Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại

MỞ ĐẦUTrong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt độngmang lại nguồn thu lâu dài và chủ yếu cho các Ngân hàng, giúp Ngân hàng pháttriển đồng thời cũng có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản bởi trong nó luônchứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Nói cách khác, hoạt động tín dụng có vai tròquan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi một Ngân hàng.Để có thể tồn tại và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các Ngân hàng thương mại nói chung vàchi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Việt Trì nói riêng cần phải không ngừngnâng cao chất lượng của các hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng. Trướctình hình nền kinh tế trong nước và thực trạng chất lượng tín dụng của Ngânhàng nơi em đang thực tập, em nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng chất lượngtín dụng, phân tích đánh giá kết quả đạt được, các hạn chế, tìm ra các giải pháphữu hiệu nhằm góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là hếtsức cần thiết. Chính vì thế em chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì” làm đề tài cho chuyên đềthực tập tốt ngiệp của mình.Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung củachuyên đề được chia thành- 3 chương:Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTMChương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP Quân Đội - Việt TrìChương 3: Giải Pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP Quân Đội - Việt TrìCHƯƠNG ICÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Ngân hàng thương mại1.1.1.1. Khái niệmNgân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế, là người cho vay chủ yếu đối với các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chứckinh tế và chính phủ. Không chỉ cung cấp vốn và nhận tiền gửi, ngân hàng còncung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng khác như bảo lãnh, tư vấn,chiết khấu, thanh toán…Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng phụ thuộc vào luậtpháp mỗi nước. Theo luật pháp nước Mỹ: “bất kỳ tổ chức nào cung cấp tàikhoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với cáctổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng”.Còn theo luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt nam thì “Hoạt độngNgân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán”.Như vậy, người ta thường định nghĩa ngân hàng theo chức năng, nhiệmvụ của nó và tuỳ theo luật pháp của mỗi quốc gia có cách hiểu khác nhau, tuynhiên có thể hiểu một cách chung nhất là ngân hàng là các tổ chức tài chínhcung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.Có nhiều loại hình như ngân hàng như: ngân hàng thương mại Quốcdoanh, ngân hàng thương mại liên doanh, Ngân hàng 100% vốn đầu tư nướcngoài, ngân hàng chính sách…Trong phạm bài viết này đề cập đến loại hìnhngân hàng thương mại cổ phần được thành lập dưới hình thức công ty cổ phầntrên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông và hoạt động theo quy định củapháp luật.1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, có tài sản chủ yếu làcác tài sản tài chính. Nguyên nhân là do ngân hàng thương mại là doanh nghiệpkinh doanh tiền tệ, nên phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính,gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê mua, các chứng khoán, các khoảntiền gửi…Một phần nhỏ trong khối tài sản của ngân hàng là tài sản cố định nhưnhà cửa, trang thiết bị… Đối với nguồn vốn của ngân hàng: chủ yếu là tiền gửi, các khoản tiền gửicó tính thanh khoản cao vì đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanhtoán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn.Quy mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, thông thường nguồn này chiếm hơn50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Đối với tài sản của ngân hàng thương mại thường có tính nhạy cảm rấtcao, và có độ rủi ro lớn vì chủ yếu là tài sản tài chính và hoạt động diễn ra trênthị trường tiền tệ nên bất kỳ một sự thay đổi nào của thị trường trong nước vàthế giới cũng có tác động tới mức độ an toàn và sinh lợi tài sản của ngân hàng. Sản phẩm ngân hàng cung cấp có tính dịch vụ, hay biến đổi, không bảnquyền nên dễ bị bắt chước. Đối với nhân sự trong các ngân hàng thương mại luôn có tính chuyênnghiệp hoá cao, chuyên môn hoá sâu. Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môncao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp và nhiệt tìnhtrong công việc… Đối với địa bàn hoạt động: các ngân hàng thương mại có hệ thống chinhánh và các phòng giao dịch trải rộng. Các ngân hàng thương mại kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soátchặt chẽ của pháp luật, của ngân hàng nhà nước.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu:Có thể nói NHTM là một DN đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,chuyên cung cấp các dịch vụ cho công chúng và DN. NHTM thực hiện các hoạtđộng cơ bản sau:Thứ nhất: Huy động vốnNHTM là 1 trung gian tài chính, thông qua nghiệp vụ của mình cung cấpvốn cho cả nền kinh tế. Muốn thực hiện được điều này, đầu tiên Ngân hàng phảithực hiện huy động vốn, đây là hoạt động cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhấtcủa mỗi Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng được huy động thông qua cáckênh dẫn khác nhau như huy động vốn chủ sở hữu, huy động nợ và huy độngvốn khác, cụ thể:Vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng [được pháp luật chophép] chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngânhàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngânhàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tuỳtheo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự pháttriển của thị trường. Như các nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ xungtrong quá trình hoạt động, các quỹ, và các nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thànhcổ phần.Nợ: Để bổ xung vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cóthể sử dụng nợ từ các nguồn như huy động tiền gửi [tiền gửi của khách hàng,tiền gửi của ngân hàng khác], đi vay từ ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tíndụng khác, hoặc vay trên thị trường vốn. Trong đó tiền gửi là nguồn tiền quantrọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiềngửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngàycàng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khácnhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi từ cácngân hàng khác…Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên,khi cần ngân hàng thường vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khảnăng huy động khác bị hạn chế. NHTM có thể vay NHNN[ vay ngân hàng trungương], vay các tổ chức tín dụng khác, hay vay trên thị trường vốn [bằng cáchphát hành các giấy nợ như tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu].Vốn khác: loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, vàcác nguồn khác. NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷthác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động nàytạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán [séc trong quátrình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C…] Một nguồn khác cũng được các ngânhàng chiếm dụng làm nguồn vốn tạm thời của mình như: thuế chưa nộp, lươngchưa trả…Thứ hai: Hoạt động sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các tài sản củaNgân hàng, hoạt động sử dụng vốn bao gồm:Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động truyền thống và chủ yếu của cácNHTM, là hoạt động quan trọng nhất tạo nguồn thu nhập cho NH. Hoạt động tíndụng của Ngân hàng bao gồm: chiết khấu thương phiếu, cho vay, cho thuê tài sảnvà bảo lãnh trong đó cho vay chiếm tới 60 - 70 % hoạt động tín dụng.Hoạt động đầu tư: với tư cách là 1 chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịchvụ tài chính, Ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các loại hình hoạt động củamình không chỉ đơn thuần là tín dụng, Ngân hàng còn tiến hành các hoạt độngđầu tư tạo thêm thu nhập dưới các hình thức: mua bán kinh doanh chứng khoánhoặc góp vốn đầu tư vào các DN khác; đầu tư vào trang thiết bị phục vụ quátrình kinh doanh của Ngân hàng và cho thuê.Dự trữ tiền mặt: Do các NHTM phải thực hiện trách nhiệm thanh toánchi trả kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng nên Ngân hàng luôn phải giữ mộtlượng tiền trong két, tiền gửi tại các Ngân hàng và các TCTD khác. Đảm bảokhả năng thanh toán là yêu cầu hàng đầu đối với các NHTM, giúp các NHTMhạn chế được rủi ro thanh toán.Thứ ba: Các hoạt động khác:Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của mình, các NHTM tiến hành cungứng các dịch vụ cho khách hàng như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn, dịch vụbảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ…một phần đa dạng hoạt động Ngân hàng, mộtphần cung ứng thêm các tiện ích cho khách hàng và thu hút khách hàng. Hiệnnay các Ngân hàng rất chủ trọng việc phát triển, mở rộng các loại hình dịch vụhiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhằm tăng thêm tính cạnh tranh tronghoạt động Ngân hàng.1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại1.2.1.1. Khái niệm tín dụngDanh từ tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditum có nghĩa là một sự tintưởng, tín nhiệm lẫn nhau, nói cách khác là đó là lòng tin.Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫnnhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi.Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, nhưng tất cả đều thể hiệnhai nội dung chủ yếu:Một là: Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho ngườikhác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.Hai là: Người sử dụng cam kết hoàn trả sổ tiền hoặc hàng hóa đó cho ngườisở hữu với một giá trị lớn hơn, phần chênh lệch lớn hơn đó gọi là tiền lãi.Theo quan điểm của Marx: “tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụngmột lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thờigian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sửdụng phải hoàn trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn”Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ vốn của các ngân hàng thươngmại. Nói đến tín dụng là người ta đề cập tới cả 2 quan hệ bao gồm cho vay và đivay, nhưng khi gắn tín dụng với chủ thể nhất định như ngân hàng [hoặc cáctrung gian khác], ví dụ như tín dụng ngân hàng thì chỉ bao hàm nghĩa là ngânhàng cho vayTheo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việtnam điều 49 ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dướicác hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước”.1.2.1.2. Đặc trưng của tín dụngTài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hìnhthức là cho vay [bằng tiền] và cho thuê [bất động sản và động sản]Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giaotài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn.Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nóicách khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài gốc.Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng tiền vay được cung cấp trên cơ sởcam kết hoàn trả vô điều kiện. Về mặt pháp lý, những văn bản xác định quan hệtín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đivay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.1.2.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mạiĐối với Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là một trong nhữnghoạt động mang lại nguồn thu [lợi nhuận] lớn nhất cho Ngân hàng.Đối với khách hàng, thông qua tín dụng Ngân hàng, các doanh nghiệpđược đáp ứng nhu cầu vốn, một nhân tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệpđó duy trì và mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làmcho người lao động.Tín dụng Ngân hàng là bộ phận tham gia tích cực vào quá trình chuchuyển vốn của doanh nghiệp và đồng thời là công cụ kích thích quá trình sảnxuất, quản lý kinh tế, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động của doanh nghiệp...Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ lưu thônghàng hoá, tốc độ tuần hoàn chu chuyển vốn.Tín dụng tạo điều kiện tăng cường phân phối lại vốn trong toàn bộ nềnkinh tế.Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thị trườngthế giới.1.2.1.4. Các hình thức tín dụng Ngân hàng thương mạiCăn cứ theo thời hạn tín dụng gồm:Tín dụng ngắn hạnTín dụng trung hạnTín dụng dài hạnCăn cứ đối tượng khách hàng gồm:Tín dụng khách hàng cá nhânTín dụng khách hàng là các tổ chức kinh tế - xã hộiCăn cứ vào hình thức cấp tín dụng gồm:Cho vay thấu chiCho vay trực tiếp nhiều lầnCho vay theo hạn mứcCho vay luân chuyểnCho vay trả gópCho vay gián tiếpCho thuê tài chínhBảo lãnh...Theo tài sản đảm bảo gồm:Tín dụng không có tài sản đảm bảoTín dụng có tài sản đảm bảoTheo quan hệ sở hữu gồm:Tín dụng nhà nướcTín dụng tập thểTín dụng tư nhânTheo mục đích gồm:Tín dụng bất động sảnTín dụng công nghiệpTín dụng thương nghiệp, dịch vụTín dụng nông nghiệpTín dụng cho thuêTheo đối tượng quan hệ tín dụng gồm:Tín dụng thương mạiTín dụng Ngân hàngTín dụng nhà nướcTheo mức độ tín nhiệm với khách hàng gồm:Tín dụng có bảo đảmTín chấp1.2.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại1.2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụngChất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh hoạt động tín dụng củaNgân hàng thương mại là tốt hay không, nó được cấu thành bởi hai yếu tố: Mứcđộ an toàn và khả năng sinh lời của Ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.Mức độ an toàn tín dụng:Trước khi quyết định cho vay một khoản nào đó, Ngân hàng thường xemxét một cách thận trọng liệu khoản vay đó có được hoàn trả đầy đủ và đúng hạnhay không? Mức độ an toàn của khoản vay [hay mức độ rủi ro tín dụng] là baonhiêu? Khi một khoản vay bị rủi ro hoặc chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro ngườita nói khoản vay có chất lượng kém. Vì vậy, rủi ro luôn được các nhà quản lýNgân hàng và các nhà kinh tế học rất quan tâm nghiên cứu.Khả năng sinh lời của Ngân hàng phần lớn do hoạt động tín dụng mang lại vàđược thể hiện ở góc độ sau:Chất lượng tín dụng tốt góp phần tăng dư nợ tín dụng, từ đó tăng lãi thuđược từ hoạt động tín dụng. Do hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợinhuận chủ yếu cho Ngân hàng thương mại nên chất lượng hoạt động tín dụng rấtquan trọng, nó đóng vai trò quyết định khả năng sinh lời của Ngân hàng.Chất lượng hoạt động tín dụng tốt góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn, giảmrủi ro tín dụng giúp Ngân hàng tránh được những tổn thất do hoạt động tín dụngmang lại. Những tổn thất này rất lớn, nếu chất lượng tín dụng không được đảmbảo, Ngân hàng có khả năng mất vốn và dẫn đến thua lỗ, phá sản. Chất lượng tíndụng tốt cũng góp phần nâng cao uy tín Ngân hàng, mở rộng khả năng huy độngvốn, tăng khả năng thanh toán, mở rộng dư nợ tín dụng, tăng thu nhập từ hoạtđộng tín dụng, và tăng thu nhập từ các dịch vụ đi kèm như dịch vụ chuyển tiền,thanh toán quốc tế, ngoại hối...Chất lượng tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triểncủa Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếucho Ngân hàng, song bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn đe doạsự an toàn trong hoạt động tín dụng. Vì vậy việc tăng cường quản lý chất lượngtín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mạiluôn là yêu cầu bức xúc là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi Ngân hàng, chohệ thống Ngân hàng và mở rộng hơn nữa là cho cả nền kinh tế.Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp vớisự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.Đối với khách hàng, tín dụng được cấp phù hợp với mục đích sử dụng vàđáp ứng được nhu cầu của khách hàng với lãi xuất kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản,thuận tiện. Khoản tín dụng này phải giúp cho khách hàng tạo ra nhiều lợi nhuận đểchi trả lãi cho khoản vay và tăng được giá trị tài sản sở hữu cho khách hàng.Đối với phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng phục vụ sản xuất lưu thônghàng hoá, khai thác những tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tíchtụ và tập trung vốn cho sản xuất, đáp ứng những mục tiêu chung của nhà nướcvề phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động.Đối với Ngân hàng thương mại, phạm vi mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng nhằm đảm bảo không chỉ mức độan toàn của vốn mà còn giúp cạnh tranh trên thi trường dựa trên nguyên tắc hoàntrả đầy đủ, đúng hạn và có lãi.1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mạia] Các chỉ tiêu định tínhThứ nhất: Số lượng khách hàngChất lượng tín dụng được phản ánh thông qua mức độ thoả mãn củakhách hàng đối với các khoản tín dụng, ví dụ như đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng về lượng vốn, lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanhchóng, ... Nếu ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt thì số lượng khách hàng đếntham gia giao dịch và vay vốn tại ngân hàng sẽ cao và ngược lại.Tuy vậy, các khoản tín dụng không phải lúc nào cũng đem lại kết quả nhưmong muốn, đôi khi xảy ra những điều ngoài mong muốn. Điều này gây ảnhhưởng cho cả Ngân hàng và khách hàng. Do đó để đảm bảo chất lượng tín dụng,Ngân hàng cần chú ý các điểm sau:Xem xét năng lực tài chínhXem xét năng lực quản lý điều hành và trình độ của doanh nghiệpThứ hai: Sự đóng góp của hoạt động tín dụng Ngân hàng đến quá trình pháttriển kinh tế - xã hội:Chất lượng tín dụng cao hay thấp còn được phản ánh bởi sự đóng góp củahoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi khoản tín dụngphát ra phải nhằm vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo sự vững chắc chonhững chiến lược kinh tế lâu dài của đất nước như đóng góp vào sự tăng trưởngcủa GDP, sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hợp lý...Thứ ba: Chính sách, quy trình tín dụng cũng như công tác thẩm địnhChính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bạicủa một Ngân hàng. Nó phản ánh chiến lược của Ngân hàng và đảm bảo hoạtđộng của Ngân hàng đi đúng hướng. Căn cứ vào tình hình hoạt động của từngthời kỳ mà Ngân hàng hoạch định cho mình một chính sách tín dụng phù hợp.Nếu chính sách tín dụng tốt sẽ giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng,đảm bảo khả năng sinh lời...Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phảithực hiện trong từng khâu của công tác tín dụng, từ khi thẩm định cho vay, giảingân, giám sát quá trình cho vay tới khi thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có đảmbảo được hay không tuỳ thuộc vào sự hợp lý của các quy định ở từng bước.Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là bước quan trọng nhất, cóảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Vì vậy đây là cơ sở để định lượng rủiro trong quá trình cho vay. Giám sát quá trình cho vay sẽ giúp Ngân hàng giảmthiểu được rủi ro.Công tác thẩm định dự án vay vốn: Đây là công việc có ý nghĩa rất quantrọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng. Nếu kết quả thẩm định khôngchính xác sẽ dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng [Ngân hàng có thể mất đi mộtkhoản lợi nhuận hoặc gặp rủi ro không thể thu hồi vốn]. Vì vậy công tác thẩmđịnh đòi hỏi phải chính xác, thận trọng nhưng không mất quá nhiều thời gian vìđiều này sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án, giảm hiệu quả dự án. Bên cạnh đóthông qua quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng có thể tư vấn cho chủ đầu tư,giúp dự án đạt hiệu quả hơn.b] Các chỉ tiêu định lượngCác chỉ tiêu định lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chấtlượng tín dụng. Thông qua các chỉ tiêu này, Ngân hàng có thể xác định đượcmột cách khá chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng mình thông quanhững con số.Thứ nhất: Nợ xấuTheo quyết định 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ xung một sốđiều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyếtđịnh số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhànước như sau: Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốnNợ xấu [NPL], là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổngdư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.Tỷ lệ nợ xấu=Nợ xấuTổng dư nợx 100%Tỷ lệ này phản ánh khả năng mất vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thìchất lượng tín dụng của Ngân hàng càng thấp.Thứ hai: Tỷ lệ nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn =Nợ quá hạnTổng dư nợx100% [Tại một thời điểm xác định]Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Chỉtiêu này cho thấy dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tỷ lệ nợ quáhạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấpbiểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng tốt, độ an toàn của Ngânhàng cao [hay mức độ rủi ro trong Ngân hàng thấp]. Phần lớn các khoản nợ quáhạn là các khoản nợ có vấn đề, có thể bị mất một phần vốn hoặc toàn bộ vốn chovay. Vì vậy khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng chỉ tiêu này.Một Ngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn làNgân hàng có chất lượng tín dụng kém. Ngoài ra khi xem xét, đánh giá chất lượngtín dụng người ta còn phân loại, đánh giá nợ quá hạn theo các tiêu thức sau: Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời gian quá hạn: Nợ quá hạn theoloại hình kinh tế quốc doanh là các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, kinhtế ngoài quốc doanh gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, côngty 100% vốn nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể... Trong từng loại hình kinh tế,nợ quá hạn lại được phân theo thời gian quá hạn gồm: nợ quá hạn dưới 180ngày, từ 180 ngày đến 360 ngày...Thời gian quá hạn càng lâu thì rủi ro càng lớn,các món nợ trên 360 ngày đều được coi là khoản nợ khó đòi. Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời gian cho vay: Trong từng loạihình kinh tế, nợ quá hạn được chia thành: nợ quá hạn ngắn hạn [nợ quá hạn đốivới loại hình cho vay ngắn hạn], nợ quá hạn trung và dài hạn [nợ quá hạn đốivới loại hình cho vay trung và dài hạn]. Vòng quay vốn tín dụng:Vòng quay vốn tín dụng [vòng]=Doanh số thu nợ trong kỳDư nợ bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm, số vòngquay càng lớn thì độ luân chuyển được đánh giá là tốt. Song nếu vòng quay vốn tíndụng quá nhanh thể hiện cơ cấu tín dụng chưa hợp lý. Vì vậy ta cần xem xét mộtnhân tố nữa là thu nhập từ hoạt động cho vay [Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng].Tỷ lệ cơ cấu lại thời hạn trả nợ=Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợTổng dư nợx 100%Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuậnđiều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụngđánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghitrong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá kháchhàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. Tỷlệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp.Thứ ba: Nợ có tài sản đảm bảoChỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm giữa nợ có tài sản bảođảm chia cho tổng dư nợ của NHTM [Tại một thời điểm nhất định] Nó phản ánh tỷtrọng nợ có tài sản bảo đảm là lớn hay nhỏ đối với tổng dư nợ. Tài sản bảo đảm cóthể giúp Ngân hàng giảm thiểu được thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong thựctế, các khoản vay cần có tài sản đảm bảo thì giá trị của khoản vay đó không vượtquá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng thương mạiViệt nam đang cố gắng tăng dần tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo, bởi đây lànguồn thu nợ có giá trị của Ngân hàng.Ngoài ra, tài sản đảm bảo cũng làm tăng trách nhiệm của khách hàng đivay với khoản tín dụng được cấp và tạo ra mối rằng buộc về lợi ích giữa kháchhàng với Ngân hàng. Vì vậy, một tỷ lệ cao hay thấp dư nợ có tài sản đảm bảotrên tổng dư nợ cũng phản ánh được chất lượng tín dụng của Ngân hàng là caohay thấp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này mới phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngânhàng khi có khả năng xảy ra. Để đánh giá chất lượng tín dụng, còn phải xét sốvốn thực tế chưa thu hồi được khi hết hạn hợp đồng tín dụng, đó là nhóm chỉtiêu về nợ xấu.Thứ tư: Tăng trưởng tín dụngTổng dư nợ: Là số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Chỉtiêu này phản ánh chất lượng vốn tại thời điểm đó mà Ngân hàng đã giải ngân[cho vay]. Doanh số cho vay: được tính bằng cách cộng dồn các khoản vay trong mộtniên độ kế toán, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà các Ngân hàng đã giải ngântrong một thời kỳ nhất định. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng: Được tính bằng cách lấy dư nợ cuối kỳ trừ đi dưnợ đầu kỳ, chia cho nợ đầu kỳ.Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng =Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳx 100%Dư nợ đầu kỳTuy nhóm các chỉ tiêu này không phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụngvì đằng sau các khoản tín dụng đó còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhưng chúngphản ánh khả năng mở rộng tín dụng cũng như tăng uy tín của Ngân hàng, cũngnhư sự ủng hộ của khách hàng, qua đó cũng phần nào phản ánh chất lượng hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng.Thứ năm: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụngLợi nhuận từ hoạt động tín dụng là lợi nhuận hàng năm từ hoạt động chovay của Ngân hàng [thường được tính tại thời điểm cuối năm]. Chỉ tiêu này caohay thấp phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt hay xấu.Thứ sáu: Cơ cấu tín dụngChất lượng tín dụng còn được phản ánh qua chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, nếu mộtngân hàng có cơ cấu tín dụng hợp lý, thì rủi ro sẽ thấp đồng thời chất lượng tíndụng được đảm bảo. Ngược lại, cơ cấu tín dụng mà không hợp lý thì rủi ro caovà ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Tóm lại, để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách một cách toàndiện nhất cần phải đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu. Tại vì, mỗi chỉ tiêu chỉ có thểđánh giá được chất lượng tín dụng tốt hay xấu trên một phương diện nhất định.Do đó cần nghiên cứu và xem xét các chỉ tiêu, đồng thời liên hệ các chỉ tiêu vớinhau để đưa ra kết luận cuối cùng.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.3.1. Các nhân tố chủ quan1.3.1.1. Từ phía Ngân hàngThứ nhất: Thông tin tín dụngThông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng củaNgân hàng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyếtđịnh hợp lý liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thôngtin tín dụng có thể thu thập được từ các nguồn có sẵn ở Ngân hàng, như: Hồ sơvay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng,thông tin từ phía khách hàng như phỏng vấn trực tiếp, báo cáo định kỳ từ các cơquan, tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng; hoặc từ các nguồn khác nhưbáo chí...Số lượng và chất lượng của thông tin có được liên quan đến mức độchính xác trong việc phân tích khách hàng, đánh giá thị trường để đưa ra nhữngquyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, toàn diện và nhanh nhạythì khả năng nắm bắt cơ hội và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngàycàng cao, chất lượng tín dụng từ đó được nâng lên. Ngược lại là tác động tiêucực của thông tin có thể làm sai lệch nhận định về khách hàng và dẫn đến rủi rotrong cho vay.Thứ hai: Công tác tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộCán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động tín dụngcủa Ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng. Đây là những người trực tiếp thựchiện tất cả các khâu của quy trình tín dụng, do vậy việc bảo đảm an toàn và tínhsinh lời cho mỗi khoản tín dụng phụ thuộc vào trình độ cũng như đạo đức nghềnghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng. Mặt khác khi xã hội ngay càng phát triển thìcàng đòi hỏi chất lượng nhân sự cao để có thể xử lý kịp thời, linh hoạt và hiệuquả những tình huống có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, giúp Ngân hàngngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Đi đôi với việc lựa chọn được một đội ngũcán bộ có trình độ chuyên môn là công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ đómột cách khoa học, đúng người, đúng việc, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhànggiữa các phòng ban, giữa các khâu của hoạt động tín dụng. Việc tổ chức mộtcách chặt chẽ sẽ giúp cho Ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng,giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, làm cho bộ máy Ngân hàng hoạt độngtrôi chảy, nhịp nhàng nhanh nhạy trước sự biến động không ngừng của môi trườngkinh doanh trong nước và thế giới. Ngược lại nếu ngân hàng mà trình độ các cánbộ không cao, không nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hoặc công tác tổ chứckhông tốt sẽ làm cho các công việc không trôi chảy, hoặc sai lầm thiếu xót xảy dẫnđến thiệt hại cho ngân hàng, giảm niềm tin nơi khách hàngThứ ba: Vốn tự có của Ngân hàngVốn tự có của Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng và điềukiện để mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của các doanhnghiệp, tổ chức cũng như cá nhân. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng ngày cànglớn thì khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn càng cao. Bên cạnh đó, vốn chủ sởhữu là điều kiện quan trọng để Ngân hàng đầu tư đào tạo cán bộ, nâng cấp cơ sởvật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hoá các quytrình kỹ thuật, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại nếu vốn tựcó thấp sẽ ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống, an toàn cho người gửi tiền vàkhiến các cấp quản lý vĩ mô lo ngại.Thứ ba: Chiến lược kinh doanh dài hạnChiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới chất lượng hoạtđộng tín dụng. Nếu không có chiến lược kinh doanh, Ngân hàng sẽ luôn bị động.Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn Ngân hàng thương mại mới có thểcó những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo mục tiêu đề ra.Ngược lại nếu chiến lược kinh doanh không đúng, không phù hợp có thể gây ratổn thất lớn cho các ngân hàng, thậm chí có thể làm ngân hàng bị phá sản.Thứ tư: Chính sách, quy trình tín dụngChính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng đi đúnghướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngânhàng thương mại. Một chính sách tín dụng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng,đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuânthủ pháp luật, đường lối, chính sách của nhà nước và công bằng xã hội. Điều đócũng có ý nghĩa chất lượng hoạt động tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tíndụng của Ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nàomuốn có chất lượng hoạt động tín dụng tốt điều phải có chính sách phù hợp.Ngược lại nếu chính sách tín dụng không tốt sẽ khiến ngân hàng không thể cạnhtranh với các ngân hàng khác, làm giảm thu nhập của ngân hàng.Quy trình tín dụng: Bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trìnhcho vay, thu nợ nhằm bảo toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bịcho vay, phát tiền, kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi hết nợ. Chất lượnghoạt động tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốtcác quy trình ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quytrình tín dụng. Nếu quy trình tín dụng hợp lý và được thực thi đầy đủ thì chấtlượng tín dụng sẽ cao, khả năng sinh lời của ngân hàng lớn và ngược lại sẽ làmnảy sinh rủi ro tín dụng.1.3.1.2. Từ phía khách hàngNhân tố khách hàng cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng củahoạt động tín dụng. Với những khách hàng tiềm năng có uy tín, có năng lực tàichính, năng lực quản lý và trình độ cao thì mức độ an toàn tín dụng của ngânhàng sẽ cao, ít xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu,…từ đó đảm bảo chất lượngtín dụng của ngân hàng.Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệpvay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, khách quan, mặc dùchế độ kế toán thống kê đã được ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệpkhông thực hiện nghiêm túc. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho Ngân hàngtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vaycủa đơn vị để qua đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Nhiềukhách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dùng tiền vay Ngân hàng quay vòngkhông đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xinvay...nên đã không trả được nợ đúng hạn, làm cho chất lượng tín dụng của ngânhàng từ đó cũng bị giảm sút.1.3.1.3. Các nhân tố khácNgoài công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức Ngân hàng. Để cóthể quản lý và thực hiện hoạt động tín dụng tốt thì cần phải chú ý tới các phươngtiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động tín dụng. Đặc biệt trong thời đạingày nay sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi các dịch vụ phải mangtính hiện đại cao, đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, thì việc hiện đại hoáNgân hàng, trang bị cơ sở vật chất tiên tiến là việc làm tất yếu đối với mỗi Ngânhàng, nó quyết định chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và chấtlượng tín dụng nói riêng. Nếu việc hiện đại hoá ngân hàng tiến hành chậmkhông theo kịp xu thế phát triển chung sẽ khiến ngân hàng bị tụt hậu, khôngcạnh tranh được với các ngân hàng khác, từ đó chất lượng tín dụng cũng khôngđược đảm bảo1.3.2. Các nhân tố khách quan1.3.2.1. Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nướcThứ nhất: Môi trường kinh tếMôi trường kinh tế là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củanền kinh tế đó. Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ làm cho các hoạt động kinh tếdiễn ra trôi chảy, và khi đó hoạt động tín dụng cũng sẽ không phải chịu ảnhhưởng của lạm phát, khủng hoảng hay sự biến động bất thường của lãi suất. Vìvậy mà chất lượng tín dụng được đảm bảo. Trong trường hợp này thì chất lượngtín dụng phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố chủ quan, tức là các nhân tố thuộcvề các Ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế thì bất kỳ quốc gia nào cũng giữ chomình một mức lạm phát vừa phải, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của chínhquốc gia đó. Vì vậy quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại cấp ra vàlãi suất tín dụng phải phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Suy cho cùng,nếu quy mô tín dụng mở rộng quá mức tăng của nhu cầu vốn trong nền kinh tếthì rất có thể xảy ra lạm phát, dẫn đến tình trạng đồng tiền mất giá, do đó chấtlượng tín dụng bị giảm xuống. Còn nếu lãi suất tín dụng không phù hợp với mứctăng trưởng của GDP thì Ngân hàng khó có thể mở rộng cho vay. Bên cạnh đólãi suất Ngân hàng phải phù hợp với lợi nhuận của từng nghành, để khi cho bấtkỳ một doanh nghiệp trong một nghành cụ thể vay thì lợi nhuận họ thu được từhoạt động kinh doanh được tài trợ đủ để trả lãi cho Ngân hàng và tăng được vốnchủ sở hữu như kế hoạch. Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì công tácdự báo và khả năng bắt thông tin thị trường và ứng phó kịp thời những biếnđộng bất thường của nền kinh tế là vô cùng quan trọng đối với mỗi Ngân hàngthương mại.Thứ hai: Môi trường chính trị - xã hộiMột nền kinh tế dù phát triển đến đâu nhưng không có sự ổn định vềchính trị cũng như xã hội thì rất khó có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư nóichung và các Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều kiện như vậy, lợinhuận có thể cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Nếu chính trị mà bất ổn sẽ gây tácđộng đến những khoản tín dụng đã cấp phát, làm cho chất lượng tín dụng giảmxuống. Thêm vào đó môi trường xã hội còn được phản ánh bằng trình độ dân trícũng như nhận thức của dân cư. Nếu trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết thì sẽgiảm hiệu quả sử dụng vốn vay, dẫn đến hoạt động tín dụng không hiệu quả. Dovậy có một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ góp phần thu hút đầu tư,tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...Thứ ba: Môi trường pháp lýMột quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất, mọingười đều tuân thủ nghiêm túc thì quốc gia đó sẽ có được sự ổn định về chính trịxã hội, đồng thời có điều kiện để phát triển kinh tế. Và thực tiễn kinh tế thịtrường đã cho thấy, pháp luật là một bộ phận không thể thiếu. Nếu pháp luậtkhông phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt độngtrong nền kinh tế không thể tiến hành trôi chảy được. Đăc biệt, việc tạo lập mộtmôi trường pháp lý thuận lợi sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại phát triểnnhanh chóng và an toàn. Nếu các văn bản pháp luật về Ngân hàng, tín dụng màkhông đồng bộ và chặt chẽ sẽ làm cho hệ thống Ngân hàng khó phát triển, vàchất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng...1.3.2.2. Những nhân tố bất khả khángNgoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng như: biến động của tình hìnhkinh tế thế giới, thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán, động đất...trực tiếp gây bấtlợi cho cho tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng tới khảnăng trả nợ của khách hàng.Qua nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tíndụng cho thấy tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiệnmôi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹthuật, và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng Ngân hàng thương mại và cácnhân tố ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng hoạt động tín dụng. Vấn đề cơ bảnlà chúng ta phải nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tíndụng. Nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhân tố này tronghoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cốnâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi rocó thể xảy ra, tạo điều kiện cho sự thành công của tín dụng nói riêng và củaNgân hàng thương mại nói chung.CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUẤN ĐỘI VIỆT TRÌ2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘIVIỆT TRÌ2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân độiNgân hàng TMCP Quân đội có tên tiếng anh là Militarybank [viết tắt làMB] có trụ sở chính tại số 3 - Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, trải qua 13 năm hoạtđộng Ngân hàng luôn khẳng định được vị trí dẫn đầu trên thị trường tài chínhNgân hàng Việt Nam. Với việc giữ vững phương châm hoạt động “Vững vàng Tin cậy ”, bên cạnh việc gắn bó với khách hàng truyền thống, Ngân hàng Quânđội không ngừng mở rộng cung cấp sản phẩm dịch vụ tới mọi đối tượng kháchhàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đẩtnước như: Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, cảng hàng không Nội bài,Tân sơn nhất...Tính đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 1.045 tỷ đồngtăng hơn 50 lần so với ngày đầu thành lập, trong đó có hơn 4000 cổ đông phápnhân và thể nhân, thể hiện sự đa dạng hoá trong sở hữu của Ngân hàng Quânđội. Huy động vốn tính đến ngày 31/12/2006 đạt 11.200 tỷ đồng, trong đó vốnhuy động từ dân cư ngày càng tăng, chiếm 50% tỷ lệ nguồn vốn huy động, vượtkế hoạch của cả năm là 20%. Lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, vượt 25%kế hoạch. Tổng tài sản đạt 13.864 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2006. Dư nợđạt xấp xỉ 6.200 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần của Ngân hàng Quân độiluôn dẫn đầu trong khối các Ngân hàng TMCP. Đặc biệt là tỷ lệ chia cổ tức chocổ đông năm 2006 là 60%, trong đó 42% được chia bằng cổ phiếu và 18% đượcchia bằng tiền mặt.Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Quân đội luôn được các cơ quan quảnlý, đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng nhànước sếp hạng A, và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc,nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các Ngân hàng uytín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard chatered bank, UBOC, được người tiêudùng bình chọn là thương hiệu mạnh trong hai năm liền 2005 và 2006, đạt cúpvàng tốp ten thương hiệu Việt, nghành hàng: Ngân hàng - tài chính năm 2006,...vànhiều giải thưởng có uy tín có giá trị khác.Các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội không ngừng được đa dạng hoátheo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triểncác dịch vụ hiện đại như: hệ thống thanh toán qua thẻ, mobile banking, internetbanking. Dịch vụ của Ngân hàng Quân đội liên tục được cải thiện, mang lại chokhách hàng không chỉ sự hiệu quả cao về tài chính mà cả sự yên tâm tuyệt đốiSong song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, Ngân hàngQuân đội còn đặc biệt chú trọng tới mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại cáckhu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Đến cuối năm 2006 Ngân hàng Quânđội có 40 điểm giao dịch trên khắp đất nước, đặt quan hệ đại lý với gần 600 Ngânhàng trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ toàn cầu. Và tới cuối năm 2007mạng lưới Chi nhánh của Ngân hàng Quân đội là 65 Chi nhánh.Ngân hàng TMCP Quân đội có một đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, rồi dàovà có chuyên môn cao. Trong vòng hai năm từ 2005 đến 2007, gần 600 cán bộ,nhân viên được Ngân hàng Quân đội tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Vàhiện nay Ngân hàng Quân đội có hơn 1.000 nhân viên đang cống hiến và làmviệc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng. Đến cuốinăm 2007 con số này đã tăng lên 50 - 60%.Cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, Ngân hàng Quân đội đang phát triển trởthành Ngân hàng đa năng, với việc thành lập các công ty chứng khoán, công tyquản lý nợ và khai thác tài sản, quản lý quỹ đầu tư...Công tác quản trị rủi rođược đặt lên hàng đầu, nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro khôngchỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. Ngân hàng Quân đội luôn đảm bảo tỷ lệan toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại giađình Ngân hàng Quân đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu pháttriển Ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu ViệtNam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đacho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưuviệt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thịtrường và yêu cầu ngày càng cao của Ngân hàng.2.1.1.2. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt TrìChi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Trì được thành lập ngày22/6/2006, địa chỉ tại số 2175 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngay từ khi thành lập Ngân hàng đã nhận được sự quantâm đặc biệt của người dân cũng như của các cấp, các ban nghành lãnh đạo củatỉnh. Biểu hiện là ngay trong ngày khai trương thôi đã có tới hàng trăm kháchhàng tới giao dịch giúp Chi nhánh đạt được con số huy động vốn rất ấn tượng.Gần 2 năm đã trôi qua Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì thật sự đã trởthành một địa chỉ tin cậy đối với khách hàng trong tỉnh và các vùng lân cận bằngchính uy tín của một Ngân hàng đầu Việt Nam và tính chuyên nghiệp, tinh thầnphục vụ tận tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên.Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Quân đội Chi nhánh ViệtTrì đã đặt ra mục tiêu phát triển lâu dài, góp phần vào sự phát triển kinh tếchung của địa phương bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cónhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi cá nhân và các thànhphần kinh tế. Tuy hơn một năm chưa phải là một thời gian dài nhưng Ngân hàngQuân đội Chi nhánh Việt Trì đã nhanh chóng ổn định được hoạt động và đạtđược những kết quả rất đáng khích lệ. Tính đến cuối tháng 6/2007 Chi nhánh đãcho vay các tổ chức kinh tế đạt hơn 80% kế hoạch năm 2007, huy động vốn đạt188% kế hoạch năm, lợi nhuận đạt 106% kế hoạch năm. Đạt được kết quả phảikể đến sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan của Phú Thọ nói chungvà thành phố Việt Trì nói riêng, cũng như nỗ lực không biết mệt mỏi của cáccán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và tinh thần phục vụ hết lòng vì

Video liên quan

Chủ Đề