

Page 9

Bài 4.11 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Dùng búa nhổ đinh khỏi tấm ván. Hình nào trong hình 4.6 biểu diễn đúng lực tác dụng của búa lên đinh ?

Giải:

=> Chọn C

Bài 4.12 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong. Hình nào trong hình 4.7 biểu diễn đúng lực tác dụng lên hòn đá [Bỏ qua sức cản của môi trường].

Giải

Chọn D

Bài 4.13 trang 15 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật được treo bởi hai sợi dây giống hệt nhau, có phương hợp với nhau một góc 120° [H.4.8]. Biết sức căng của các sợi dây là bằng nhau và bằng trọng lượng của vật là 20N. Chọn tỉ xích 1cm = 10N

Giải:

Biểu diễn như hình dưới

Giaibaitap.me

Page 10

Bài 5.1 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Giải

=> Chọn D

Bài 5.2 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

Avật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

Bvật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Gỉảỉ

=> Chọn D

Bài 5.3 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc.      

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang trái.                       

D. Đột ngột rẽ sang phải.

Giải

=> Chọn D

Bài 5.4 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không ? Tại sao ?

Giải

Không vì có lực ma sát cân bằng với lực kéo

Giaibaitap.me

Page 11

Bài 5.5 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào sợi dây cố định [H.5.1]. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm

Giải:

Quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nhau

Trọng lực \[\overrightarrow {P}\] cân bằng với sức căng \[\overrightarrow {T}\]

Bài 5.6 trang 16 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Vật nặng 0,5kg đặt trên mặt sàn nằm ngang 

a] Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật.

b] Nếu vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang, có cường độ 2N. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 2N ứng với 1cm.

Hướng dẫn:

a] Vật đứng yên trên mặt bàn vì \[\overrightarrow {P}\], \[\overrightarrow {Q}\] tác dụng lên vật cân bằng nhau.

b] Vật chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang nhờ lực kéo có cường độ 2N. Điều này chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực cản của sàn tác dụng lên vật.

Bài 5.7 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đặt một chén nước trên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.

Giải

Giật nhanh tờ giấy ra khỏi chén nước. Do quán tính, chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị đổ

Bài 5.8 trang 17 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này.

Giải

Báo đuổi riết con linh dương. Linh dương nhảy tạt sang bên, do quán tính báo lao về phía trước vồ mồi mà không kịp đổi hướng nên linh dương trôn thoát.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề